Bạn đang xem bài viết Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Giáo án PowerPoint, Word môn TNXH lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Cùng học để phát triển năng lực trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn TNXH 1 Cùng học của mình.
Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 Cùng học.
Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 1
CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM
Thời lượng: 2 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu thế nào là gia đình. Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà, cha mẹ những người thân yêu nhất của mình.
2. Kĩ năng:
- HS biết tự giới thiệu về bản thân của mình: tên, tuổi, sở thích, khả năng của bản thân.
- HS kể được tên những người thân trong gia đình với các bạn trong lớp.
- HS sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình
- HS biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình
3. Thái độ:
Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình .
4. Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: biết yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ người thân
- Nhận thức được tầm quan trọng của người thân trong gia đình; diễn đạt ngắn gọn thông tin về bản thân.
- Tìm hiểu những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giới thiệu một số thông tin về gia đình mình.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của GV: Tranh ảnh minh họa; Bài hát Ba ngọn nến lung linh, Ba thương con; bảng tương tác; máy chiếu; tivi, … ( tùy điều kiện địa phương,….)
- Chuẩn bị của HS: Tranh vẽ về hình ảnh về những người thân trong gia đình mình.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
Hoạt động dạy | Hoạt động học | Ghi chú |
Hoạt động 1: Khởi động: – Cho HS nghe, hát theo bài hát “Ba ngọn nến lung linh”. – GV hỏi: Gia đình bạn nhỏ trong bài hát có những ai? – Vậy trong gia đình em có những ai? – GV nhận xét, tuyên dương Kết luận: Gia đình thường có ông bà, cha mẹ và con cái. (GV tùy tình hình của HS trong lớp sẽ có xử lý tình huống sư phạm tránh lời nói làm tổn thương cho HS) Dẫn dắt HS cùng tìm hiểu kĩ thêm gia đình qua bài “Gia đình của em” Hoạt động 2: Khám phá: a) Quan sát và khai thác nội dung hình 1 *Hoạt động cặp đôi: – GV cho từng cặp HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Họ đang làm gì? – Mời đại diện một số cặp đôi lên trình bày – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Đặt thêm câu hỏi để khai thác những biểu đạt tình cảm của các thành viên trong gia đình như: + Vẻ mặt của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích? + Vẻ mặt của bố đang nghiêm trang hay chăm chú? + Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra âu lo hay vui mừng? + Vẻ mặt và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi? – GV nhận xét phần trả lời của HS Chốt tranh 1: Trong gia đình có ba , mẹ, chị và em. Ba, mẹ rất quan tâm và chăm sóc hai chị em. – GV dẫn dắt: Ngoài những việc làm quan tâm chăm sóc trên thì các thành viên trong gia đình còn làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với nhau cô cùng các em sẽ quan sát nội dung của hình 2. b) Quan sát và khai thác nội dung hình 2 *Hoạt động nhóm 4: – GV cho HS làm việc theo nhóm: quan sát hình 2, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? – Mời đại diện một số nhóm chia sẻ nội dung hình 2 trước lớp – GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. – GV đưa ra một số câu hỏi mở rộng: + Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau như thế nào? + Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà? (tựa và ôm tay bà). + Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì? (bố quan tâm, chăm sóc bà) + Việc làm và vẻ mặt của mẹ biểu hiện điều gì? (mẹ rất yêu thương và chăm sóc con) + Tình cảm của ông … Chốt tranh 2: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em là những người