Bạn đang xem bài viết Giáo án STEM Toán 8 Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án STEM Toán 8 là tài liệu cực kì hữu ích gồm nhiều chủ đề khác nhau như: thiết kế con diều, thiết kế lồng đèn, đối xứng và ứng dụng trong đời sống … giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án môn Toán 8.
Kế hoạch bài dạy STEM môn Toán 8 nhằm hướng tới cho học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng chế tạo ra được sản phẩm, phát triển các năng lực chung, năng lực cốt lõi và hình thành các phẩm chất cho học sinh. Vậy dưới đây nội dung chi tiết Giáo án STEM Toán 8 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 8.
Giáo án STEM môn Toán 8: Thiết kế lồng đèn
CHỦ ĐỀ: THIẾT KẾ LỒNG ĐÈN
1. Tên chủ đề: THIẾT KẾ LỒNG ĐÈN
(Số tiết: 04 tiết – Lớp 8 – Toán Hình)
2. Mô tả chủ đề:
Xã hội phát triển, những chiếc lồng đèn cũng thay đổi để theo kịp thời đại. Chúng ta có thể thấy chiếc lồng đèn tròn nhiều màu sắc, chiếc lồng đèn giấy nhiều dáng khác nhau, lồng đèn hoa đăng, hiện đại hơn là những sản phẩm có tiếng nhạc, thắp ánh sáng rực rỡ. Tuy vậy, chiếc đèn đơn sơ mộc mạc, vật liệu là cọng tre nứa, giấy xếp đủ màu bao bọc bên ngoài, làm nên chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… thắp sáng bằng nến ở giữa để lại nhiều kỷ niệm với học sinh chúng ta.
Trong chủ đề này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và chế tạo được Lồng đèn từ những vật liệu sẵn có. Theo đó, HS phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức liên quan như:
– Đối xứng tâm, đối xứng trục, cách tính diện tích hình chữ nhật, hình tam giác.
– Kiến thức liên môn bên vật lí, bên mỹ thuật, công nghệ..
– Bản thiết kế và bản vẽ mô phỏng lồng đèn.
– Dùng kiến thức toán học tổng quan để tính toán , đo đạc…
3. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh nắm được:
– Nhận biết được các khái niệm sau:
· Đối xứng tâm, đối xứng trục, tính diện tích hình chữ nhật, diện tích tam giác.
· Hiện tượng đối lưu.
– Nêu được công thức: Diện tích hình chữ nhật, tam giác.
– Nêu được quy luật chuyển động của khí động học:
b. Kĩ năng:
– Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu và tìm ra cách phù hợp để thiết kế lồng đèn trung thu.
– Vẽ được bản thiết của lồng đèn;
– Chế tạo được lồng đèn theo bản thiết kế;
– Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác;
– Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Phát triển phẩm chất:
– Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm;
– Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học;
– Có ý thức bảo vệ môi trường.
d. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực thực nghiệm, nghiên cứu kiến thức về đối xứng, diện tích;
– Năng lực giải quyết vấn đề chế tạo được lồng đèn một cách sáng tạo;
– Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
4. Thiết bị:
HS sử dụng một số thiết bị: tre nứa, giấy màu, giấy, đèn cầy keo dính.
5. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
LỒNG ĐÈN
(Tiết 1 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế lồng đèn và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
B. Nội dung:
– GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát video, hình ảnh về ngày tết thiếu nhi trung thu có chứa hình ảnh lồng đèn các loại. Làm thể nào có thể tự làm lồng đèn hay không?
Các nhóm HS thảo luận tìm phương án chế tạo ra các lồng đèn đó?
GV giới thiệu 1 số nguyên vật liệu như tre nứa, bìa cứng, giấy màu, giấy kiếng keo dính, đèn cầy…
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án Thiết kế lồng đèn.
– GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
– Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ
Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin về làm thế nào để chế tạo được lồng đèn?
Bước 2. HS thảo luận theo nhóm để tìm cách chế tạo lồng đèn khám phá kiến thức.
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm lồng đèn
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Tận dụng được nguyên vật liệu có sẵn |
1 |
Lồng đèn kéo quân phải quay được khi đốt nến. |
4 |
Đảm bảo chắc chắn |
2 |
Hình thức sản phẩm (tính thẩm mỹ) |
2 |
Chi phí làm sản phẩm tiết kiệm nhất.( tối đa 50.000đ ) |
1 |
Tổng điểm |
10 |
Bước 4.GV thống nhất kế hoạch triển khai
Hoạt động chính |
Thời lượng |
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án |
Tiết 1 |
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền. |
Tiết 2 Học sinh hoạt động tại lớp |
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế. |
Tiết 3 |
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm, nhận xét và đánh giá sản phẩm. |
Tiết 4 |
Nghiên cứu kiến thức liên quan:Đối xứng trục, đối xứng tâm
Vẽ bản vẽ lồng đèn đơn giản.
Các tiêu chí đánh giá bài trình bày, bản vẽ sản phẩm được sử dụng theo Phiếu đánh giá số 2.
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Điểm đạt được |
Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động của lồng đèn; |
2 |
|
Bản thiết kế kiểu dáng của lồng đèn được vẽ rõ ràng, đẹp, sáng tạo, khả thi; |
2 |
|
Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của lồng đèn, cách thiết kế lồng đèn; |
4 |
|
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. |
1 |
|
Đề xuất hướng phát triển sản phẩm |
1 |
|
Tổng điểm |
10 |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Giáo án STEM môn Toán 8
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án STEM Toán 8 Kế hoạch bài dạy STEM Toán lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.