Bạn đang xem bài viết Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án dạy thêm Văn 7 (Cả năm) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án dạy thêm Văn 7 Kết nối tri thức được biên soạn đầy đủ từng chi tiết, từng mục tiêu đặt ra để đạt được trong buổi học. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô hướng dẫn các em ôn lại toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn lớp 7 cả năm và nhanh chóng xây dựng giáo án dạy thêm cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải tại đây.
Giáo án dạy thêm Văn 7 Kết nối tri thức
ÔN TẬP
BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Ôn tập các đơn vị kiến thức của bài học (Chủ đề bài 1):
– HS biết cách đọc hiểu một văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại.
– Mở rộng kĩ năng đọc hiểu văn bản cùng thể loại ngoài sách giáo khoa.
– HS hiểu và làm được bài tập về tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
– HS biết cách tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
– HS trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; biết nghe và tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
2. Phẩm chất
– Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
– Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.
– Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị : Máy vi tính, máy chiếu (hoặc tivi) kết nối mạng.
2. Học liệu: Ngữ liệu tác phẩm, phiếu học tập, bài tập đọc hiểu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
– GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung bài học 01. Thời gian: 04 phút.
– HS làm việc cá nhân, hoàn thành Phiếu học tập 01.
– GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.
– GV nhận xét, biểu dương HS phát biểu tốt.
– GV giới thiệu nội dung ôn tập bài 1:
HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN
HĐ của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT |
|
*GV nêu câu hỏi cho HS nhắc lại các kiến thức lí thuyết về đặc trưng thể loại truyện và tiểu thuyết. 1. Em hiểu thế nào là đề tài của tác phẩm văn học? Có những cách phân loại đề tài như thế nào? 2. Thế nào là chi tiết trong tác phẩm văn học? 3. Tính cách nhân vật là gì? Nó được thể hiện ở những phương diện nào? 4. Hãy phân biệt khái niệm truyện ngắn và tiểu thuyết.Nêu đặc điểm chung của truyện ngắn và tiểu thuyết về: + Tính cách nhân vật. + Bối cảnh. + Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể. 5. Khi đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết thì cần chú ý những yếu tố nào? |
1. Đề tài và chi tiết a. Đề tài *Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học. *Cách phân loại đề tài: – Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,… – Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,… *Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính. *Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện). b. Chi tiết *Khái niệm: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học. 2. Tính cách nhân vật – Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ; qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác. 3. Truyện ngắn và tiểu thuyết *Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡnhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp… Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. *Tiểu thuyết: Là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp, phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ, miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng. *Đặc điểm chung: – Tính cách nhân vật: Thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật, qua nhận xét của người kể chuyện và mối quan hệ với các nhân vật khác. – Bối cảnh : + Bối cảnh lịch sử: Hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử. + Bối cảnh riêng:Thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện. – Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể: – Ngôi kể: + Ngôi thứ nhất: Xưng tôi. + Ngôi thứ ba: Người kể giấu mặt. – Thay đổi ngôi kể: Để nội dung kể phong phú hơn, cách kể linh hoạt hơn. Ví dụ: Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Phần đầu được tác giả kể theo lời cậu bé An (ngôi thứ nhất, xưng tôi) để kể lại những gì cậu bé đã chứng kiến khi gặp chú Võ Tòng ở căn lều giữa rừng U Minh. Nhưng khi muốn kể về cuộc đời truân chuyên của Võ Tòng thì tác giả không thể kể theo lời kể của bé An mà chuyển sang ngôi kể thứ 3. Phần cuối đoạn trích lại về ngôi kể thứ nhất. 4. Yêu cầu đọc hiểu truyện ngắn, tiểu thuyết a. Đọc hiểu nội dung: – Nêu được ấn tượng chung về văn bản. – Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện. – Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. b. Đọc hiểu hình thức: – Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…) – Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học. |