thân trong gia đình. Mọi người trong gia đình yêu thương và chăm sóc nhau. c) Liên hệ gia đình của mình: Trò chơi giai điệu yêu thương: GV bật bài hát cho HS chuyền bông hoa. Khi nhạc dừng, bông hoa được chuyền đến tay bạn nào thì bạn đó đứng lên kể về gia đình của mình. – GV nhận xét. * Lưu ý: Đối với những HS có hoàn cảnh đặc biệt như mồ côi cha mẹ hiện đang sống với ông bà hoặc người thân thì GV tránh những lời nói làm các em tủi thân, và dùng những lời nói động viên và an ủi các em. – GV kết luận và giáo dục HS về nhà hãy thể hiện những hoạt động để bày tỏ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Chuẩn bị các hình ảnh về gia đình của mình để chuẩn bị cho tiết sau. |
– HS nghe, hát theo bài hát “Ba ngọn nến lung linh”. – Ba, mẹ, con – HS kể về gia đình mình – HS lắng nghe – HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi – Đại diện một số cặp lên trình bày + Gia đình ở hình 1 có bố, mẹ, và hai con; + Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé; +Em bé cùng mẹ đang nhìn chị đi xe đạp và reo mừng. – HS khác bổ sung. – HS trả lời. – HS bổ sung. – HS nhận xét. – HS lắng nghe. – HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi. – Đại diện một số nhóm lên trình bày. + Gia đình trong hình có ông, bà, bố, mẹ, con trai và con gái; + Mẹ đang chải tóc cho con gái; bà đang đọc truyện cho cháu trai; bố đang mời bà uống nước (hoặc đưa cốc nước cho bà); ông đang trò chuyện với cháu gái. – HS trả lời. – HS bổ sung. – HS nhận xét. – HS lắng nghe. – Cả lớp tham gia trò chơi – HS lắng nghe. |
Tiết 2: LUYỆN TẬP
Hoạt động dạy | Hoạt động học | Ghi chú |
Hoạt động 3: Cùng giới thiệu về bản thân *Hoạt động cặp đôi: – GV cho từng cặp HS thay nhau tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân GV gợi ý để HS giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu (nếu có),… – Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp. – GV hướng dẫn HS nói câu đơn giản, diễn đạt ngắn gọn, mô tả được một số thông tin về bản thân. – GV nhận xét (kể to rõ, biết giới thiệu về tên và …), tuyên dương. Hoạt động 4:Cùng giới thiệu về gia đình của mình. a) Chuẩn bị sản phẩm hoặc thông tin về gia đình * Hoạt động cá nhân: – Cho HS phác họa các thành viên trong gia đình GV gợi mở để HS thể hiện nội dung sản phẩm như: Trong gia đình chúng mình có những ai? Có thể vẽ những thành viên trong gia đình chúng mình không? * Hoạt động cặp đôi Cho HS chia sẻ tranh, hình ảnh với bạn bên cạnh. Nói về nội dung trong tranh,ảnh. – GV nhận xét, tuyên dương tinh thần làm việc của HS. b) Giới thiệu về gia đình mình * Hoạt động cả lớp: Để kích thích hứng thú của HS, GV treo 1 hình ảnh vẽ ngôi nhà. Trong khi trình bày, HS có thể đặt hình ảnh của gia đình mình vào mô hình. – GV khuyến khích HS xung phong lên chia sẻ hình ảnh và giới thiệu gia đình mình trước lớp. Hướng dẫn HS diễn đạt ngắn gọn, mô tả được các thông tin về gia đình. Lưu ý mời những HS có sự khác nhau về thành phần các thành viên trong gia đình để cả lớp biết được cách xưng hô giữa các thành viên. – GV nhận xét chung, tuyên dương HS – Dặn dò HS và kết thúc tiết học. |
– HS hoạt động cặp đôi. – Đại diện một số cặp lên trình bày. * HS có thể nói được một số thông tin như: + Mình tên là Nguyễn Văn A, mình 6 tuổi, là anh lớn trong nhà. Mình thích chơi đá bóng. – HS vẽ phác họa ra giấy. – HS hoạt động cặp đôi. – HS nhận xét. – HS lên trình bày trước lớp * HS có thể giới thiệu được một số thông tin ngắn gọn: + Nếu là gia đình có hai thế hệ, lời giới thiệu có thể là: Đây là gia đình của tôi. Gia đình tôi có… người. Mẹ của tôi tên là…, bố của tôi tên là…, em của tôi (hoặc anh, chị) tên là… + Nếu là gia đình có hai thế hệ trở lên, lời giới thiệu có thể là: Gia đình tôi có ông bà là người nhiều tuổi nhất, … |
Bài 2: GIA ĐÌNH VUI VẺ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- HS kể được công việc nhà của các thành viên trong gia đình.
