Bạn đang xem bài viết Giáo án Toán 4 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Toán lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Toán 4 sách Chân trời sáng tạo mang tới bài soạn mẫu Bài 1: Ôn tập các số đến 1000 000. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 4 năm 2023 – 2024 theo chương trình mới.
Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 4 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm giáo án môn Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Mĩ thuật lớp 4 trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Kế hoạch bài dạy Toán 4 sách Chân trời sáng tạo
TUẦN 1
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000.
- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị.
- Nhận biết được các số tự nhiên có bốn hoặc năm chữ số liên tiếp.
- So sánh hai số có năm chữ số, sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm tròn số.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. – Cách tiến hành: |
|
GV tổ chức trò chơi “Đố bạn” Đếm từ 1 đến 10 Đếm theo chục từ 0 đến 100 Đếm theo trăm từ 100 đến 1000 Đếm theo nghìn từ 1000 đến 10000 Đếm theo chục nghìn từ 10000 đến 100000 – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới |
– HS tham gia trò chơi. – HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: – Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000. + Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại). + Làm tròn số. – Cách tiến hành: |
|
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, đọc số, viết số thành tổng của các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. – GV hướng dẫn cho HS viết số, đọc số, viết số thành tổng theo mẫu. – Các ý còn lại học sinh làm vào vở. – Gv gọi HS trả lời. – GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số? – GV yêu cầu HS đọc đề bài và phân tích đề bài. – GV hướng dẫn HS phân tích quy luật của từng dãy số. – GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. – Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Đề bài: Số? a) 4 760; 4 770; 4 780; .?.; .?.; .?.; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; .?.; .?.; .?.; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; .?.; .?.; .?. . – GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: (Làm việc cá nhân) Chọn số thích hợp với mỗi tổng
– GV cho HS làm bài tập vào vở. – Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau. – GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Làm việc nhóm 2) So sánh số. – GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên đã được học ở các lớp trước. – GV hướng dẫn HS so sánh số ở ví dụ.
– Từ ví dụ GV yêu cầu HS phân tích đề bài. – GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm. – Các nhóm trình bày kết quả, giải thích kết quả, nhận xét lẫn nhau. – GV giải thích lại cách làm. – GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 5 (Làm việc cá nhân) Làm tròn số rồi nói theo mẫu. Mẫu: Làm tròn số 81 425 đến hàng chục thì được số 81 430. a) Làm tròn các số sau đến hàng chục: 356; 28 473. b) Làm tròn các số sau đến hàng trăm: 2 021; 76 892 c) Làm tròn các số sau đến hàng nghìn: 7 428; 16 534 – HS hướng dẫn mẫu, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập. – GV mời HS nêu kết quả – GV nhận xét, tuyên dương. – GV nhận xét tuyên dương. |
Bài 1: – HS theo dõi GV làm mẫu. – HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập – HS nêu kết quả: a) Số gồm 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 4 chục và 5 đơn vị Viết số: 68 145 Đọc số: Sáu mươi tám nghìn một trăm bốn mươi lăm. Viết số thành tổng: 68 145 = 60 000 + 8 000 + 100 + 40 + 5 b) Số gồm 1 chục nghìn, 2 nghìn và 2 trăm. Viết số: 12 200 Đọc số: Mười hai nghìn hai trăm Viết số thành tổng: 12 200 = 10 000 + 2 000 + 200 c) Số gồm 4 nghìn và 1 đơn vị. Viết số: 4 001 Đọc số: Bốn nghìn không trăm linh một Viết số thành tổng: 4 001 = 4 000 + 1 – HS lắng nghe. Bài 2: – HS đọc đề bài, lắng nghe giáo viên hướng dẫn. – HS làm việc theo nhóm. – HS nêu kết quả Ta đếm như sau: a) 4 760; 4 770; 4 780; 4 790; 4 800; 4 810; 4 820. b) 6 600; 6 700; 6 800; 6 900; 7 000; 7 100; 7 200. c) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000. – HS lắng nghe. Bài 3: – HS làm vào vở. – HS nêu kết quả A – N B – Q C – P D – M Ta có: 30 000 + 6 000 + 200 + 40 = 36 240 60 000 + 3 000 + 20 + 4 = 63 024 60 000 + 3 000 + 200 + 40 = 63 240 30 000 + 6 000 + 20 + 4 = 36 024 – HS lắng nghe. Bài 4. – HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên. – HS lắng nghe GV hướng dẫn. – HS đọc đề bài và phân tích đề bài. – HS làm bài vào vở. – HS nêu kết quả: a) Sắp xếp các số 10 748; 11 750; 9 747; 11 251 theo thứ tự từ bé đến lớn ta được: 9 747; 10 748; 11 251; 11 750. * Giải thích Số 9 747 là số có 4 chữ số; Các số 10 748; 11 750; 11 251 là số có 5 chữ số và có chữ số hàng chục nghìn là 1. Số 10 748 có chữ số hàng nghìn là 0; Các số 11 750 và 11 251 có chữ số hàng nghìn là 1. Số 11 750 có chữ số hàng trăm là 7, số 11 251 có chữ số hàng trăm là 2 Do 2 < 7 nên 11 251 < 11 750. Do 0 < 1 nên 10 748 < 11 251 < 11 750. Vậy: 9 747 < 10 748 < 11 251 < 11 750. b) Ta có: 9 000 < 9 747 < 10 000 nên ta điền số 9 747 vào vị trí A 10 000 < 10 748 < 11 000 nên ta điền số 10 748 vào vị trí B 11 000 < 11 251 < 11 750 < 12 000 nên ta cần điền số 11 251 vào vị trí C và số 11 750 vào vị trí D Ta điền như sau:
– HS lắng nghe. Bài 5 – HS lắng nghe GV hướng dẫn mẫu. – HS làm bài vào vở. – HS xung phong nêu kết quả a) Làm tròn số 356 đến hàng chục thì được số 360. Làm tròn số 28 473 đến hàng chục thì được số 28 470 b) Làm tròn số 2 021 đến hàng trăm thì được số 2 000 Làm tròn số 76 892 đến hàng trăm thì được số 72 900 c) Làm tròn số 7 428 đến hàng nghìn thì được số 7 000 Làm tròn số 16 534 đến hàng nghìn thì được số 17 000 – Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả. – Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn. – Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai. |
3. Vận dụng: – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. |
|
– Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số” + Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng. ………. = 6 000 + 300 + 60 + 5 ………… = 70 000 + 500 + 30 + 1 ………… = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 …………. = 20 000 + 700 + 40 99 999 = … + … + … + 21 212 = 20 000 + … + … + ….. + ….. 19 225 = … + 9 000 + … + …… + 5 7 001 = 7 000 + … + Học sinh chuẩn bị phấn. + Thời gian 3 – 5 phút. + Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền. + Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết. + Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng. – GV nhận xét, tuyên dương. |
– HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Kết quả đúng của hai bảng: 6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5 70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1 21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5 20 740 = 20 000 + 700 + 40 99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9 21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2 19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5 7 001 = 7 000 + 1 |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Giáo án Toán 4 sách Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Toán 4 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy Toán lớp 4 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.