Bạn đang xem bài viết Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo Giáo án dạy thêm Văn 7 (Cả năm) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.
Giáo án dạy thêm Văn 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 7.
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Bài 1: ÔN TẬP
TIẾNG NÓI VẠN VẬT
(THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học 1 Tiếng nói vạn vật (thơ bốn chữ, năm chữ):
– Ôn tập một số đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của bài thơ bốn chữ, năm chữ.
– Ôn tập các kiến thức về tiếng Việt để giải quyết các bài tập thực hành về tiếng Việt: Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của phó từ; sử dụng phó từ để mở rộng câu
– Ôn tập cách viết và thực hành viết được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
2. Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
3. Phẩm chất:
– Cảm nhận và yêu vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Trân trọng những tình cảm đẹp đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước. Có nhiều hành động tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên.
– Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
1.Học liệu:
– Tham khảo SGV, SGK, SBT Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, tập 1,
– Tài liệu ôn tập bài học.
2. Thiết bị và phương tiện:
– Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học.
– Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.
– Sử dụng máy chiếu/tivi kết nối wifi
C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
– Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác… .
– Kĩ thuật: Sơ đồ tư duy, phòng tranh, chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn,…
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
BUỔI 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập.
2. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ suy nghĩ
3. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Báo cáo sản phẩm dạy học dự án mà GV đã giao sau khi học xong bài 1 buổi sáng:
– Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên:
Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 1, ví dụ:
+ Trần Hữu Thung và những bài thơ về đồng quê.
+Lời thì thầm của tự nhiên trong các văn bản “Lời của cây”, “Sang thu”, “Chim chiền chiện”.
(Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn).
– Nhóm 3, 4: Nhóm Hoạ sĩ (PP phòng tranh)
Yêu cầu:
+ Cách 1: Chọn 1 văn bản và vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của văn bản đó.
+ Cách 2: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ nội dung các văn bản đã học của bài 1.
(Nhiệm vụ các nhóm đã được giao trước một tuần sau tiết học buổi sáng)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm dự án của nhóm.
GV khích lệ, động viên.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập:
Các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn sau khi nhóm bạn báo cáo.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
– GV nhận xét, khen và biểu dương các nhóm có sản phẩm tốt.
– GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1:
KĨ NĂNG |
NỘI DUNG CỤ THỂ |
Đọc hiểu văn bản |
Đọc hiểu văn bản: + Văn bản 1: Lời của cây (Trần Hữu Thung) + Văn bản 2: Sang thu (Hữu Thỉnh) |
Thực hành đọc hiểu: + Ông Một (Vũ Hùng) + Con chim chiền chiện (Huy Cận) |
|
Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm và chức năng của phó từ. |
|
Viết |
Viết: Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. |
Nghe |
Nói và nghe: Nghe và tóm tắt ý chính do người khác trình bày. |
HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP: NHẮC LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học Bài 1 Lời của cây
2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,
– HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi của GV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tích cực trả lời.
– GV khích lệ, động viên
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
– HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
– Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
GV nhận xét, chốt kiến thức
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
Câu hỏi:
– Em hãy nêu lại một số kiến thức chung về thể loại thơ bốn chữ, năm chữ: Khái niệm, hình ảnh thơ, cách gieo vần, nhịp, nội dung.
-Em hãy nêu những lưu ý khi đọc hiểu một văn bản thần thoại hay sử thi.
1. Một số kiến thức chung về thể loại thơ bốn chữ, năm chữ
1. Khái niệm |
– Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường ngắt nhịp 2/2 – Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3. |
|
2. Hình ảnh thơ |
– Là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. |
|
3.Vần, nhịp trong thơ |
– Vần: + Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. + Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vận với nhau + Vai trò của vần: liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc. – Nhịp: + Nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng đều đặn ở cuối mỗi dòng thơ. + Vai trò: tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung bài thơ. |
|
Nội dung |
Thơ bốn chữ |
– Thơ bốn chữ phù hợp với việc sáng tác thơ cho trẻ em do dễ nhớ, dễ đọc, dễ làm và rất gần gũi với các em nhỏ. – Thơ bốn chữ thường để diễn đạt những nội dung vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch, nhí nhảnh,..nhờ ưu điểm câu thơ ngắn, gieo vần nhịp nhàng |
Thơ năm chữ |
-Thể thơ năm chữ cũng giống như thể thơ bốn chữ, tức là cũng kể chuyện kể việc, kể người. Nhưng thể thơ năm chữ có nội dung phản ánh phong phú và lớn lao hơn. + Phản ánh những vấn đề xã hội sâu sắc như : tố cáo tội ác của bọn quan lại, tố cáo những bất công vô lí trong xã hội cũ (Ghét chuột – Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Những điều trông thấy – Nguyễn Du). + Thể hiện nỗi niềm tâm sự của các tác giả trước cuộc đời (Ông đồ – Vũ Đình Liên; Tiếng thu – Lưu Trọng Lư). + Trong văn học hiện đại sau Cách mạng tháng Tám, thể thơ năm chữ còn đề cập đến nhiều nội dung khác nữa như : ca ngợi lãnh tụ (Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) ; ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ (Cá nước – Tố Hữu) ; miêu tả thiên nhiên (Mầm non – Võ Quảng) ; ca ngợi tình cảm gia đình (Thăm lúa – Hoàng Trung Thông ; Lời ru của mẹ – Xuân Quỳnh). |
2. Cách đọc hiểu một văn bản thơ bốn chữ, năm chữ
– Sử dụng kĩ năng tưởng tượng khi đọc các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong thơ.
