Bạn đang xem bài viết Giáo án Âm nhạc 5 năm 2023 – 2024 (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Âm nhạc 5 năm 2023 – 2024 cả năm, chia 3 cột, mang tới đầy đủ các tiết học cả năm 2023 – 2024, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 5.
Giáo án Âm nhạc 5 cả năm được biên soạn theo Công văn 2345, với đầy đủ 35 tuần học. Nội dung bài soạn được tình bày khoa học, hỗ trợ thầy cô rất nhiều trong quá trình soạn giáo án lớp 5 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5
Âm nhạc 5
(Chủ đề: Chào ngày mới – Tiết 1)
HỌC HÁT: REO VANG BÌNH MINH
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Reo vang bình minh, thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát.
- Biết hát với các hình thức khác nhau. Biết gõ đệm đơn giản và vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
2. Năng lực, phẩm chất hướng tới
- Năng lực đặc thù môn học: Biết hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát.
- Năng lực chung: HS biết chuẩn bị đồ dùng, tư liệu học tập, biết giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho HS hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ
- Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG |
Hoạt động của gv |
Hoạt động của hs |
1. Khởi động- nhận diện 2. Tìm hiểu- khám phá 3. Thực hành- luyện tập 4. Vận dụng– sáng tạo. |
– GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Bài ca đi học – GV giới thiệu dẫn dắt vào bài hát, chủ đề, ghi bài. – GV giới thiệu bài: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (12/9/1921- 8/6/1989) là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của Việt Nam. Ông còn có những bút danh khác như: Huỳnh Minh Siêng,Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Quê quán: Quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ ( nay thuộc thành phố Cần Thơ) Lưu Hữu Phước có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Hồn tử sĩ, Giải phóng Miền Nam, Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng…Những sáng tác cho thiếu nhi có nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: Thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh… Bài hát Reo vang bình minh được ông sáng tác năm 1947. Để ghi nhớ công ơn của ông tại thành phố Cần Thơ có công viên Lưu Hữu Phước, ở huyện Ô Môn có trường trung học mang tên ông. – GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa (hoặc hát mẫu) – GV hỏi HS: Trong bài hát có những hình ảnh nào? Giai điệu của bài hát như thế nào? Tốc độ của bài hát nhanh hay chậm? Bài hát được viết ở nhịp gì? Những hình nốt được sử dụng trong bài hát? – Bài hát có 2 đoạn, chia bài hát thành 8 câu hát – HS đọc thầm lời ca. – Đọc lời ca theo tiết tấu – Khởi động giọng theo mẫu (với âm la) – GV đàn giai điệu (hoặc hát mẫu) từng câu hát với tốc độ thong thả, HS nghe và hát theo. – Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. – Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. – Lưu ý HS hát bài hát với tốc độ vừa phải, vui tươi, trong sáng. – HS ôn luyện theo nhóm – GV quan sát, sửa sai kịp thời. – HS luyện tập theo nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách – Chia lớp theo hai dãy hát đối đáp, mỗi dãy hát một câu ( 4 câu đầu) của đoạn a. Đoạn b hát đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. – Hát vận động theo nhạc ( theo ý thích) – GV chọn 1 nhóm biểu diễn bài hát trước lớp. – GV gọi HS nhận xét. – GV nhận xét. * Củng cố: – GV hỏi vừa rồi các em được học hát bài gì? Nhạc và lời của ai? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát các em có cảm nghĩ gì? – Em hãy kể tên những bài hát nói về phong cảnh buổi sáng? (Gà gáy– Dân ca Cống, Bài ca đi học– Phan Trần Bảng, Nắng sớm– Hàn Ngọc Bích, Những bông hoa những bài ca– Hoàng Long, Khăn quàng thắp sáng bình minh– Trịnh Công Sơn….) Qua bài hát các em vừa học, cô mong các em sẽ thêm lạc quan, yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước và yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, mái trường. Mỗi một ngày thức dậy, mỗi một ngày đến trường với các em sẽ là một ngày vui. – Về nhà tập hát thuộc lời của bài hát, suy nghĩ tìm 1 số động tác thích hợp để phụ họa cho bài hát. |
– HS thực hiện – HS nghe, ghi vở – HS lắng nghe – HS lắng nghe và cảm nhận bài hát. – HS trả lời – HS chia câu hát theo hd – HS đọc thầm lời ca – HS đọc lời ca theo TT – HS khởi động giọng – HS học từng câu hát theo hướng dẫn của GV. – HS thực hiện – HS luyện tập – HS vận động – HS biểu diễn – HS nhận xét – HS nghe – HS trả lời – HS nghe, ghi nhớ |
Âm nhạc 5
( Chủ đề: Chào ngày mới- Tiết 2)
– ÔN HÁT: REO VANG BÌNH MINH
– NHẠC CỤ TIẾT TẤU: LUYỆN TIẾT TẤU VỚI NHẠC CỤ GÕ
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt
– Thể hiện bài Reo vang bình minh với tính chất vui tươi, trong sáng
– Nêu được cảm nhận về tính chất âm nhạc, nội dung, ý nghĩa của bài hát.