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – Hoàn thiện các nội dung của tiết học; – Đọc lại VB Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều. |
|
B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN |
|
VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI (trích) (Nguyễn Quang Thiều) |
|
*GV cho HS nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm; rút ra cách đọc văn bản truyện ngắn. |
I. Kiến thức cơ bản về tác phẩm 1. Giới thiệu tác giả: – Nguyễn Quang Thiều, sinh năm 1957, quê tp. Hà Nội. – Ông là người nghệ sĩ đa tài: sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh; đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi và 3 tập sách dịch; từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. – Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường; thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật. – Tác phẩm tiêu biểu: Bí mật hồ cá thần (1998); Con quỷ gỗ (2000); Ngọn núi bà già mù (2001),… 2. Giới thiệu tác phẩm: *Thể loại: Truyện ngắn. *Nhân vật: Hai anh em Mên và Mon. *Các sự việc chính: – Nửa đêm, hai anh em Mên và Mon không ngủ được, lo lắng cho bầy chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông khi trời mưa to, nước dâng cao. – Hai anh em bàn kế hoạch giải cứu bầy chim chìa vôi non. – Trong đêm tối, hai anh em bơi thuyền ra chỗ dải cát nơi có bầy chìa vôi và chứng kiến cảnh tượng bầy chim chìa vôi bay lên khỏi mặt nước. *Ngôi kể: ngôi thứ 3, phân biệt: – Lời người kể chuyện: Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: ; – Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; – Lời nhân vật: – Anh Mên ơi, anh Mên!; – Gì đấy? Mày không ngủ à? *Bố cục: 3 phần – Phần 2: Lên kế hoạch giải cứu bầy chìa vôi. *Đề tài: Tuổi thơ và thiên nhiên (Hai đứa trẻ và bầy chim chìa vôi) a. Vẻ đẹp tính cách nhân vật Mên và Mon – Là những cậu bé có tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, trong sáng, nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương. – Thể hiện qua các chi tiết miêu tả: *Nhân vật Mon: – Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất; Thế anh bảo nó có bơi được không?; – Tổ chim sẽ bị chìm mất; Hay mình mang chúng nó vào bờ; Tổ chim ngập mất anh ạ; Mình phải mang nó vào bờ, anh ạ; – Không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà. – Không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà. *Nhân vật Mên: – Có lẽ sắp ngập bãi cát rồi; chim thì bơi làm sao được. – Làm thế nào bây giờ; – Chứ còn sao; Lúc này giọng thằng Mên tỏ vẻ rất người lớn; Nào xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết; Bây giờ tao kéo mày đẩy; Thằng Mên quấn cái dây buộc vào người nó và gò lưng kéo;… không nhúc nhích, mặt tái nhợt, hửng lên ánh ngày; nhận ra mình đã khóc từ lúc nào; nhìn nhau bật cười ngượng nghịu chạy về nhà. *Cảm xúc của Mên và Mon – Vẫn đứng không nhúc nhích; mặt tái nhợ vì nước mưa hửng lên ánh ngày, lặng lẽ nhìn nhau khóc; – Bật cười ngượng nghịu chạy về phía ngôi nhà. -> Hai anh em khóc vì vui sướng hạnh phúc khi chứng kiến bầy chim chìa vôi không bị chết đuối; khóc vì được chứng kiến cảnh kì diệu của thiên nhiên,… *Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách,… b. Vẻ đẹp khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh: kì diệu, thể hiện sức sống mãnh liệt của tự nhiên và bản lĩnh của sự sinh tồn – Thể hiện: + Chi tiết miêu tả cảnh tượng như huyền thoại: những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên (sự tương phản giữa hai hình ảnh cánh chim bé bỏng với dòng nước khổng lồ và cảm xúc ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em Mên và Mon khi thấy bầy chim chìa vôi non không bị chết đuối mặc dù dải cát nơi chúng làm tổ đã chìm trong dòng nước lũ. + Chi tiết miêu tả khoảnh khắc bầy chim chìa vôi non cất cánh: nếu bầy chim non cất cánh sớm hơn, chúng sẽ bị rơi xuống dòng nước trên đường từ bãi cát vào bờ. Và nếu chúng cất cánh chậm một giây thôi, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm. Chi tiết này cho ta cảm nhận về sự kì diệu của thế giới tự nhiên và bản lĩnh của sự sinh tồn. + Chi tiết gợi hình ảnh và cảm xúc: Một con chim chìa vôi non đột nhiên rơi xuống như một chiếc lá; con chim mẹ xoè rộng đôi cánh kêu lên- che chở khích lệ chim non và khi