Bạn đang xem bài viết Giáo án Âm nhạc 8 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 8 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Âm nhạc 8 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học Chủ đề 1 Thiên nhiên tươi đẹp theo chương trình sách giáo khoa mới. Qua đó giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Âm nhạc lớp 8 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.
Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 8 Cánh diều
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: THIÊN NHIÊN TƯƠI ĐẸP
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca của bài hát Khúc ca bốn mùa, biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp, vận động theo nhạc.
- Nghe nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Con cá Foren; biết động vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
- Lý thuyết âm nhạc: Nêu được đặc điểm và cảm nhận được tính chất của nhịp ; so sánh được sự giống nhau, khác nhau giữa nhịp ; và nhịp .
TIẾT 1.
HÁT – BÀI HÁT KHÚC CA BỐN MÙA
NGHE NHẠC – TÁC PHẨM CON CÁ FOREN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau tiết học này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa; biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Con cá Foren; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Con cá Foren.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8 (Cánh diều).
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học liệu
- File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Khúc ca bốn mùa.
- File audio (hoặc video) tác phẩm Con cá Foren.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Khoảng 1 – 2 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
b/. Nội dung:
– GV yêu cầu HS hát một câu trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên mà em biết.
– GV dẫn dắt HS vào bài học.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe và vận động theo giai điệu, lời ca của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV hướng dẫn HS ngồi tư thế ngay ngắn, tự nhiên.
– GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về thiên nhiên bốn mùa, hướng dẫn HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng một số câu hát trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên – Mưa hè, sáng tác Lê Quốc Thắng:
(Từ 0,31p – 0,47p).
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy hát thêm một câu trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, vận động nhẹ nhàng theo giai điệu và lời ca của bài hát Mưa hè.
– HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để tìm một câu trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên.
– GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày một câu trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên mà em biết trước lớp.
– GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá và hát mẫu một số câu hát trong ca khúc có chủ đề về thiên nhiên:
+ Mùa hè đến trên vòm cây cao, tiếng ve sôi đầy xao động. Mùa hè đến trên bầu trời cao, tiếng chim reo vang khúc hát chào Mặt trời.
(Xôn xao mùa hè – Nhạc và lời: Trần Bảo Lân)
+ Tu hú kêu tu hú kêu. Hoa gạo nở hoa phượng đỏ đầy ước mơ hi vọng.
(Mùa hoa phượng nở – Hoàng Vân)
+….
– GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Vừa rồi các em đã được lắng nghe một số câu hát trong các ca khúc vui tươi, rộn ràng về về chủ đề thiên nhiên. Ngày hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một bài thể hiện cách nhìn hồn nhiên, lạc quan của tuổi thơ trước hiện tượng mưa nắng của thiên nhiên. Chúng ta cùng học bài hát Khúc ca bốn mùa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hát – Bài hát Khúc ca bốn mùa
(Khoảng 30 – 32 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nắm được tên bài hát và nội dung của bài hát Khúc ca bốn mùa.
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát.
b. Nội dung:
– GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Khúc ca bốn mùa.
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của bài hát.
– GV cho HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.
– GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
– GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
c. Sản phẩm:
– HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca bài hát Khúc ca bốn mùa.
– Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng.
– Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn.
– Đặt âm thanh nhẹ nhàng.