– Nhận biết được âm hình tiết tấu, sử dụng nhạc cụ gõ đệm âm hình tiết tấu cho bài Reo vang bình minh
2. Năng lực, phẩm chất hướng tới
* Năng lực đặc thù: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài hát và chơi nhạc cụ, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc qua gõ và vận động theo nhạc bài hát Reo vang bình minh
* Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát, có tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Đặc biệt là tinh thần lạc quan, tin yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
– Giáo viên: Đàn phím điện tử, băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ
– Học sinh: SGK Âm nhạc 5, thanh phách, song loan ( hoặc đồ dùng tự làm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG |
Hoạt động của gv |
Hoạt động của hs |
1. Khởi động- nhận diện 2. Tìm hiểu- khám phá 3. Thực hành- luyện tập 4. Vận dụng– sáng tạo. |
– GV cho HS khởi động vận động nhịp nhàng theo giai điệu bài hát Reo vang bình minh – GV giới thiệu nội dung tiết học, ghi bài. – Cho HS quan sát và nhận xét âm hình tiết tấu dưới đây về nhịp, trường độ, cách sắp xếp trường độ – HS nêu lại cách thực hiện trường độ trong âm hình tiết tấu trên ( nốt đen bằng 1 phách, 2 nốt móc đơn bằng 1 phách, dấu lặng đen nghỉ bằng một nốt đen) – GV làm mẫu cho HS quan sát và hướng dẫn cách gõ đệm, cách sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( thanh phách, trống con hoặc song loan, mõ, đồ dùng tự làm…) – Hướng dẫn HS thực hiện âm hình tiết tấu theo các bước: + Đọc tiết tấu + Gõ tiết tấu với nhạc cụ, thanh phách, song loan, trống… (Gõ tiết tấu miệng đọc thầm theo trường độ, không đọc thành tiếng) Đọc: Đen đơn đơn đen – Gõ : x x x x – Khởi động giọng theo mẫu (với âm La) – GV cho HS ôn lại bài hát 1-2 lần – Hướng dẫn HS hát đúng cao độ, trường độ. Chú ý khẩu hình, âm thanh sao cho đẹp, mềm mại, vang nhưng không hát quá to, lấy hơi đúng chỗ. – Hướng dẫn HS luyện tập hát toàn bộ bài rõ lời ca, đúng tốc độ. – HS ôn theo nhóm: Dùng các loại nhạc cụ hiện có tập gõ đệm theo tiết tấu trên – Hướng dẫn HS dùng nhạc cụ gõ gõ đệm theo hoặc dùng động tác tay chân đệm cho bài hát Reo vang bình minh với âm hình TT vừa học – HS vừa hát vừa gõ đệm theo – Nếu HS không thể vừa hát vừa gõ đệm được thì chia thành ba nhóm ( nhóm hát, 2 nhóm gõ đệm) sau đó đổi cho nhau – Vận dụng hát kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, giậm chân, búng ngón tay….) – Khuyến khích HS tự nghĩ ra động tác vận động cơ thể để đệm cho bài hát – Một vài nhóm lên trình diễn kết hợp gõ đệm hoặc vận dụng động tác tay chân. – GV gọi HS nhận xét. – GV nhận xét. * Củng cố: – GV hỏi ND các em được học trong tiết này? Em thấy gõ các loại nhạc cụ để đệm hát có thú vị không?… – Về nhà suy nghĩ tìm 1 số động tác vận động cơ thể thích hợp để phụ họa cho bài hát. |
– HS thực hiện – HS nghe, ghi vở – HS quan sát, thảo luận – HS nêu cách thực hiện – HS quan sát, ghi nhớ – HS thực hiện, luyện tập – HS khởi động giọng – HS hát ôn – HS thực hiện – HS ôn tập – HS thực hiện – HS sáng tạo – HS trình diễn – HS nghe – HS trả lời – HS nghe, ghi nhớ |
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Âm nhạc 5
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Âm nhạc 5 năm 2023 – 2024 (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 5 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.