Bạn đang xem bài viết Giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (HKI) Kế hoạch bài dạy Sinh học 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo được xây dựng rất cẩn thận, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, tiết kiệm thời gian và có thêm tư liệu giảng dạy.
Kế hoạch bài dạy Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo còn giúp giáo viên tổ chức, lập kế hoạch và triển khai quá trình giảng dạy một cách có hệ thống và mục tiêu. Qua giáo án Sinh học 10 tạo ra sự nhất quán trong việc truyền đạt kiến thức và đảm bảo rằng các mục tiêu học tập được đạt được. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.
Giáo án Sinh học 10 Kết nối tri thức (HK1)
PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
– Nhận thức sinh học:
+ Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học;
+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học; phân tích được vai trò của sinh học đối với đời sống hàng ngày, với sự phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề toàn cầu;
+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống;
+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai, kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và các thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.
– Giao tiếp và hợp tác: Biết cách phân công nhiệm vụ để hoàn thành công việc của nhóm.
– Tự chủ và tự học: Tự lực nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh hoàn thành các bài tập, câu hỏi nhằm tìm hiểu về chương trình môn Sinh học và sự phát triển bền vững.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến vai trò của sinh học.
2. Về phẩm chất
– Trung thực: Trung thực, khách quan khi đánh giá hoạt động học tập.
– Trách nhiệm: Tích cực, tự giác tham gia hoạt động chung của nhóm, nhắc nhở thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Giáo án power point.
– Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến bài học.
2. Học sinh
Chuẩn bị đầy đủ SGK, giấy, bút để ghi chép và phân công hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh
H: Quan sát hình ảnh và chỉ ra những yếu tố sinh học tham gia vào môi trường sống, tác động qua lại giữa yếu tố sinh học đó và môi trường.
c. Sản phẩm:
– Những yếu tố sống là những yếu tố sống là đối tượng của sinh học: Con người, cây xanh, vi khuẩn….
– Sinh vật và môi trường luôn tác động qua lại với nhau theo nhiều lĩnh vực.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập |
|
GV chiếu hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi H: Quan sát hình ảnh và chỉ ra những yếu tố sinh học tham gia vào môi trường sống, tác động qua lại giữa yếu tố sinh học đó và môi trường. |
HS nhận nhiệm vụ |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
GV gợi ý hình ảnh liên tưởng tới những vấn đề gì …. |
HS nghiên cứu hình ảnh và trả lời câu hỏi |
Bước 3. Báo cáo, thảo luận |
|
GV gọi đại diện trình bày |
HS khác nhận xét về câu trả lời, bổ sung kiến thức |
Bước 4. Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét và chốt lại kiến thức. |
HS chú ý phần chốt lại kiến thức. |
Không chỉ đồ ăn, thức uống, quần áo và nhiều vật dụng chúng ta dùng hàng ngày là sản phẩm trực tiếp có liên quan đến sinh học, mà ngay cả một trí nhớ tuyệt vời, một giọng ca để đời hay một khả năng hội họa xuất chúng bạn có được cũng do tổ hợp gene đặc biệt của bạn tương tác với một môi trường học tập phù hợp. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Sinh học và các lĩnh vực của sinh học
a. Mục tiêu:
– Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
– Trình bày được mục tiêu sinh học.
– Phân tích được vai trò của sinh học đối với đời sống hàng ngày, với sự phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề toàn cầu.
b. Nội dung:
HS thảo luận theo nhóm và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa Sinh 10 KNTT mục I trang 5, 6 theo phân công:
+ Nhóm 1 quan sát hình ảnh các cấp độ của thế giới sống, nghiên cứu mục I.1. trả lời câu hỏi 1: Đối tượng của sinh học là gì? |
+ Nhóm 2 nghiên cứu mục I.2 trả lời câu hỏi 2: Nêu mục tiêu của sinh học. Kiến thức sinh học mang lại ứng dụng gì cho con người và sự phát triển của xã hội?
+ Nhóm 3 nghiên cứu mục I.3 trả lời câu hỏi 3: Hãy cho biết các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?
+ Nhóm 4 nghiên cứu mục I.4 và quan sát hình ảnh:
Trả lời câu hỏi 4: Cho biết vai trò của sinh học nói chung và các ảnh hưởng trực tiếp từ sinh học đến đời sống hàng ngày của gia đình em?