– Tìm ý nghĩa các từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.
– Xác định các biện pháp nghệ thuật, cách ngắt vần, nhịp và hiệu quả của chúng.
– Rút ra được bài học cho bản thân.
VĂN BẢN ĐỌC HIỂU
* Hoàn thành phiếu học tập 01: Chia lớp thành 03 nhóm, mỗi nhóm hoàn thiện về một tác phẩm.
Tên văn bản |
Đặc sắc nội dung |
Đặc sắc nghệ thuật |
Lời của cây (Trần Hữu Thung) |
||
Sang thu (Hữu Thỉnh) |
||
Ông Một (Vũ Hùng) |
||
Con chim chiền chiện(Huy Cận) |
*GV hướng dẫn HS chốt các đơn vị kiến thức cơ bản của các văn bản đọc hiểu:
ÔN TẬP VĂN BẢN 1: LỜI CỦA CÂY
(TRẦN HỮU THUNG)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả Trần Hữu Thung
– Trần Hữu Thung (1923-1999) sinh tại quê gốc Diễn Châu, Nghệ An.
– Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hoá, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu. Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó.
– Sáng tác nhiều thể loại: thơ, văn xuối, tiểu luận,… nổi bật là thơ
– Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian. Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập. Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến cái mà bây giờ ta gọi là trữ tình riêng tư. Ông không nói chuyện mình. Không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân.
=> Mệnh danh là “nhà thơ nông dân”
2. Bài thơ Lời của cây (Trần Hữu Thung)
a. Thể thơ: Thơ bốn chữ
b. Đọc văn bản: Kĩ năng đọc tưởng tượng
c. Bố cục: 2 phần
– Phần 1: 5 khổ đầu: Lời của nhân vật trữ tình.
– Phần 2: Khổ cuối: Lời của cây
e. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
*Giá trị nội dung:
– Tình cảm yêu mến, nâng niu, trân trọng của tác giả đối với mầm cây, vạn vật.
– Khao khát của cây muốn được đóng góp màu xanh cho cuộc sống; khao khát được con người hiểu và giao cảm.
*Giá trị nghệ thuật:
– Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.
– Biện pháp tu từ nhân hóa
– Cách ngắt vần, nhịp phù hợp, độc đáo.
II. LUYỆN ĐỀ
DẠNG 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năm câu thơ đầu trong bài thơ “Lời của cây” là lời của ai:
A. Hạt mầm
B. Cây
C. Tác giả
D. Em bé
Câu 2: Tìm quá trình sinh trưởng đúng của hạt thành cây:
A. Hạt ->mầm->chồi->cây
B. Hạt ->chồi->cây->mầm
C. Chồi ->hạt->mầm ->cây
D. Chồi ->cây->hạt->mầm
Câu 3: Khi hạt nảy mầm, tác giả nghe thấy âm thanh gì từ mầm?
A. Bập bẹ
B. Tiếng bàn tay vỗ
C. Tiếng ru hời
D. Thì thầm
Câu 4: Theo bài thơ, mầm kiêng gì?
A. Gió đông
B. Gió nam
C. Gió bắc
D. Gió tây
Câu 5: Khi cây đã thành, tác giả nghe thấy âm thanh gì?
A. Thì thầm
B. Tiếng ru hời
C. Tiếng bàn tay vỗ
D. Bập bẹ
Câu 6: Biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử dung trong bài thơ là:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 7: Cách ngắt nhịp chủ yếu, đều đặn trong những dòng thơ, câu thơ là:
A. 2/2
B. 1/3
C. 3/1
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 8: Khi chưa gieo xuống đất, hạt phát ra âm thanh gì?
A. Bập bẹ
B. Lặng thinh
C. Tiếng ru hời
D. Thì thầm
Câu 9: Khổ cuối là lời của ai?