- Nói được câu đơn giản để giới thiệu những công việc của bản thân thường làm khi ở nhà và nhận biết được sự cần thiết chia sẻ công việc trong gia đình.
- Quan sát hình ảnh và trả lời được nội dung trong mỗi tranh.
- Biết vận dụng kiến thức học tập vào thực tiễn cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài hát “Bé quét nhà”, tranh ảnh về 1 số công việc nhà.
- HS: SGK.
III. CÁC HĐ DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
I. KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Kể về những công việc nhà trong gia đình bạn. |
|
– Cho cả lớp xem video và hát theo lời bài hát “ Bé quét nhà”. |
– HS nghe và hát theo. |
+ Bài hát kể về công việc của ai? |
+ Bài hát kể về công việc của bà và bé. |
+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc gì? |
+ Bạn nhỏ trong bài hát làm công việc quét nhà. |
– Hướng dẫn HS kể một số công việc nhà ở gia đình của mình. |
– HS kể: Ở nhà e quét nhà, nhặt rau, rửa ấm chén,… |
– Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy nhiên, mọi người luôn gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau nghỉ ngơi và vui chơi. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu và chia sẻ với nhau các công việc và hoạt động của các thành viên trong gia đình nhé. |
|
– GV ghi đầu bài lên bảng. |
– HS nêu đọc đầu bài. |
II. KHÁM PHÁ HĐ2: Quan sát và nói. |
|
* Quan sát và khai thác nội dung hình 1 *Hoạt động nhóm đôi: – Cho HS quan sát hình 1 trên màn hình. – Hướng dẫn quan sát và thảo luận nhóm đôi theo các các câu hỏi sau: + Các thành viên trong gia đình đang làm gì? |
– HS thảo luận cặp đôi. – HS quan sát trên màn hình. -Thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý của cô giáo |
+ Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc như thế nào? |
|
*Hoạt động cả lớp: |
|
– Cho HS quan sát tranh trong máy chiếu |
– Đại diện các nhóm trả lời: |
– GV nêu lại các câu hỏi trên. |
+ Các thành viên trong gia đình đang làm việc: Mẹ đang nấu cơm, bố đang tỉa cây, bạn gái đang giúp mẹ chuẩn bị mâm cơm, em trai đang quét ban công. + Vẻ mặt của mọi người trong lúc làm việc đều vui vẻ. |
– GV nhận xét, đánh giá. |
– HS nhận xét. |
* Quan sát và khai thác nội dung hình 2 *Hoạt động nhóm đôi: |
|
– Cho HS quan sát hình 2 trên máy chiếu và thảo luận các câu hỏi: + Những người trong hình đang làm công việc gì? + Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc nhà? |
– HS quan sát và thảo luận theo câu hỏi. |
*Hoạt động cả lớp: |
|
– Cho HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ trong hình. |
– HS quan sát vẻ mặt của bạn nhỏ trong hình. |
– GV đọc câu nói của bạn nhỏ: Mẹ ơi, hai mẹ con làm việc thật là vui! |
|
+ Những người trong hình đang làm công việc gì? + Họ cảm thấy như thế nào khi làm việc nhà? |
– Đại diện các nhóm trả lời: + Mẹ và bạn nhỏ đang phơi quần áo. + Bạn nhỏ cảm thấy rất vui khi cùng mẹ làm việc nhà. |
– GV nhận xét, đánh giá. |
– HS nhận xét. |
* Liên hệ về các công việc nhà của mọi người trong gia đình em. |
|
+ Khi ở nhà, mỗi người trong gia đình em thường làm những việc gì? |
+ Khi ở nhà, mỗi người trong gia đình em thường làm những việc: nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, … |
