Bạn đang xem bài viết Giọng gió là gì? Cách hát giọng gió cực hay, bền giọng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ca hát là niềm đam mê cả đời của không ít người, tùy theo khả năng bẩm sinh của từng người mà họ sẽ lựa chọn những cách hát phù hợp cho mình khi trình bày một ca khúc bất kì. Trong đó giọng gió được coi là “phương thuốc hiệu nghiệm” cho những nốt cao chót vót hay những ai vừa là tân binh trong giới ca sĩ. Vậy giọng gió là gì? Tại sao giọng gió lại được áp dụng cho những trường hợp như thế? Cách hát giọng gió có đơn giản không? Cần có những gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì hãy dành ra vài phút để theo dõi bài viết dưới đây từ Wiki Cách Làm. Tin rằng bạn sẽ có câu trả lời hài lòng và thuyết phục cho mình ngay đấy!
Giọng gió là gì?
Giọng gió còn biết đến với tên gọi đó là giọng falsetto, đây là cách hát hay còn gọi là kỹ thuật hát giả thanh nên sẽ hoàn toàn khác với giọng thật hay giọng ngực của bạn. Trên thực tế có nhiều người bị nhầm lẫn và đánh đồng hát giọng mũi hay giọng đầu với giọng gió, trên thực tế cả 3 cách hát này đều có những kĩ thuật riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là lời ca cất ra không có độ vang, nghe có vẻ eo éo và âm thanh cũng yếu hẳn so với giọng thật hay giọng bụng.
1. Ưu điểm của giọng gió
Hát giọng gió có các ưu điểm gì ? ưu điểm hát giọng gió đó chính là giọng hát của bạn nhẹ nhàng, bay bổng hơn,trong sáng hơn. Khi hát lên các nốt cao câu hát mượt mà, trong sáng và mềm mại. Đặc biệt nếu bạn là người vừa mới chập chững bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp thì giọng gió sẽ giúp bạn có đà chuyển giọng tốt hơn.
2. Nhược điểm của giọng gió
Nhưng giọng hát này có nhược điểm khi hát sẽ thiếu sự cộng hưởng, thiếu đi sự ngân rung tự nhiên, thiếu độ dày,… Hát giọng gió diễn ra thường xuyên còn có hại cho thanh quản của bạn. Thậm chí có nhiều trường hợp bởi vì lạm dụng kĩ thuật của giọng gió quá mức mà bị mất tiếng, đành phải từ bỏ con đường ca hát đầy tâm huyết của chính mình.
Hướng dẫn chi tiết cách hát giọng gió
1. Phải phát âm rõ ràng
Bạn nên luyện tập đọc mỗi ngày với các trang sách, đọc kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thường ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ. Nếu khi nói chuyện với người khác mà bạn phát âm vấp, chưa tròn chữ thì phải tiếp tục luyện tập thêm để phát âm được rõ hơn nhé. Đây được xem là cách hát giọng gió đơn giản nhất nhưng lại đòi hỏi tính kiên trì, nghiêm túc cao nhất.
2. Âm lượng, tốc độ nói hợp lý
Bạn cần phải biết cách để điều khiển âm lượng, nói quá nhỏ hoặc quá mạnh đều không được, bạn nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa đủ giúp đảm bảo trong khi nói phải nhả chữ rành rọt, dễ nghe. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng thoải mái để đạt hiệu quả nhất.
Luyện tập cách nói chuyện thầm thì trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió giúp thu hút người đối diện nhiều hơn.
Ngoài ra chú ý thêm cả tốc độ nói: nói phải có lúc nhanh lúc chậm, có thể dừng lại hẳn để mọi người suy nghĩ một chút. Nói quá nhanh, quá chậm là không được phải biết điều khiển tốc độ vừa đủ. Nói nhanh quá làm cho người nghe không kịp khiến cho não họ không xử lý, phân tích, nghe thời gian ngắn là chán. Nếu như nói quá chậm sinh buồn ngủ. Vì vậy mà việc điều khiển tốc độ nói chính là cách hát giọng gió không thể bỏ qua nếu bạn muốn thành công.
