Bạn đang xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Kết nối tri thức trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm lớp 2 KNTT của mình.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 KNTT cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án HĐTN 2 Kết nối tri thức:
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
BÀI 1: HÌNH ẢNH CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng:
- HS đánh giá lại hình ảnh mình thể hiện hằng ngày là vui vẻ hay rầu rĩ, thân thiện hay cau có… để từ đó muốn thực hành thay đổi hình ảnh của chính mình cho vui vẻ, thân thiện hơn.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Giúp HS thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
- Có thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Thẻ chữ: THÂN THIỆN, VUI VẺ. Bìa màu.
- HS: Sách giáo khoa. Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động: Chơi trò Máy ảnh thân thiện. – GV hướng dẫn HS chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau. + GV mời HS chơi theo nhóm bàn. Mỗi bạn sửa soạn quần áo, đầu tóc để bạn bên cạnh làm động tác chụp ảnh mình bằng cách đặt ngón tay trỏ và ngón tay cái ghép vào nhau thành hình vuông mô phỏng chiếc máy ảnh. Mỗi lần chụp, HS hô: “Chuẩn bị! Cười! Xoạch!”. + GV đưa câu hỏi gợi ý để hs nêu cảm nghĩ/ ý kiến của mình khi thực hiện các hoạt động: ? Khi chụp ảnh cho bạn em thường nhắc bạn điều gì? Em muốn tấm ảnh em chụp như thế nào? ? Khi em được bạn chụp ảnh, em thường chuẩn bị gì? Em muốn bức ảnh của mình như thế nào? – GV cho hs xem một số bức ảnh thật GV Kết luận: Hình ảnh tươi vui, thân thiện của mình là hình ảnh chúng ta luôn muốn lưu lại. – GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động 1: Tìm hiểu bản thân – YCHS cùng nhớ lại hình ảnh mình hằng ngày bằng những câu hỏi: + Ra đường, khi gặp hàng xóm, bạn bè, em mỉm cười hay… nhăn mặt? Em chào hỏi vồn vã hay vội vàng bỏ đi? + Em thử hỏi bạn bên cạnh xem, bình thường em cười nhiều hơn hay nhăn mặt nhiều hơn? Ở bên em, bạn có thấy vui vẻ không? – GV nêu: Mỗi chúng ta hãy luôn vui vẻ, thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh. *Hoạt động 2: Em muốn thay đổi. – GV hướng dẫn HS nhận diện những biểu hiện của người vui vẻ qua các câu hỏi gợi ý: + Theo các em, người vui vẻ là người thế nào, thường hay làm gì? + Theo các em, người thân thiện là người thường hay làm gì? – Gv nhận xét, chốt + Em thấy mình đã là người luôn vui vẻ và thân thiện với mọi người xung quanh chưa? + Để trả lời câu hỏi trên, GV cho cả lớp vẽ vào một tờ giấy hoặc một tấm bìa bí mật: Nếu bạn nào thấy mình đã là người vui vẻ, thân thiện, hãy vẽ hình mặt cười . Nếu bạn nào thấy mình chưa vui vẻ, thân thiện lắm, muốn thay đổi hình ảnh của mình trong mắt mọi người, hãy vẽ hình dấu cộng +. Sau đó, GV đưa ra một chiếc hộp to để HS đặt những tờ giấy đã được gấp lại vào đó cùng lời hứa thầy cô sẽ giữ gìn bí mật này cho HS. GV Kết luận: Nếu muốn trở thành người vui vẻ và thân thiện, chúng ta có thể thử thay đổi bản thân mình. GV gắn bảng thẻ chữ THÂN THIỆN, VUI VẺ. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Nhận biết hình ảnh thân thiện, tươi vui của em và các bạn – YCHS quan sát tranh trong sgk trang 6 và thảo luận nhóm theo gợi ý: + Em hãy nêu những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn trong tranh. + Kể những biểu hiện thân thiện, tươi vui của các bạn khác mà em biết. – Cho HS liên hệ những biểu hiện thân thiện, tươi vui của em và các bạn trong lớp. + GV mời 2 HS lên thể hiện tình huống trước lớp – HS khác cho lời khuyên: đóng góp các “bí kíp” để bạn A thể hiện là người thân thiện, vui vẻ đối với bạn B. + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. GV có thể đặt câu hỏi gợi ý như: Mắt nhìn vào đâu? Cười hay