A. Hạt mầm
B. Cây
C. Tác giả
D. Em bé
10. Theo em, ý chính của bài thơ là gì?
A. Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời
B. Hạt nảy mầm, lớn lên để mở mắt, đón tia nắng hồng
C. Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh
D. Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời
DẠNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
*GV hướng dẫn HS thực hành các đề đọc hiểu về văn bản: “Lời của cây” – Trần Hữu Thung và các đoạn ngữ liệu về thơ bốn chữ ngoài SGK:
Đề số 01: Đọc lại văn bản “Lời của cây” (Trần Hữu Thung, sgk, tr.13, 14) và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản.
Câu 2. Quá trình nảy mầm và lớn lên của hạt gắn liền với những âm thanh nào?
Câu 3. Trong khổ thơ sau, để miêu tả hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? Nhận xét về hình ảnh đó:
Khi hạt nảy mầm
Nhú lên giọt sữa
Mầm đã thì thầm
Ghé tai nghe rõ
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
Mầm tròn nằm giữa
Vỏ hạt làm nôi
Nghe bàn tay vỗ
Nghe tiếng ru hời
Câu 5. Nhận xét về nhịp thơ của dòng thơ “Rằng các bạn ơi”. Từ đó cho biết qua khổ thơ cuối, tác giả muốn thay mặt cây gửi đến cho chúng ta điều gì?
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn ( 7 – 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người.
Gợi ý làm bài
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Thể thơ: Thơ bốn chữ.
Câu 2: Quá trình nảy mầm của hạt gắn liền với những âm thanh: lặng thinh (khi hạt chưa gieo xuống đất), thì thầm (khi hạt nảy mầm), âm thanh của bàn tay vỗ, tiếng ru hời (khi nằm trong “nôi” hạt), bập bẹ (khi thành cây), âm thanh gọi bạn ơi của cây.
Câu 3:
– Để miêu tả hình ảnh hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh “giọt sữa” -> đây là hình ảnh ẩn dụ gợi tả rõ nét màu sắc sinh động, sự khởi đầu căng tràn nhựa sống của hạt mầm bé xíu.
– Hình ảnh ấy thể hiện sự quan sát thiên nhiên qua lăng kính của một đứa trẻ, đem đến sự cảm nhận về thế giới xung quanh thật diệu kì, lạ lẫm
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ là:
– So sánh: vỏ hạt – nôi
=->Tác dụng:
+ Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động và giàu giá trị biểu cảm
+ Hạt mầm bé nhỏ dường như nhận được rất nhiều sự yêu thương từ vạn vật xung quanh. Vỏ hạt nâng niu, cho chở cho hạt mầm bên trong.
– Điệp từ: “nghe”, nhân hoá: mầm – nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
=>Tác dụng:
+ Cho thấy sự giao cảm đặc biệt giữa mầm với thế giới xung quanh. Mầm dường như “lắng nghe”, cảm nhận rất rõ sự chờ đợi, vỗ về của đất trời, mọi người dành cho mình nên siêng năng, tích tụ sức sống, chờ ngày mở mắt, đón cuộc sống mới.
+ Câu thơ sinh động, giàu hình ảnh.
Câu 5: Dòng thơ “Rằng các bạn ơi” ngắt nhịp 1/3 (khác với cả bài ngắt nhịp 2/2). Tác giả muốn thay mặt cây nhắn gửi đến chúng ta thông điệp mỗi sự vật trên thế giới này đều góp phần làm nên sự sống.
Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu:
– Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy;
– Nội dung:
+MĐ: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vai trò của cây xanh đối với đời sống con người.
+TĐ: * Vai trò của cây xanh đối với đời sống con người
.) Cây xanh làm sạch khí quyển, điều hòa không khí trên Trái Đất, cung cấp khí ôxi cho con người.
.) Cây xanh lọc sạch bụi bẩn trong không khí, mang đến cho con người một bầu không khí trong sách, mát mẻ.
.)Cây xanh còn có khả năng chống xói mòn và sạt lở đất nhất là ở các vùng núi, đồi có độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt
.)Cây xanh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, làm tơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ cho bề mặt, giữ nước cùng các chất dinh dưỡng khác trong mặt đất.
.)Ngoài ra cây xanh cũng cung cấp cho con người thức ăn, cùng nguồn chất xơ vô cùng phong phú đa dạng.
.)Cây xanh cũng cung cấp một lượng lớn vật liệu như gỗ, tre, nứa cho ngành công nghiệp xây dựng, nội thất và sản xuất giấy viết cho chúng ta sử dụng.
* Bài học – liên hệ:
.)Mỗi cá nhân ngay từ bây giờ hãy có những hành động thiết thực bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường rừng. Tích cực trồng cây gây rừng.
.)Nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của cây xanh, khuyến khích con người trồng cây, cải tạo môi trường sống đồng thời xử lí nghiêm khắc những hành vi vi phạm, tàn phá cây xanh, tàn phá môi trường rừng.
+KĐ: Khái quát lại vấn đề nghị luận
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Văn 7 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo Giáo án dạy thêm Văn 7 (Cả năm) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.