đôi chân mảnh dẻ, run rẩy của chú chim vừa chạm đến mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước lũ, và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. + Chi tiết miêu tả bầy chim non: Chúng đậu xuống bên lùm dứa dại bờ sông sau chuyến bay đầu tiên và cũng là chuyến bay quan trọng (…) kì vĩ nhất trong đời chúng. Đây là chi tiết thể hiện sức sống mãnh liệt của thiên nhiên; gợi liên tưởng đến lòng dũng cảm, những khoảnh khắc con người vượt qua gian nan thử thách để trưởng thành… 3. Khái quát a. Nghệ thuật – Xây dựng tình huống truyện sinh động, gần gũi. – Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động; – Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. – Ngôn ngữ đối thoại sinh động. – Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. b. Nộidung – Ý nghĩa – Truyện kể về tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu thương của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi. – Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh mình.. 4. Cách đọc hiểu văn bản truyện ngắn – Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính; ngôi kể. – Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói. – Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn. – Rút ra đề tài, chủ đề của truyện. – Rút ra được bài học cho bản thân. |
*Nhiệm vụ: – GV cho HS thực hành luyện tập đọc hiểu đoạn trích VB truyện ngắn. *Cách thực hiện: – GV lần lượt chiếu các bài tập. – Yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu. – Thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo nhóm học tập. Sau đó HS báo cáo bổ sung cho nhau. – GV cung cấp đáp án và đánh giá, kết luận kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. |
II. Luyện tập |
LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU TRONG SGK
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, hai con chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy chim non đi tránh nước đến đó. Cứ như thế chúng tiến dần đến chỗ cao nhất của dải cát. Và cứ thế suốt đêm bầy chim non vừa nhảy lò cò trên những đôi chân mảnh dẻ chưa thật cứng cáp vừa đập cánh. Chim bố và chim mẹ cũng đập cánh như để dạy và khuyến khích. Hẳn chúng sốt ruột mong đàn con chóng có đủ sức tự nâng mình lên khỏi mặt đất một cách chắc chắn. Nếu cất cánh sớm, bầy chim non sẽ bị rơi xuống nước trên đường bay từ dải cát vào bờ. Nhưng nếu cất cánh chậm, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm…
Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
Hai anh em thằng Mên vẫn đứng không nhúc nhích. Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hừng lên ánh ngày. Thằng Mên lặng lẽ quay lại nhìn em nó. Và cả hai đứa bé nhận ra chúng đã khóc từ lúc nào.
– Tại sao mày lại khóc? – Thằng Mên hỏi.
– Em không biết, thế anh?
Hai anh em thằng Mên nhìn nhau và cùng bật cười ngượng nghịu. Rồi bỗng cả hai đứa cùng quay người và rướn mình chạy về phía ngôi nhà của chúng. Ðược một đoạn, thằng Mon đứng lại thở và gọi:
– Anh Mên, anh Mên. Ðợi em với. Không em ứ chơi với anh nữa.
(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)
Câu 1. Hãy tóm tắt những sự việc được kể trong đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Câu 3. Tìm những chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non. Qua những chi tiết ấy, giúp em cảm nhận được điều gì về chim bố và chim mẹ?
Câu 4. “Nếu cất cánh sớm, bầy chim non sẽ bị rơi xuống nước trên đường bay từ dải cát vào bờ. Nhưng nếu cất cánh chậm, chúng sẽ bị dòng nước cuốn chìm…”. Theo em, bầy chim cần làm gì mới có thể thoát khỏi dòng nước?
Câu 5. Chi tiết “khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát”, đã nói lên điều gì về thế giới tự nhiên?
Câu 6. Tại sao bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao lại được coi là “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời”?
Câu 7. Chứng kiến cảnh bầy chim non với “tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao”, hai anh em Mên và Mon “vẫn đứng không nhúc nhích; gương mặt hừng lên ánh ngày”. Em hình dung tâm trạng của hai anh em lúc đó như thế nào?
Câu 8. Đoạn trích đã mang đến cho em những cảm xúc cùng những bài học gì?
Câu 9.Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.
Câu 10. Hãy chia sẻ ngắn gọn một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em về thế giới tự nhiên.
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án dạy thêm Văn 7 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Giáo án dạy thêm Văn 7 (Cả năm) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.