Bạn đang xem bài viết Giáo án Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 1 Cùng học của mình.
Giáo án Toán 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 1 Cùng học.
Giáo án môn Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
BÀI 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A – MỤC TIÊU
- HS biết tiến hành từng hình thức hoạt động trong giờ học toán: Hoạt động cá nhân; Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp.
- HS biết Bộ đồ dùng học Toán 1 gồm những gì, tên gọi từng đồ dùng được sử dụng thường xuyên và cách sử dụng chúng
B – YÊU CẦU:
- HS hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức như: Cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm (cặp đôi hoặc nhóm nhiều hơn 2 bạn), phân nhổm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm; Cách nêu ý kiến khi thảo luận chung;…
- HS bước đầu biết cách sử dụng, giữ gìn SGK.
- HS thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán: Bảng con; Hình vuông vàng và các thanh hình vuông vàng (thanh 2 hình vuông, thanh 3 hình vuông, thanh 4 hình vuông, thanh 5 hình vuông, thanh 10 hình vuông – thanh 1 chục); Que tính; Thẻ số,…
- HS biết cách sử dụng đồ dùng như: Dán hình, dán thẻ vào bảng con; Cách giơ bảng; …
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I – Kiểm tra: – GV kiểm tra đồ dùng học tập II – Bài mới: – GV cho HS thực hành: – GV giới thiệu để thuộc tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng: bảng con, que tính, hình vuông vàng,… – GV quy định và hướng dẫn HS cách cầm bảng, giơ cao mức độ nào, lệnh giơ bảng thế nào (ví dụ khi nghe tiếng gõ thước thì đồng loạt giơ bảng cho đều, …). – GV tạo những hoạt động đơn giản theo mỗi hình thức (Hoạt động cá nhân: Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn; Hoạt động chung cả lớp) |
– HS làm việc theo YC của GV 1. HS thực hành với đồ dùng học toán. – HS nhắc lại theo lời – HS tập dán hình vuông vàng, thẻ vào bảng con theo lệnh của GV. – HS thực hành giơ bảng theo lệnh của GV. – HS kết hợp dán hình, thẻ vào bảng với giơ bảng cho đúng và đều,… – HS nhận biết và gọi tên hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn. – HS thực hành các bước hoạt động học theo mỗi hình thức. – HS thực hành sao cho nhớ những quy định để hình thành nền nếp, biết cách phối hợp giữa các thành viên làm việc hiệu quả, nhóm trưởng biết phân công điều hành, … |
Bài 2: ĐẾM ĐẾN 10
A – Mục tiêu:
- Học sinh biết đếm thành thạo một nhóm vật có đến 10 vật.
- Học sinh biết trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”.
B – Yêu cầu:
- Xác định đúng đối tượng cần đếm.Thuộc thứ tự đếm đến 10.
- Đếm không bỏ sốt, không lặp lại.
- Biết trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?”.
- Thuật ngữ: Bao nhiêu? Đếm.
C – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I – Kiểm tra: – Đồ dùng học tập II- Bài mới: 1 – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Hoạt động chung cả lớp) – GV hỏi “Phòng học của lớp mình có bao nhiêu cửa số?”, “Em làm gì để biết được phòng học của lớp mình có … cửa sổ”. Khởi động với vài câu hỏi tương tự như vậy. – GV hướng HS tới nhận biết vấn đề: muốn biết “có bao nhiêu …” thì phải “đếm”. 2 – HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) 1. HS đếm đến 4, nhận biết rằng muốn biết “có bao nhiêu” thì phải đếm hết, mỗi vật chỉ được đếm một lần(không bỏ sót vật nào, không lặp lại). GV theo dõi xem HS nào biết đếm, HS nào lúng túng khi đếm và có thể hướng dẫn ngay cho những HS đó. 2. GV cho HS đếm đến 10, nhận biết ràng muốn biết “có bao nhiêu” thì phải đếm hết (không bỏ sót vật nào) và mỗi vật chỉ được đếm một lần (không lặp lại). – GV đọc tiếp bài thơ vui – GV xác nhận kết quả đúng bằng việc đọc những câu thơ trả lời: Có năm chú khi trên cây cao. Có sáu cô bướm đang bay lượn. Có bảy bông hoa nở trong vườn. Có tám con vật ở dưới đất. Có chín quả chuối để ở đây. Có mười quả đỏ ở trên cây. 3 – HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – GV cho HS đọc các số đếm từ 1 đến 10 đúng thứ tự. Mỗi cặp một HS đọc và HS kia theo dõi, nếu thấy bạn đọc sai thì nhắc, rồi đổi lại vai trò. – “Có bao nhiêu hình tam giác màu đỏ trong bộ đồ dùng học toán của em?”, 1. (Hoạt động cặp đôi) – GV yêu cầu HS xác định đúng đối tượng đếm các hình tam giác màu đỏ trong bộ đồ dùng học toán), đếm đúng (đọc đúng thứ tự các số đếm, đếm không bỏ sót và không lặp lại). GV đọc câu hỏi và yêu cầu HS đọc – GV theo sát từng HS xem có xác định đúng là chỉ đếm các hình tam giác màu đỏ không, có đọc đúng thứ tự các số đếm không, … GV xác nhận kết quả đúng, khen các HS học tốt. |
– HS kiểm tra đồ dùng HT cá nhân – HS trả lời câu hỏi “Có …………”. – HS quan sát, lắng nghe – HS quan sát tranh, chú ý quan sát kĩ con voi và tự trả lời từng câu hỏi “Con voi có bao nhiêu cái vòi?”, “Con voi có bao nhiêu cái tai?”, “Con voi có bao nhiêu cái chân?”, “Có bao nhiêu bó mía cạnh con voi?”. – HS đếm số vòi, số tai, số bó mía, số chân voi trước cả lớp – HS nghe GV đọc bốn câu đầu tiên của bài thơ, theo dõi tay GV chỉ trên tranh và đếm. Đây chính là việc xác nhận kết quả đúng của hoạt động 1. – HS tự đếm và trả lời – HS khác nhận xét đúng hay sai. – 1 Học sinh đếm – 1 HS theo dõi – HS đếm và trả lời câu hỏi HS tự đếm thành lời, trả lời câu hỏi. HS được chỉ định thực hiện trước lớp. HS khác nhận xét. |
BÀI 3: SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3
A – MỤC TIÊU:
- Nhận biết được những nhóm có số lượng 1, 2, 3.
- Đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3.
B – YÊU CẦU:
a) Kiến thức:
- Hình thành khái niệm số: mỗi số 1, 2, 3 là số lượng của một nhóm vật. Đọc, viết số.
- Thực hành xác định số lượng vật của một nhóm; lấy đúng số lượng vật đã định trước.
- Nhận biết số lượng của một nhóm có 1, 2, 3 đổ vật và những số lượng đó được viết là 1, 2, 3.
b) Kĩ năng:
- Biết nối mỗi nhóm vật với một số.
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
- Lấy được một số lượng 1 hoặc 2 hoặc 3 đồ vật.
- Thuật ngữ: số 1, số 2, số 3
C – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I- Kiểm tra II- Bài mới 1 – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG – GV giơ tay và hỏi có bao nhiêu? “Cô giơ bao nhiêu ngón tay?” “Cô giơ bao nhiêu cánh tay?’’ GV giới thiệu với HS rằng từ “một” là chỉ số lượng (như số lượng ngón tay giơ lên, số lượng cánh tay giơ lên,…). GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số một, số hai, số ba. 2 – HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá trong SHS lên để cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. a. Nhận biết số lượng “một”, viết số 1 và cách đọc. – GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi: “Có bao nhiêu chiếc cặp sách?”, “Có bao nhiêu chiếc hộp bút?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”. – GV giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “một” và đều được viết là 1, được đọc là “một”. b. Nhận biết số lượng “hai”, viết số 2 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ hai của tranh. 3. Nhận biết số lượng “ba”, viết số 3 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ ba của tranh. 3- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. (Hoạt động chung cả lớp với GV) GV YC Mỗi HS lấy ra ba thẻ số – GV gán trên bảng một hoặc hai hoặc ba đồ vật – GV HS được chỉ định lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật. b. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS – GV cho HS HS nhận biết yêu cầu của HĐ1 qua mẫu, tự thực hiện HĐ1. GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng. GV xác nhận kết quả đúng. c. (Cá nhân) HS tập viết số 1, số 2, số 3. – GV viết mẫu số 1 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 1. – GV thực hiện HD viết số 2, số 3 tương tự. d. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ – GV đánh giá từng HS về kĩ năng đếm. xác định số lượng và viết số – GV cho HS viết vở: 4 – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Cá nhân) GV YC HS lấy đủ số hình vuông màu vàng (lần lượt là 1,2. 3) rồi xếp vào bảng con theo cột GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số. Hoạt động này chốt lại bài học
III- Củng cố – dặn dò |
HS trả lời “một ngón tay” “một cánh tay” – HS lắng nghe – HS quan sát – HS được chỉ định trả lời lần lượt các câu hỏi trên. HS khác nhận xét. – HS nói và đọc vài lần theo tay GV chỉ: “Một chiếc cặp sách”, “Một chiếc hộp bút”, “Một hình vuông màu vàng”, “một” (hay “số một”). – HS nói và đọc theo GV chỉ – HS nói và đọc theo GV chỉ – HS lấy ra ba thẻ số – HS giơ thẻ số thích hợp – HS đếm số vật để khẳng định mình gắn thẻ số đúng rồi đọc số. – Cả lớp đọc số. – HS được chỉ định lên thực hiện trước lớp: đếm và nói số lượng mỗi nhóm vật rồi chỉ tay vào số. HS khác nhận xét, – HS “viết lên không khí” để thuộc hướng viết số, sau đó dùng ngón trỏ tay phải đặt lên điểm bắt đầu và tô theo số mẫu. – HS tự viết số vào trong vở. HS nhắc lại yêu cầu đó. Với mỗi nhóm vật, HS tự đếm và viết số vào bảng con, giơ lên để GV xem – HS được chỉ định trình bày kết quả thực hiện trước lớp. HS làm sai thi đếm lại các vật của nhóm, viết lại số trên bảng con. – HS viết số lượng mỗi nhóm vào vở. – HS viết vở – HS chỉ vào từng cột và đọc số. |
…….
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo án Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Toán 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.