+ Những việc gì mọi người có thể cùng làm chung với nhau? + Em cảm thấy như thế nào khi được làm việc cùng mọi người? + Vì sao các thành viên trong gia đình nên nên làm việc nhà cùng nhau? |
+ HS tự liên hệ. + Em cảm thấy rất vui + Các thành viên trong gđ làm việc nhà cùng nhau để chia sẻ công việc, gần gũi, yêu thương nhau, từ đó gia đình thêm đầm ấm. |
– GV đọc câu ở hình lá. – GV khen những HS thường làm việc nhà và khuyến khích các HS khác tham gia việc nhà. – Cho HS quan sát trên máy chiếu các hình ảnh về các công việc ở gia đình. * Tổng kết tiết học – Nhắc lại nội dung bài học – Nhận xét tiết học – Hướng dẫn về nhà tập làm những công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ. – Tiết học sau sẽ kể những việc mình làm cho các bạn cùng nghe |
– HS nhắc lại. – HS khác khen bạn. – HS quan sát. |
BÀI 3: NƠI GIA ĐÌNH CHUNG SỐNG
I. Mục tiêu
– Giúp học sinh:
+ Nói được địa chỉ nhà, kiểu nhà, một vài đặc điểm xung quanh nhà thông qua hình ảnh.
+ Nhận biết được tên gọi, chức năng của một số đồ dùng, thiết bị phổ biến trong nhà.
+ Nhận biết được sự cần thiết của việc sắp xếp đồ dùng trong nhà và thực hiện được việc sắp xếp một số đồ dùng của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học
+ Giáo viên
– Chuẩn bị video bài hát “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong.
– Chuẩn bị một số hình ảnh, một số kiểu nhà phổ biến ở địa phương ( hình ảnh thể hiện ở trong nhà và ngoài nhà).
– Hình 5 trong SGK phóng to khổ lớn.
+ Học sinh
– Ảnh chụp hoặc ảnh về nơi sinh sống của gia đình.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
A. Hoạt động khởi động. – Cho HS xem video hát bài “ Nhà là nơi” của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong. – Qua bài hát giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận được nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống và giới thiệu bài. + Hoạt động 1: Nhà bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì? – Em hãy cho biết địa chỉ nhà của mình? Các đặc điểm ngôi nhà của em? – Xung quanh nhà bạn có những gì? (Giáo viên gợi ý: Nhà của em to hay nhỏ, nhà mái tôn hay cao tầng, …) – GV nhận xét, tuyên dương. B. Hoạt động khám phá Hoạt động 2: Quan sát và nói về những ngôi nhà trong hình – GV tổ chức hoạt động cặp đôi yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3/ trang 12 và mô tả các nhà khác nhau có trong hình. – GV treo tranh 1, 2, 3 . – Yêu cầu học sinh chia sẻ trước lớp – GV chốt : Có rất nhiều loại nhà và mỗi nhà ở một nơi khác nhau, có nhà ở phố, nhà thì ở vùng quê, cao nguyên,… + Hình 1 là nhà lợp ngói, xung quanh nhà có ao, đồng ruộng, luỹ tre, ..đây là nhà ở nông thôn. + Hình 2 là nhà sàn, xung quanh nhà có đồi, núi, ruộng bậc thang, suối,..