cau mày? Nên chào thế nào hay lờ đi? Muốn thể hiện sự thân thiện hơn nếu đã thân quen thì có thể làm gì? − GV mời các HS thể hiện sự thân thiện, vui tươi với một người bạn hoặc một nhóm bạn trong lớp. – Gv nhận xét, đưa kết luận: Việc thể hiện vui vẻ, thân thiện với mọi người cũng không quá khó. 4. Cam kết, hành động: – Hôm nay em học bài gì? – Về nhà em hãy cùng bố mẹ ngắm lại những cuốn album ảnh gia đình để tìm những hình ảnh vui vẻ của mình, của cả nhà. Chọn một tấm ảnh hoặc tranh vẽ thể hiện hình ảnh tươi vui, hài hước của em để tham gia triển lãm ảnh của tổ. |
– HS quan sát, chơi TC theo HD. + 1- 2 nhóm HS lên chơi trước lớp. (HS có thể thay đổi vai cho nhau) + HS nối tiếp nêu – HS nối tiếp trả lời. – HS chia sẻ theo nhóm bàn. – HS thảo luận nhóm 4. – Chia sẻ trước lớp – HS lắng nghe. – HS thực hiện cá nhân. – HS đồng thanh đọc to. – HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4. – Chia sẻ trước lớp. – HS thực hiện. + 5 − 7 HS đóng góp ý kiến, đưa lời khuyên – HS thực hành trước lớp – Nhận xét, bổ sung ý kiến. |
SƠ KẾT TUẦN
TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH VUI
I. MỤC TIÊU:
* Sơ kết tuần:
- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
* Hoạt động trải nghiệm:
- HS có thêm động lực thể hiện mình là người thân thiện, vui vẻ với bạn bè, thầy cô và nhiều tình huống khác trong cuộc sống.
- HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước. Thân thiện, vui vẻ, đoàn kết với các thành viên trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. Máy ảnh (điện thoại chụp ảnh). Bảng nhóm/ Giấy A0
- HS: SGK. Ảnh gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 1: – Từng tổ báo cáo. – Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1. – GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: …………………………………………… …………………………………………… …………………………………………… * Tồn tại …………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… b. Phương hướng tuần 2: – Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. – Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. – Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. – Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt …. 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước: Triển lãm tranh, ảnh theo tổ. – GV phân vị trí cho mỗi tổ để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mỗi thành viên trong tổ. − GV cho từng HS kể cho các bạn trong tổ và cả lớp nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm. Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau. b. Hoạt động nhóm: – Gv giúp HS chụp ảnh theo tổ + GV HS tạo các động tác giống nhau hoặc động tác độc đáo của riêng mình. – Khen ngợi, về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau. 3. Cam kết hành động. −GV cho HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người vui vẻ, thân thiện theo lời thơ, vừa đọc vừa làm động tác: Mắt nhìn ấm áp (đưa hai tay thành hai mắt tròn xoe) Miệng nở nụ cười (dùng hai tay tạo thành miệng cười) Khoác vai thân thiện (khoác vai nhau) Nói lời vui vui (tạo bàn tay như miệng nói và cười xoà) − GV cho HS chia sẻ xem mình có thể trở thành người vui vẻ, thân thiện . |
– Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. – HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2. – HS gắn ảnh vào bảng nhóm theo tổ. – HS chia sẻ trước lớp – HS cùng nhau vui cười , tạo động tác khi chụp ảnh. – HS vừa đọc vừa thực hiện các động tác. – HS chia sẻ |
BÀI 2: NỤ CƯỜI THÂN THIỆN
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức, kĩ năng: HS nhận ra được nét thân thiện, tươi vui của các bạn trong tập thể lớp, đồng thời muốn học tập các bạn ấy.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS trải nghiệm mang lại niềm vui, nụ cười cho bản thân và cho bạn bè.
