Bạn đang xem bài viết Giáo án An toàn giao thông lớp 4 (Cả năm) Giáo án lớp 4 môn An toàn giao thông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án An toàn giao thông lớp 4 trọn bộ cả năm, mang tới đầy đủ các tiết học trong cả năm học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn An toàn giao thông lớp 4 theo đúng quy định mới nhất.
Kế hoạch bài dạy An toàn giao thông lớp 4, được biên soạn kỹ lưỡng, cẩn thận, trình bày khoa học, đúng quy định, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án lớp 4 theo Công văn 2345. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để có thêm kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 4:
Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 4
Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết thêm nội dung 12 biển báo giao thông phổ biến.
- HS hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
2. Kĩ năng: HS nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở gần khu vực trường học, gần nhà hoặc thượng gặp.
3. Thái độ:
- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
GV: các biển báo
III. Hoạt động dạy học.
Nội dung |
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới. Hoạt động 3: Trò chơi. Hoạt động 4: Củng cố |
GV: Để điều khiển người và các phương tiện giao thông đi trên đường được an toàn, trên các đường phố người ta đặt các biển báo hiệu giao thông. GV gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS dán bản vẽ về biển báo hiệu mà em đã nhìn thấy cho cả lớp xem, nói tên biển báo đó và em đã nhìn thấy ở đâu. GV hỏi cả lớp xem các em đã nhìn thấy biển báo hiệu đó chưa và có biết ý nghĩa của báo đó không. GV đưa ra biển báo hiệu mới: biển số 11a, 122 Hỏi: Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo. Biển báo này thuộc nhóm biển báo nào? Căn cứ hình vẽ bên trong em có thể hiểu nội dung cấm của biển là gì? – GV hỏi như trên với các biển báo 208, 209, 233, biển 301(a, b, d, e) GV chia lớp thành 5 nhóm. GV treo 23 biển báo hiệu lên bảng. Hướng dẫn HS cách chơi: Sau một phút mỗi nhóm một em lên gắn tên biển, gắn xong về chỗ, em thứ hai lên gắn tiếp tên của biển khác, lần lượt đến hết. GV tổng kết, biểu dương nhóm chơi tốt nhất và đúng nhất. – GV cùng HS hệ thống bài – GV dặn dò, nhận xét |
HS theo dõi HS lên bảng chỉ và nói. – Hình tròn Màu nền trắng, viền màu đỏ. Hình vẽ màu đen. – Biển báo cấm – HS trả lời: * Biển số 110a. biển này có đặc điểm: Hình tròn Màu: nền trắng, viền màu đỏ. Hình vẽ: chiếc xe đạp. + Chỉ điều cấm: Cấm xe đạp * Biển số 122: có hình 8 cạnh đều nhau, nền màu đỏ, có chữ STOP. ý nghĩa dừng lại. Biển 20, báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên Biển 209, báo hiệu nơi nhau có tín hiệu đèn. Biển 233, Báo hiệu có những nguy hiểm khác Biển 301 (a, b, d, e), Hướng phải theo. Biển 303, Giao nhau chạy theo vòng xuyến. Biển 304, Đường dành cho xe thô sơ Biển 305, biển dành cho người đi bộ. Các nhóm chơi trò chơi. |
Bài 2 VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong giao thông.
2. Kĩ năng: HS nhận biết các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. Biết thực hiện đúng quy định.
3. Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát đến mọi tín hiệu giao thông để chấp hành đúng luật GTĐB đảm bảo ATGT.
II. Chuẩn bị:
- GV: các biển báo
- Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Nội dung |
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu vạch kẻ đường. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiêu và rào chắn. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. |
GV cho HS kể tên các biển báo hiệu giao thông được học. Nêu đặc điểm của biển báo ấy. GV nhận xét, giới thiệu bài – GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS nhớ lại và trả lời: + Những ai đã nhìn thấy vạch kẻ trên trên đường? + Em nào có thể mô tả các loại vạch kẻ trên đường em đã nhìn thấy (vị trí, màu sắc, hình dạng) + Em nào biết, người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì? GV giải thích các dạng vạch kẻ, ý nghĩa của một số vạch kẻ đường. * Cọc tiêu: GV đưa tranh ảnh cọc tiêu trên đường. giải thích từ cọc tiêu: Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường. GV giới thiệu các dạng cọc tiêu hiện đang có trên đường (GV dùng tranh trong SGK) GV? Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông? * Rào chắn GV: Rào chắn là để ngăn cho người và xe qua lại. GV dùng tranh và giới thiệu cho HS biết có hai loại rào chắn: + Rào chắn cố định (ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt) + Rào chắn di động (có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào) – GV cùng HS hệ thống bài – GV dặn dò, nhận xét |
HS trả lời HS lên bảng chỉ và nói. HS trả lời theo hiểu biết của mình. HS theo dõi Cọc tiêu là cọc cắm ở mép đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường, hướng đi của đường. HS theo dõi |
Bài 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, để đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em có điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra phố.
- Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường.
2. Kĩ năng:
- Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi trên đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
3. Thái độ:
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
- Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị:
- GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
- Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Nội dung |
Hoạt động dạy |
Hoạt động học |
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn. Hoạt động 3: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường. Hoạt động 4: trò chơi giao thông. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. |
GV cho HS nêu tác dụng của vạch kẻ đường và rào chắn. GV nhận xét, giới thiệu bài GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp? Các em có thích được đi học bằng xe đạp không? Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp? GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề: Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? GV nhận xét và bổ sung. GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những hành vi sai(phân tích nguy cơ tai nạn.) GV nhận xét và cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà êm cho là không an toàn. GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào? GV kẻ trên sân đường vòng xuyến với kích thước mặt đường thu nhỏ để HS thực hành bằng xe đạp. Trên đường có các vạch kẻ đường chia làn xe và bố trí các tình huống để HS đi. – GV cùng HS hệ thống bài – GV dặn dò, nhận xét |
HS trả lời HS liên hệ với bản thân và tự trả lời. Xe phải tốt, các ốc vít phải chặt chẽ lắc xe không lung lay.. Có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, … Có đủ chắn bùn, chắn xích… Là xe của trẻ em. Các tranh trang 13,14 HS kể theo nhận biết của mình. Đi bên tay phải, đi sát lề đường dành cho xe thô sơ. Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường. Đi đêm phải có đèn phát sáng…. HS chơi trò chơi |
….
>> Tải file để tham khảo Trọn bộ giáo án môn An toàn giao thông lớp 4
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án An toàn giao thông lớp 4 (Cả năm) Giáo án lớp 4 môn An toàn giao thông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.