– Thể hiện đúng tính chất của ca khúc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Khúc ca bốn mùa – GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Khúc ca bốn mùa. – GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. – GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát. * Nghe hát mẫu – GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Khúc ca bốn mùa (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo). – GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Khúc ca bốn mùa. * Khởi động giọng – GV hướng dẫn HS khởi động giọng (luyện thanh, mở rộng âm vực, chú ý hơi thở, khẩu hình). * Giới thiệu cấu trúc bài hát – GV trình chiếu cho HS quan sát bản nhạc, HS tập trung quan sát. – GV giới thiệu cho HS cấu trúc của bài hát. * Tập hát từng câu – GV hướng dẫn HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: + Câu hát 1 nối với câu hát 2. + Câu hát 3 nối với câu hát 4. + Câu hát 5 nối với câu hát 6. – GV lưu ý HS về các kí hiệu âm nhạc, xác định những chỗ cần lấy hơi trong bài hát, hát đúng các từ có hát luyến, các câu có tiết tấu giống nhau,… – GV nêu một số câu hỏi: + Tiếng “xanh” kết thúc đoạn 1 và tiếng “sôi” kết thúc đoạn 2 cần được ngân mấy phách? + Những câu hát nào ở đoạn 2 có tiết tấu giống nhau? + Bài hát được viết ở nhịp nào? + Bài hát được viết ở giọng nào? + Bài hát có các kí hiệu nào? * Hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn đã học cùng với nhạc đệm – GV bật nhạc đệm để HS hát cả đoạn. – GV hướng dẫn HS hát từng đoạn cùng nhạc đệm. – GV hướng dẫn HS hát ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm. * Hát đầy đủ cả bài – GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài cùng nhạc đệm. – GV khuyến khích HS kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc,thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. – GV lưu ý HS: hát bài hát nhẹ nhàng, êm ả, đầy cảm xúc nhưng vẫn vui tươi và giữ được sự hồn nhiên trong sáng. * Luyện tập, biểu diễn GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát. – HS khởi động giọng. – HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”; hát hoàn thiện từng đoạn, ghép nối các đoạn cùng nhạc đẹm; hát hoàn thiện cả bài cùng nhạc đệm. – HS luyện tập, biểu diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. – GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình học bài hát (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – HS hát từng câu, từng đoạn và ghép nối các đoạn đã học với nhạc đệm theo hướng dẫn của GV. – HS biểu diễn theo tổ, nhóm, cá nhân trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có). – GV cho HS nêu một số cảm nhận sau khi học bài hát. – GV kết luận: Bài hát Khúc ca mùa hè thể hiện cách nhìn hồn nhiên và lạc quan của tuổi thơ trước hiện tượng mưa nắng của thiên nhiên. – GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Hát – Bài hát Khúc ca bốn mùa Tác giả – Ông sinh ngày 15/1/1958. – Quê quán: Đồng Hới, Quảng Bình. – Mốt số tác phẩm: Từng hạt mưa sa, Suối nguồn yêu thương, Lời ru của phố,… * Bài hát Khúc ca bốn mùa – Nội dung bài hát: Với nét nhạc nhịp nhàng, êm ai, bài hát Khúc ca bốn mùa thể hiện cách nhìn hồn nhiên và lạc quan của tuổi thơ trước hiện tượng mưa nắng của thiên nhiên. – Cấu trúc bài hát: Bài hát có hình thức 2 đoạn: + Đoạn 1: 17 nhịp (từ đầu đến cây vườn thêm xanh). + Đoạn 2: 25 nhịp (từ Khi trời đổ nắng đến hết bài). * Học bài hát Khúc ca bốn mùa – Nhịp của bài hát: nhịp 3/4 – Giọng: Son trưởng. – Bản nhạc có các ký hiệu là : dấu lặng đơn,bdấu nối, dấu lặng đen, dấu luyến. – Lưu ý: + Những tiếng hát có luyến. + Tiếng “xanh” cuối đoạn 1 ngân 6 phách. + Tiếng “sôi” cuối đoạn 1 ngân 5 phách. + Các câu hát 5 và 6 có tiết tấu giống nhau. + Các câu hát 7, 8, 9 và 10 có tiết tấu giống nhau. Đoạn 1 Câu 1: Hạt nắng …. ra đồng. Câu 2: Hạt mưa … trổ bông. Câu 3: Hạt nắng …. đến trường. Câu 4: Hạt mưa … thêm xanh. Đoạn 2 Câu 5: Khi trời … dịu lại. Câu 6: Khi trời … sưởi ấm. Câu 7: Bốn mùa … có mưa. Câu 8: Bốn mùa … cây lớn. Câu 9: Bốn mùa … có mưa. Câu 10: Bốn mùa … sinh sôi. * Luyện tập biểu diễn bài hát Khúc ca bốn mùa – Hát có lĩnh xướng + Đoạn 1: Lĩnh xướng: Hát nắng… thêm xanh. + Đoạn 2: Đồng ca: Khi trời … sinh sôi. – Hát đối đáp + Đoạn 1: · Nhóm 1: Hạt nắng …. ra đồng. · Nhóm 2: Hạt mưa … trổ bông. · Nhóm 1: Hạt nắng …. đến trường · Nhóm 2: Hạt mưa … thêm xanh. + Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Khi trời … sinh sôi. |
Hoạt động 2: Nghe nhạc Con cá Foren
(Khoảng 10 – 11 phút)
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
– Nắm được tên tác phẩm, tác giả bản nhạc Con cá Foren và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.
– Lắng nghe tác phẩm Con cá Foren và cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu; biết thể hiện cảm xúc và tưởng tượng khi nghe nhạc.
– Nhắc lại được chủ đề chính của bản nhạc hoặc một câu nhạc mà em nhớ.
b. Nội dung:
– GV giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và nêu những yêu cầu khi nghe nhạc.
– GV mở file audio hoặc video, cho HS lắng nghe tác phẩm Con cá Foren (2 lần), kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
– GV đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS tìm hiểu và cảm nhận về vẻ đẹp của tác phẩm.
c. Sản phẩm:
– HS có kiến thức và hiểu biết về tên tác phẩm, tác giả bản nhạc Con cá Foren.
