Bạn đang xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn HĐTN lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 2 CTST của mình.
Giáo án HĐTN 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 Chân trời sáng tạo.
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo
Chủ đề 1: Em và mái trường mến yêu
Mục tiêu:
- Chỉ ra được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân
- Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
Tuần 1
SHDC: Tham gia lễ khai giảng
- Gợi ý:
- GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
- GV đặt câu hỏi: Khi tham gia Lễ khai giảng, em thích nhất điều gì?
SHTCĐ
HĐ 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể…”
– GV tổ chức cho hS tham gia trò chơi: Chuyền hoa: Cả lớp cùng hát 1 bài hát, GV ra hiệu lệnh dừng bài hát. Bạn nào cầm hoa sẽ nêu 1 điều mà mình có thể làm được.
HĐ2: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân
1. Chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của các bạn trong tranh.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: Các nhóm quan sát tranh trang 6, thảo luận và chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày – Nhận xét
2. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ.
- Gv đặt câu hỏi: Em đã làm những việc gì để thể hiện sự thân thiện, vui vẻ?
- GV chốt và chuyển ý.
SHL: Bầu chọn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,…
- Gợi ý:
- GV gợi ý cho HS đưa cho các tiêu chí để trở thành lớp trưởng/ lớp phó/ tổ trưởng.
- GV khuyến khích HS đề cử/ tự đề cử vào các vị trí Cán bộ lớp.
- GV tổ chức cho HS bầu chọn: Phát cho mỗi em một bông hoa. HS bầu chọn cho ai thì bỏ hoa vào vị trí của bạn đó.
Tuần 2
SHDC: Tham gia học tập nội quy nhà trường
- Gợi ý:
- GV tổ chức cho HS toàn trường chơi trò chơi khởi động.
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
- Mời đại diện mỗi khối/ mỗi lớp
- Lần lượt nêu 1 điều trong nội quy của nhà trường
- GV chốt và hướng dẫn HS ghi nhớ nội quy của nhà trường
SHTCĐ
HĐ3: Tìm hiểu những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.
- GV tổ chức cho HS khai thác nội dung của 4 bức tranh trang 8.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi cho từng bức tranh: Những việc này mang đến cho con lợi ích gì?
- Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
- GV chốt và chuyển ý.
HĐ4: Đề xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và phát cho các nhóm bảng nhóm có in sẵn sơ đồ tư duy với yêu cầu: Để xây dựng hình ảnh bản thân, con cần làm gì?
- Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét.
- GV chốt ý.
SHL: Tham gia xây dựng nội quy lớp học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số điều trong nội quy của nhà trường.
- GV chuyển ý để hướng dẫn HS lập nội quy lớp.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi nhóm được phát hình ảnh 1 cây xanh và 5 quả táo với yêu cầu: Ghi nhận điều mà chúng ta cần thực hiện khi vào lớp/ trường.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổng hợp và hình thành nội quy của lớp.
Tuần 3
SHDC: Tham gia các hoạt động vui trung thu của nhà trường
- Gợi ý:
- GV mở bài hát Chiếc đèn ông sao (hoặc bài hát có nội dung liên quan) cho HS đoán tên bài hát.
- GV giới thiệu về Đêm trung thu và đặt câu hỏi:
- Đêm trung thu là khi nào?
- Món đồ chơi mà trẻ em thường sử dụng vào đêm trung thu là gì?
- Vào đêm trung thu thường có các nhân vật nào?
- GV phát động các Hội thi của nhà trường.
SHTCĐ
HĐ5: Lập bảng theo dõi việc làm của em để xây dựng hình ảnh bản thân
- GV giới thiệu Bảng tự theo dõi việc làm cho HS.
- GV phát cho mỗi HS một bảng theo dõi (chưa có nội dung) và yêu cầu: Dựa vào các việc làm mà em đã nêu ở bài học trước, hãy tự điền các việc cần làm vào Bảng tự theo dõi của mình.
- GV hướng dẫn HS thao tác tại nhà và yêu cầu các em mang theo vào tuần sau.
HĐ6: thực hành giao tiếp phù hợp với bạn bè.
1. Quan sát và thảo luận về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.
- GV giới thiệu 3 bức tranh ở trang 11 và hướng dẫn HS khai thác nội dung các bức tranh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 về cách giao tiếp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm thảo luận và trình bày – Nhận xét
- GV chốt và chuyển ý.
2. Sắm vai xử lý tình huống trên.
- GV yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 3 bức tranh và thực hành sắm vai xử lý tình huống trong tranh.
- Các nhóm thực hành – Nhận xét
- GV chốt ý.
SHL: Tham gia vui trung thu ở lớp.
- GV kể câu chuyện Sự tích Đêm trung thu và giúp HS hiểu ý nghĩa Đêm trung thu.
- GV tổ chức cho HS hát các bài hát về Trung thu
Tuần 4
SHDC: Múa hát tập thể theo chủ đề “Em và mái trường mến yêu”
- Gợi ý:
- GV cần chuẩn bị vào tuần trước: Mỗi lớp/ khối lớp chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ về chủ đề Em và mái trường mến yêu.
- GV tổ chức cho HS xem biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
SHTCĐ
HĐ7: Chia sẻ kết quả việc làm xây dựng hình ảnh đẹp của em.
- HS cần mang theo Bảng tự theo dõi của thực hiện ở tuần trước
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 và chia sẻ:
- Trong tuần vừa qua, em đã làm những việc gì để xây dựng hình ảnh bản thân?
- Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho em?
- Các nhóm thảo luận và chia sẻ trước lớp – Nhận xét
- GV chốt và chuyển ý.