đây là nhà ở miền núi. + Hình 3 là nhà cao tầng, nhà chung cư san sát nhau, phố xá đông vui, nhộn nhịp, …đây là nhà ở thành phố. – GVgiải thích thêm: Trong hình 3 đây là chung cư, có nhiều hộ gia đình chung sống, địa chỉ của chung cư là N8. Vậy mỗi nhà đều có một địa chỉ riêng VD: Nhà bạn A ở địa chỉ số 77, đường Ngô Đức Kế…. Các em phải nhớ được địa chỉ của nhà mình ở, phòng khi mình đi lạc…. Hoạt động 3: Cùng hỏi và trả lời a) Kể các phòng nơi gia đình chung sống: – GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK ( hình 4/ trang 13), thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: + Nhà bạn có những phòng nào? – Mời đại diện từng nhóm lên nêu. – GV nhận xét. b) Kể các đồ dùng thiết bị trong gia đình – GV yêu cầu HS quan sát hình 4/ trang 13 hỏi đáp + Trong nhà có những đồ dùng gì? Thiết bị nào? – Mời từng cặp đứng lên hỏi đáp trước lớp. * Liên hệ: – Nhà em có những phòng nào? – Kể những đồ dung trong mỗi phòng? ( Gợi ý : Phòng khách nhà em có những đồ dùng gì?) – GV nhận xét, chốt: Nhà thường có nhiều phòng, mỗi phòng có các đồ dùng, thiết bị cần thiết cho sinh hoạt. C. Hoạt động luyện tập Hoạt động 4: Cùng chơi “ Dọn nhà” – GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 5/ trang 14 trong SGK và thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: + Hãy chỉ ra những đồ dùng chưa đúng chỗ và nói vị trí phù hợp của chúng + Theo bạn vì sao phải để đồ dùng đúng chỗ? – GV chia lớp thành 3 đội và cho HS sắp xếp một số đồ dùng ở trong lớp VD: sách vở, bút,… – GV tuyên dương đội xếp đồ dùng đúng vị trí nhanh nhất. – GV GD tư tưởng: Trong lớp cũng như ở nhà chúng ta nhớ sắp xếp đồ dùng đúng chỗ, ngăn nắp, gọn gàng để sử dụng thuận tiện khi cần thiết. * Củng cố, dặn dò. |
– HS nghe bài hát. + Hoạt động cả lớp. – HS chia sẻ những điều mình biết về địa chỉ, các đặc điểm ngôi nhà của mình. – VD: Nhà mình ở khu phố 1, phường Long Toàn… – Nhà mình ở gần trường học, nhà thờ, bệnh viện, … – Xung quanh nhà mình ở có hàng quán, cây cối, ruộng vườn, sông nước,… – HS quan sát tranh SGK và hỏi đáp đôi bạn. Hỏi: Hình 1 nhà ở đâu? Bạn trả lời: Hình 1 ở gần ao cá và cánh đồng lúa. Hình 2: Nhà ở Tây Nguyên vì có ruộng bậc thang và nhà sàn… Tương tự hình 3. – HS lên chỉ và nêu Hình 1: Nhà ngói Hình 2: Nhà sàn Hình 3: Nhà cao tầng, nhà chung cư – Các nhóm nhận xét, bổ sung. – Học sinh lắng nghe – HS thảo luận nhóm 4, từng nhóm trả lời các câu hỏi. VD: HS nói tên một số phòng trong nhà như: phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng khách,….. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. +Hoạt động cặp đôi VD: Hỏi: Trong nhà có những đồ dung gì? -Phòng khách có tivi, quạt, ghế sofa,.. – Phòng ngủ có tủ quần áo, giường, gối nệm,.. – Phòng bếp có…. VD: Hỏi: Nồi cơm điện dùng để làm gì? Đáp: Nồi cơm điện dùng để nấu cơm. – Các cặp hỏi đáp trước lớp. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – HS trả lời +Hoạt động cặp đôi – HS quan sát và thảo luận cặp đôi. VD: Quả bóng để giữa nhà, giày dép để mỗi nơi một chiếc, cặp sách để trên ghế ngồi uống nước, quần để trên ghế,… – HS trả lời: Để dễ tìm khi cần sử dụng. – HS thi đua sắp xếp vị trí. – HS nhận xét |
…..
Giáo án PowerPoint Tự nhiên và xã hội 1
Giáo án điện tử Tự nhiên và xã hội 1 sách Cùng học để phát triển năng lực gồm có 6 chủ đề, mỗi chủ đề lại có đầy đủ các bài giảng điện tử cho từng bài học riêng. Mời thầy cô cùng tải file về để tham khảo.
…..
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tự nhiên và xã hội 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Giáo án PowerPoint, Word môn TNXH lớp 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.