Bạn đang xem bài viết Giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chủ đề văn giải thích hôm nay chúng ta cùng nhau viết văn giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Để viết văn giải thích tốt đòi hỏi học sinh cần có kiến thức về câu tục ngữ này đồng thời cần sự hiểu biết sâu rộng. Tham khảo bài văn bên dưới để biết cách viết văn có điểm cao trong các bài kiểm tra hoặc thi học kỳ.
Bài văn giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Bài số 1
Dân gian ta có câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” thể hiện được các vấn đề trong cuộc sống: sống trong môi trường nào con người dần dần thích nghi theo môi trường đó. Hai yếu tố con người và môi trường tác động qua lại với nhau, trong đó môi trường ảnh hưởng lớn đến con người vì thế mà có câu “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
“Mực” có màu đen tượng trưng cho sự xấu xa. Khi tay ta dính mực sẽ có màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với điều xấu dễ bị nhiễm theo cái xấu. Đối với mực sẽ giúp phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh dễ thấy hơn. “Đèn” trưng cho sự tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” muốn nói rằng việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cũng sẽ phát triển tốt hơn.
Đơn giản như trong lớp học, có bạn tốt và bạn xấu, có những bạn học sinh lười, ham chơi, quậy phá nhưng cũng sẽ có bạn học hành chăm chỉ, lễ phép thầy cô, giúp đỡ bạn bè. Nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn dễ gặp phải những người bạn không tốt, tiêm nhiễm thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Còn nếu chịu khó học hỏi các học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập ngày càng tích cực hơn.
Tuy nhiên, câu tục ngữ nào cũng có những mặt khiếm khuyết, không phải người nào cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có nhiều người khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, có sự khuyên nhủ thì sẽ có sự thay đổi về nhận thức vấn đề trong xã hội. Nếu thói hư tật xấu tiếp xúc với những điều tốt đẹp sẽ bị ảnh hưởng và trở nên tiến bộ hơn.
Câu tục ngữ trên là bài học vô cùng quý báu. Nó vừa giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đẹp hơn. Khi ta đã hiểu rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân thì ta sẽ chủ động tìm đến môi trường tốt để học tập và rèn luyện. Nếu như con người gặp phải môi trường xấu thì ta phải bình tĩnh để nhận định phân biệt tốt xấu để cái xấu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến nhân cách của ta. Được như vậy, ta càng tự hào bởi vì ta “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hình ảnh câu tục ngữ giàu ý nghĩa tượng trưng trở thành một bài học có giá trị giáo dục nhiều thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống ảnh hưởng lớn đến con người. Nhất là trong xã hội ngày nay, có nhiều những tệ nạn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta là đúng đắn với mỗi người.
Bài số 2Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê-nin
Kho tàng tục ngữ, ca dao cha ông ta mỗi câu nói đều đúc rút kinh nghiệm sống vô cùng quý báu cho thế hệ sau. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa răn dạy khuyên can con người rất lớn nhất là các thế hệ trẻ với lối sống, chọn bạn mà chơi.
Câu tục ngữ đọc lên sẽ có hai vế khác nhau. Trong cuộc sống câu tục ngữ này được vận dụng rất nhiều nhằm đưa ra lời khuyên răn, định hướng cho con người hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Mực” có nghĩa tường minh đó là chất bẩn, “Mực” là màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để viết. Nhưng nghĩa thực sự là chỉ những điều đen tối, xấu xa.
“Đèn” vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của ‘đèn” là ám chỉ việc tốt đẹp, hữu ích trong cuộc sống. Đặt “mực” và “đèn” có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau .
Trong cuộc sống có rất nhiều kiến thức, tốt đẹp để học hỏi nhưng cũng có những điều xấu, ích kỉ của những con người xấu khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ đó là chỉ ra hai đường đi một đúng một sai, nếu chúng ta ở gần “mực”- gần điều xấu xa chúng ta sẽ bị nhiễm, và có thể sẽ biến thành những kẻ xấu xa trong xã hội. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần ‘đèn” thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt.
Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn nên biết “chọn bạn mà chơi”, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Tuy nhiên, có những người giỏi giang, giàu nghị lực, sống bên cạnh những người xấu xa vẫn giữ vững được sự trong sạch của mình. Đó thực sự là những người đáng ngưỡng mộ và bạn nên học hỏi.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người nhằm định hướng, khuyên răn, giáo dục thế hệ trẻ về lối sống hữu ích, cách chọn bạn mà chơi để phát triển thành con người có ích cho xã hội, đất nước.
Xem thêm: Giải thích câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê-nin
Trên đây là hai bài văn mẫu hay giúp chứng minh câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” để các bạn cùng tham khảo, hi vọng bài viết mà chúng tôi biên soạn sẽ giúp học sinh viết tập làm văn tốt trên lớp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.