Bạn đang xem bài viết Giáo án STEM Công nghệ 8 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án STEM Công nghệ 8 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh.
Kế hoạch bài dạy STEM môn Công nghệ 8 nhằm giúp học sinh biết được tiêu chuẩn khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước đúng cách. Có khả năng vẽ được hình chiếu vuông góc các khối: đa diện, khối tròn xoay, chuyển động. Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản. Dạy học STEM Công nghệ 8 còn giúp học sinh làm quen với khoa học, tự chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án STEM môn Công nghệ 8
CHỦ ĐỀ TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Môn học: Công nghệ 8
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Tại sao phải truyền chuyển động?
– Bộ truyền chuyển động.
– Tại sao cần phải biến đổi chuyển động?
– Một số cơ cấu biến đổi chuyển động (cơ cấu tay quay- con trượt).
2. Năng lực
– Năng lực công nghệ:
+ Nhận thức công nghệ: Hiểu được tại sao phải truyền chuyển động, biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc.
Hiểu được tại sao phải biến đổi chuyển động, biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.
+ Sử dụng công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng đúng và hiệu quả các đồ dùng có ứng dụng bộ truyền động.
Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng đúng và hiệu quả các đồ dùng có ứng dụng bộ biến đổi chuyển động.
– Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
– Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
– Chuẩn bị video về truyền chuyển động, bộ truyền động đai và truyền động ăn khớp.
– Câu hỏi trắc nghiệm.
– Bộ mô hình truyền chuyển động (5 bộ).
– Video hướng dẫn làm một số mô hình truyền và biến đổi chuyển động.
– Phiếu học tập.
2. Học sinh
Đọc trước bài 29, 30 và 31 (SGK), sưu tầm tranh ảnh về các đồ vật có ứng dụng truyền và biến đổi chuyển động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Hiểu được vì sao phải truyền và biến đổi chuyển động.
b. Nội dung: Quan sát video, hình ảnh để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nêu được mục đích của việc truyền và biến đổi chuyển động.
d. Tiến hành dạy học
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ – GV trình chiếu video về bộ truyền động xích- líp ở chiếc xe đạp, yêu cầu HS quan sát, sau đó trả lời câu hỏi: + Xe đạp chạy được nhờ bộ phận nào? + Tại sao cần truyền chuyển động từ trục giữa ra trục sau? + Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp? – HS thực hiện nhiệm vụ. – GV đưa ra hình ảnh chiếc máy khâu đạp chân, yêu cầu HS quan sát và hoàn thành bài tập điền từ về chuyển động của các bộ phận trong máy khâu. * Thực hiện nhiệm vụ: – HS quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: – GV gọi một vài HS trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu. Các HS khác nhận xét câu trả lời. * Đánh giá kết quả: – GV nhận xét, vào nội dung bài học. |
I.Tạisaocầntruyềnvàbiếnđổichuyển động? – Nhiệm vụ bộ truyền động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy. – Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, chúng gồm: + Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại. + Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại. |
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ BỘ TRUYỀN ĐỘNG
A. Mục tiêu: Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền chuyển động.
b. Nội dung: Sử dụng bộ đồ dùng học tập truyền chuyển động, thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập 1,
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ – GV chia lớp thành 4 nhóm,phát cho mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ học tập và phiếu bài tập, yêu cầu HS kết hợp đọc SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu HT1, HT2. (Nhóm 1 và 2 tìm hiểu về truyền động ma sát, nhóm 3 và 4 tìm hiểu |
II. Bộ truyềnđộng 1. Truyền động ma sát- truyền độngđai – Là cơ cấu truyền động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn. a. Cấu tạo * Gồm 3 phần tử: – Bánh dẫn 1: có ĐK D1, tốc độ quay n1. – Bánh bị dẫn 2: có ĐK D2, tốc độ quay n2. – Dây đai 3 b. Nguyên lí làm việc |
về truyền động ăn khớp). Thời gian: 10 phút. – Học sinh tiếp nhận nội dung. * Thực hiện nhiệm vụ: – HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ. * Báo cáo kết quả: – Hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng, các nhóm cùng nhiệm vụ sẽ nhận xét chéo kết quả thảo luận của nhóm bạn. * Đánh giá kết quả: – GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức. |
=> Tỉ số truyền: c. Ứng dụng – Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, truyền được giữa các trục cách xa nhau. – Nhược điểm: Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đảm bảo sẽ bị trượt làm thay đổi tỉ số truyền. – Được dùng rộng rãi trong các máy: máy may, khoan, tiện, ô tô, xe ga… II. Bộ truyền động 2. Truyền động ăn khớp * Gồm: Truyền động bánh răng và truyền động ăn khớp. a. Cấu tạo – Truyền động bánh răng gồm: Bánh dẫn (1) và bánh bị dẫn (2). – Truyền động xích gồm: Bánh dẫn (1), bánh bị dẫn (2) và xích (3). b. Tính chất – Bánh 1 có số răng Z1, tốc độ quay n1. – Bánh 2 có số răng Z2, tốc độ quay n2. => Tỉ số truyền: * Nhận xét: Bánh răng (đĩa xích) có số răng ít hơn sẽ quay nhanh hơn. c. Ứng dụng – Ưu điểm: Không bị thay đổi tỉ số truyền, truyền được giữa các trục song song, trục vuông góc. Truyền động xích có thể truyền được 2 trục ở xa nhau. – Nhược điểm: Có cấu tạo phức tạp hơn và làm việc không em như truyền động ma sát. – Dùng trong các láy và thiết bị: xe số xe nâng, xe đạp… |
HẾT TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (CƠ CẤU TAY QUAY- CON TRƯỢT).
a. Mục tiêu: Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt.
b. Nội dung: Quan sát video, thảo luận nhóm.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* Chuyển giao nhiệm vụ |
III. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI |
– GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS quan sát video về cơ cấu tay quay- con trượt, yêu cầu HS kết hợp đọc SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu HT3. Thời gian: 10 phút. – Học sinh tiếp nhận nội dung. * Thực hiện nhiệm vụ: – HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ. * Báo cáo kếtquả: – Hết thời gian, GV yêu cầu các nhóm chuyển kết quả thảo luận của nhóm mình cho nhóm bạn để các nhóm HS nhận xét chéo kết quả thảo luận của nhau. – GV đưa ra kết quả * Đánh giá kếtquả: – GV nhận xét, đánh giá kết quả và chốt kiến thức. |
CHUYỂN ĐỘNG 1. Cơ cấu tay quay- cơntrượt a. Cấu tạo * Gồm 4 phần tử: – Tay quay (1) – Thanh truyền (2) – Con trượt (3) – Giá đỡ (4) + Khớp giữa (3) và (4) là khớp tịnh tiến. + Các khớp còn lại là khớp quay. b. Nguyên lí làm việc – Khi tay quay (1) quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền (2) chuyển động tròn làm con trượt (3) chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ (4). => Vậy chuyển động quay của tay quay (1) biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt (3). c. Ứng dụng – Các cơ cấu biến đổi chuyển động rất đa dạng, chúng được ứng dụng trong nhiều loại máy khác nhau : đồng hồ, xe máy, ôtô và các máy công cụ. |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án STEM Công nghệ 8
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án STEM Công nghệ 8 Kế hoạch bài dạy STEM Công nghệ lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.