– HS lắng nghe tác phẩm Con cá Foren và cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV trình chiếu, giới thiệu bản nhạc và những yêu cầu khi nghe nhạc: + Tác giả, tác phẩm. + Nội dung, chủ đề, phong cách sáng tác. + Đặc điểm thể loại. + Nhận biết các loại nhạc cụ. – GV cho HS nghe tác phẩm Con cá Foren lần thứ nhất (mở file audio hoặc video), hướng dẫn HS kết hợp tưởng tượng khi nghe nhạc. – GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm: Tìm hiểu về tác phẩm Con cá Foren trên những nội dung sau: + Bài hát Con cá Foren được trình bày theo hình thức đơn ca hay song ca, tốp ca,…? +Bài hát được trình bày với phần đệm của nhạc cụ gì? +Bài hát được thể hiện ở nhịp độ nhanh hay chậm? +Giai điệu bài hát có tính chất âm nhạc như thế nào? +Nêu cảm nhận của em về bài hát. – GV cho HS nghe tác phẩm lần thứ hai (mở file audio hoặc video), hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu, thể hiện cảm xúc và tưởng tượng khi nghe nhạc. – GV hướng dẫn HS trao đổi về tác phẩm, nhắc lại chủ đề chính của bản nhạc hoặc một câu nhạc mà em nhớ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập – HS lắng nghe GV nêu những yêu cầu khi nghe nhạc. – HS lắng nghe tác phẩm Con cá Foren, thảo luận về vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. – GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình nghe nhạc (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận – HS vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu, thể hiện cảm xúc và tưởng tượng khi nghe tác phẩm Con cá Foren. – GV mời đại diện một số HS xung phong trình bày các nội dung sau: + Cảm nhận về vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Con cá Foren. + Nhắc lại chủ đề chính của bản nhạc hoặc một câu nhạc mà em nhớ. – GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập – GV nhận xét, đánh giá quá trình nghe nhạc của HS. – GV mở rộng kiến thức: + Phần một của tác phẩm: khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, một dòng suối trong lành với đàn cá tung tăng, nô đùa. + Phần hai của tác phẩm: tình cảm chân thành của mình, một tình cảm mộc mạc đối với thiên nhiên tươi đẹp. + Phần ba của tác phầm: sự đau thương trước việc hủy hoại của con người đối với thiên nhiên, qua đó tác giả muốn chia sẻ tâm trạng buồn chán, bế tắc trước xã hội hiện tại, từ đó ước mơ đến những điều hoàn mỹ và tươi đẹp hơn. →Tác phẩm Con cá Foren phản ánh sâu sắc tình cảm của con người đối với thiên nhiên, những dằn vặt, những ước mơ tự do của con người thời đại. |
2. Nghe nhạc Con cá Foren Tác giả Franz Schubert (1797 – 1828) Franz Schubert (1797 – 1828) – Franz Schubert là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những người đặt nền móng cho thể loại thanh nhạc thính phòng trữ tình. – Những ca khúc của Franz Schubert là một vấn đề mới. Tuy không có những kiểu mẫu điển hình để dựa vào đó sáng tác, nhưng chính những khó khăn này đã mở ra con đường mới trong lĩnh vực sáng tác dòng nhạc trữ tình của ông sau này. – Franz Schubert để lại cho đời trên 600 tác phẩm âm nhạc, thuộc dòng nhạc trữ tình lãng mạn. Một số tác phẩm nổi tiếng như: + 9 bản giao hưởng, khúc mở màn “Chú tể của các thần”; 2 concerto cho piano với dàn nhạc; Concerto nhỏ cho piano và dàn nhạc; nhạc cho kịch của Schiller của Wolf; hai tập liên ca khúc “Cô chủ cối xay xinh đẹp” và “Con đường mùa đông. + Trên 100 tác phẩm thanh nhạc ở các thể loại lớn như messa, cantate, hợp xướng và nhạc thính phòng sonate piano, tứ tấu, ngũ tấu. Tác phẩm Con cá Foren – Die Forelle, tiếng Đức nghĩa là “Cá hồi”. – Lời ca là một bài thơ của nhà thơ người Đức – Christian Friedrich Daniel Schubert (1797 – 1828). – Ca khúc được viết cho giọng Des–dur, sáng tác cho đơn ca với phần đệm của đàn piano, có giai điệu lặp đi lặp lại rất điển hình, gợi lên hình ảnh dòng suối nước trong xanh với đàn cá hồi đang tung tăng bơi lội. – Âm hình tiết tấu có tính chất nhảy múa, kết hợp với giai điệu sử dụng quãng nhảy. – Cách ngắt nhanh ở những dấu lặng và xử lý các âm hình móc giật, tạo tính chất vui vẻ, đùa nghịch. |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– GV chốt lại kiến thức của tiết học và nhận xét giờ học:
+ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Khúc ca bốn mùa; hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.
+ Nghe tác phẩm Con cá Foren; vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
– GV nhắc nhở HS chuẩn bị cho tiết học sau:
+ Ôn tập bài hát Khúc ca bốn mùa
+ Nhịp
+ Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra bốn ô nhịp
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Âm nhạc 8 sách Cánh diều Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 8 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.