HĐ8: Làm món quà tặng bạn
- GV cần chuẩn bị hoặc yêu cầu HS chuẩn bị một số vật dụng cơ bản.
- GV giới thiệu một số sản phẩm có thể tặng bạn: bức tranh, trang trí thẻ đọc sách,…
- HS thực hành làm sản phẩm tặng bạn. HS giới thiệu về sản phẩm của mình.
- GV tổ chức cho HS trao quà tặng bạn.
SHL: Rèn luyện nề nếp học tập và sinh hoạt ở trường
- GV chuẩn bị cho HS 1 bảng tự nhận xét về các nội quy của lớp theo 3 mức độ.
- Yêu cầu mỗi em tự nhận xét về việc thực hiện nội quy của mình.
- HS chia sẻ về việc tự nhận xét.
- GV hướng dẫn HS đưa ra biện pháp khắc phục các hạn chế.
Đánh giá
Em đã làm được |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Nêu được những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân |
|||
Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn |
|||
Thực hiện được việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân. |
|||
Làm được món quà tặng bạn |
CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN (Tuần 5)
Mục tiêu:
– Kể được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc.
– Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
– Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
– Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp về an toàn giao thông.
Tuần 5
SHDC: Tham gia Chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”
– Lắng nghe và chia sẻ các nội dung của chương trình “Vì một cuộc sống an toàn”.
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HĐ 1: Nghe kể câu chuyện về một tình huống bị lạc hoặc bị bắt cóc. * PP: Sắm vai – GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4 1. Điều gì đã xãy ra với bạn nhỏ trong câu chuyện. 2. Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em sẽ xử lý thế nào? *Lưu ý: các bạn có thể sắm vai để trả lời câu hỏi thứ 2 – GV chốt ý và nhận xét |
– 2 Nhóm HS sắm vai lên diễn lại tình huống: + Bị lạc + Bị bắt cóc – Thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày bằng lời hoặc sắm vai. – Các nhóm lắng nghe và nhận xét |
HĐ2: Nhận biết những địa điểm dễ bị lạc * PP: Mảnh ghép – GV tổ chức cho HS xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Chỉ ra những địa điểm dễ bị lạc trong các tranh sau. 2. Trao đổi với bạn vì sao dễ bị lạc ở những địa điểm đó. – GV lắng nghe và nhận xét |
– Chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh trong vòng 2’ rồi di chuyển thành nhóm mới có đủ mỗi thành viên trong 6 nhóm trước để chia sẻ về bức tranh của mình. – 2 nhóm trình bày – Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét |
HĐ3: Nhận diện những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc Xác định những tình huống khiến trẻ em có nguy cơ bị bắt cóc * PP: Trò chơi “Rung chuông vàng” – GV tổ chức trò chơi: + Đưa từng tranh cho hs xem và chọn đáp án Nên / Không nên với từng trường hợp trong tranh. + Tổng kết trò chơi (Vòng 1) + Cho HS trình bày lí do tại sao lại chọn đáp án ấy + GV chốt đáp án + Tổng kết trò chơi (Vòng 2) – Phát thưởng |
– HS tham gia trò chơi – HS trình bày lý do lựa chọn đáp án đúng – HS lắng nghe – bổ sung – nhận xét |
SHL: Chia sẻ cách giữ an toàn cho bản thân.
Tuần 6
SHDC: Nghe nói chuyện về an toàn giao thông
- Nghe Đ/c Cảnh sát giao thông kể chuyện việc tham gia giao thông có liên quan đến Luật Giao thông.
- Ghi nhớ những quy định để tham gia giao thông an toàn.
SHTCĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HĐ4: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị lạc. * PP: Thảo luận nhóm 4. – GV yêu cầu HS: Trao đổi về cách phòng tránh bị lạc theo từng tình huống: + Khi đi siêu thị cùng người thân + Khi tham gia hoạt động ngoại khoá cùng lớp – GV nhận xét và cho HS xem thêm gợi ý ở các tranh rút ra bài học. (Kỹ thuật khăn trải bàn) – GV chốt kết luận: + Luôn nắm tay, đi theo sát người thân nơi đông người + Hãy học thuộc thông tin cá nhân của mình và người thân ( số điện thoại, tên, số nhà, …) + Hãy tìm người giúp đỡ khi bị lạc ( công an, bác bảo vệ, …) |
– HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ (trình bày bằng lời): + Luôn đi theo người thân, nắm tay bố mẹ, không chạy lung tung,.. + Luôn đi theo cô giáo và các bạn, không tự ý tách hàng,… – HS xem tranh và nêu nội dung của tranh. – Kết luận – rút ra bài học chung và chia sẻ trên bảng thảo luận nhóm. – HS đọc lại kết luận |
HĐ5: Tìm hiểu về cách phòng tránh bị bắt cóc * PP: sắm vai – GV phân cho mỗi nhóm sắm vai theo 1 bức tranh – GV nhận xét, tuyên dương khen thưởng nhóm sắm vai xử lý tốt tình huống – GV rút kết luận bài học: + Không nói chuyện với người lạ + Không nhận quà của người lạ + Không đi theo người lạ + Không đi một mình + Không la cà, đi đến nơi về đến chốn + Đi nhanh hoặc bỏ chạy đến nơi đông người khi cảm thấy nguy hiểm + Hãy hô to khi cần người giúp đỡ |
– HS thảo luận nội dung bức tranh và phân công sắm vai – Từng nhóm lên trình bày – Cả lớp nhận xét – HS đọc lại kết luận bài học |
….
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn HĐTN lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.