- HS không quên giữ thái độ thân thiện, vui tươi với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Gương soi. Ảnh các kiểu cười khác nhau.
- HS: Sách giáo khoa; truyện hài dân gian, truyện hài trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
1. Khởi động: – GV chiếu lần lượt ảnh có các kiểu cười khác nhau: cười tủm tỉm, cười mỉm, cười sặc sụa, cười tít mắt, cười bĩu môi,… YCHS bắt chước cười như trong ảnh. – GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động 1: Kể về những bạn trong lớp có nụ cười thân thiện. – YCHS gọi tên những bạn có nụ cười thân thiện trong lớp. – GV phỏng vấn những bạn được gọi tên: + Em cảm thấy thế nào khi cười với mọi người và khi người khác cười với em? + Kể các tình huống có thể cười thân thiện. – GV kết luận: Ta cảm thấy vui, thích thú, ấm áp, phấn khởi khi cười. Ta cười khi được gặp bố mẹ, gặp bạn, được đi chơi, được tặng quà, khi nhìn thấy bạn cười, được quan tâm, được động viên, được yêu thương. *Hoạt động 2: Kể chuyện hoặc làm động tác vui nhộn. – GV cho HS thực hành đọc nhanh các câu dễ nói nhịu để tạo tiếng cười: + Đêm đông đốt đèn đi đâu đấy. Đêm đông đốt đèn đi đãi đỗ đen đây. + Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch. – GV gọi HS đọc nối tiếp, đồng thời cổ vũ HS đọc nhanh. – YCHS thảo luận nhóm 4, tìm các chuyện hài, hoặc động tác gây cười và trình diễn trước các bạn. – GV quan sát, hỗ trợ HS. – Em cảm thấy thế nào khi mang lại niềm vui cho các bạn? – Vì sao em lại cười khi nghe / nhìn bạn nói? – GV kết luận: Trong cuộc sống, ta luôn đón nhận niềm vui, nụ cưới từ người khác và mang niềm vui, nụ cười cho người quanh ta. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: – HD mẫu về sắm vai đối lập: Ví dụ: Khi đi sinh nhật bạn, một HS chạy vội đến, vấp ngã, cáu kỉnh, nói lời khó nghe, khi chụp ảnh chung lại cau có. Một HS khác chạy vội, cũng vấp ngã, nhưng đứng dậy mỉm cười và nói một câu đùa. – Cùng HS phân tích hai tình huống đó: + Vì sao bạn thứ hai cũng gặp chuyện bực mình mà vẫn tươi cười? + Có phải lúc nào cũng tươi cười được không? (Phải có chút cố gắng, nghĩ tích cực, nghĩ đến người khác, không ích kỷ, muốn người khác dễ chịu…) − GV gợi ý một số tình huống cụ thể khác: Mẹ đi làm về mệt mà vẫn mỉm cười; Hàng xóm ra đường gặp nhau không cười mà lại cau có, khó chịu thì làm cả hai đều thấy rất buồn bực… 4. Cam kết, hành động: – Hôm nay em học bài gì? – Về nhà em hãy cùng bố mẹ đọc một câu chuyện vui. |
– HS quan sát, thực hiện theo HD. – 2-3 HS nêu. – 2-3 HS trả lời. – HS lắng nghe. – HS thực hiện cá nhân. – HS thực hiện đọc nối tiếp. – HS thảo luận nhóm 4. – 2-3 HS trả lời. – 2-3 HS trả lời. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – 2-3 HS trả lời. – HS lắng nghe. – HS thực hiện. |
….
>>Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) rất dài, mời bạn tải file về để xem đầy đủ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn HĐTN lớp 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.