+ Nhóm 5 nghiên cứu mục I.5 trả lời câu hỏi 5: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai.
c. Sản phẩm:
Câu 1. Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Vì vậy, đối tượng của sinh học chính là các sinh vật cùng các cấp độ của thế giới sống.
Câu 2.
– Mục tiêu của sinh học: Tìm hiểu cấu trúc và vận hành của các quá trình sống
– Kiến thức sinh học giúp con người có thể điều khiển, tối ưu hóa được nguồn tài nguyên sinh học cũng như phi sinh học, phục vụ cho sự phát triển loài người một cách bền vững.
Câu 3. Các lĩnh vực nghiên cứu về sinh học được chia thành hai loại:
– Loại 1: Nghiên cứu cơ bản – tìm hiểu về cấu trúc của các cấp tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hóa của thế giới sống.
– Loại 2: Nghiên cứu ứng dụng – tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Câu 4:
– Vai trò của sinh học: Sinh học giúp bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, tác động đến đời sống học tập, đời sống tinh thần hàng ngày của con người.
– Gia đình em sử dụng rất nhiều sản phẩm từ sinh học: thức ăn, thuốc chữa bệnh, đồ dùng có chất liệu từ thiên nhiên, đặc biệt có thể chế biến các món ngon từ việc ứng dụng kiến thức sinh học như muối dưa cà, làm sữa chua, ủ nếp cẩm, làm thịt mắm…
Câu 5. Trong tương lai, Sinh học có thể phát triển theo hai hướng mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô (gene, enzyme,…) và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô (hệ sinh thái, sinh quyển,…).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập |
|
GV chia lớp thành 5 nhóm, sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa Sinh 10 KNTT mục I trang 5,6 theo phân công. |
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời yêu cầu của giáo viên ghi vào bảng nhóm. Treo sản phẩm nhóm lên bảng. Nhóm trưởng phân công học sinh đại diện nhóm trình bày. |
Bước 3. Báo cáo, thảo luận |
|
GV gọi bất kì HS nào của 2 nhóm trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. |
HS được gọi trả lời HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung |
Bước 4. Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét, kết luận |
Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV |
* Kết luận: – Sinh học nghiên cứu sự sống ở tất cả các độ từ phân tử, tế bào, cơ thể đa bào, quần thể, quần xã và hệ sinh thái nhằm tìm hiểu cơ chế vận hành sự sống ở tất cả các cấp độ. – Nghiên cứu sinh học đem lại nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội con người như y-dược học, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông-lâm-ngư nghiệp. |
2.2: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến sinh học
a. Mục tiêu:
– Trình bày được các ngành nghề liên quan đến sinh học.
– Học sinh chọn định hướng được nghề nghiệp cho chính mình trong tương lai.
b. Nội dung:
Học sinh tìm hiểu mục II-sách KNTT trang 7, 8 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học.
Câu 2: Lĩnh vực và ngành nghề nào của sinh học mà em mong muốn theo đuổi? Theo em, triển vọng ngành đó trong tương lai như thế nào?
c. Sản phẩm:
Câu 1: Các ngành nghề liên quan đến sinh học gồm:
– Sinh học và ngành y-dược học
– Sinh học và ngành pháp y
– Sinh học và ngành nông-lâm-ngư nghiệp
– Sinh học và công nghệ thực phẩm
– Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.
Câu 2: Dự kiến câu trả lời của học sinh: Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học em có thể lựa chọn và theo đuổi, các ngành nghề đó đều rất có triển vọng trong tương lai.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập |
|
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II-sách KNTT trang 7, 8 thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. |
HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập |
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập |
|
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
Học sinh nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. |
Bước 3. Báo cáo, thảo luận |
|
GV gọi ngẫu nhiên học sinh trả lời. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. |
Bước 4. Kết luận, nhận định |
|
GV nhận xét, kết luận. |
Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV |
* Kết luận: Có rất nhiều ngành nghề liên quan đến sinh học mà học sinh có thể lựa chọn và theo đuổi, từ y-dược đến thực phẩm, chăm sóc sắc đẹp, bảo vệ môi trường… |
2.3:Tìm hiểu Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hộiMục tiêu:
– Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của Sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu. Phân tích được mối quan hệ giữa Sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Sinh học 10 KNTT
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (HKI) Kế hoạch bài dạy Sinh học 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.