3. Phải tạo sự truyền cảm
Tạo sự truyền cảm là yêu cầu tối thiểu của những ai sử dụng chất giọng để mưu sinh. Đặc biệt những ai đang luyện tập hát giọng gió thì đây cũng là cách giúp cho bài hát của bạn dễ dàng đánh động đến tâm hồn người nghe nhanh chóng nhất. Trên thực tế, ai cũng muốn có giọng truyền cảm, cảm xúc nhưng không dễ dàng tập luyện được điều này. Khi tiếp xúc với người khác bạn cần vui vẻ, thoải mái. Nếu bạn có tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui sẽ giúp có giọng nói truyền cảm. Sự truyền cảm của giọng nói phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc của bạn với người khác trong giao tiếp hàng ngày.
4. Tập luyện ngữ điệu
Giọng gió muốn dễ dàng đi vào lòng người cần có ngữ điệu lên xuống uyển chuyển. Thông thường giọng gió khi lên cao sẽ cho ra những lời ca rất trong, rất sáng và mềm mại. Thế nhưng khi chuyển từ tông cao sang tông trầm, không ít trường hợp bị khàn tiếng hoặc tiếng nhỏ đến mức khó có thể nghe rõ chữ được. Vì vậy cách hát giọng gió bây giờ cho bạn đó là hãy luyện tập ngữ điệu lên xuống uyển chuyển, nhịp nhàng để khi lên cao hay xuống thấp, các ca từ có thể kết hợp uyển chuyển, mềm mại với nhau. Để kiểm nghiệm hiệu quả của cách này, các bạn hã lắng nghe giọng điệu lúc nói chuyện của mình, nghe thử chúng có uyển chuyển lên xuống không hay chỉ đều đều có một tông.
5. Nói giọng bụng
Nói giọng bụng có nghĩa là lấy hơi thở từ cơ bụng, khi sử dụng thì nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng hơn, giọng bụng được nhiều MC, ca sỹ chuyên nghiệp sử dụng. Vậy làm thế nào để nói giọng bụng ? bạn phải tập cách để nói giọng bụng chuẩn.
Bước 1: Tập lấy hơi
- Đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.
- Dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận khí vào đan điền” )
- Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 ít.
- Luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày.
Bước 2: Luyện mở vòm miệng
- Khi phát âm mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp bạn khi hát lên nốt cao không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, như vậy giảm đi tình trạng bị khản tiếng.
- Vòm cộng minh sẽ giúp bạn phát âm to, tròn chữ, vang.
- Thay đổi cao độ, phát âm từ âm trầm tới âm bổng thật hợp lý.
- Thời gian đầu khi tập thì chắc chắn bạn sẽ chưa quen, chắc chắn dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng bạn nên tránh cố quá sức, ảnh hưởng tới chất giọng.
- Khi phải phát âm to, sự điều khiển chủ yếu từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả.
- Tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều.
6. Tham gia các lớp dạy thanh nhạc
Tham gia các lớp dạy thanh nhạc là một trong những cách hát giọng gió bài bản và chính quy nhất. Hiện nay có không ít bạn trẻ đã đăng kí ghi danh vào những trung tâm dạy thanh nhạc để được trau dồi những kiến thức cơ bản cho mình. Hơn nữa tại các trung tâm này luôn có những giáo viên dày dạn kinh nghiệm sẽ sẵn sàng hỗ trợ cũng như định hướng cách hát phù hợp cho học viên của mình. Nếu bạn có khả năng và muốn hát giọng gió, giáo viên sẽ giúp bạn luyện tập, đồng thời điều chỉnh những lỗi sai để bạn hoàn thiện nhanh chóng theo từng ngày.
7. Thu âm giọng hát
Nếu con đường bạn chọn là theo đuổi sự nghiệp âm nhạc chính quy thì thu âm giọng hát chính là cách hát giọng gió bắt buộc đối với bạn. Vì chỉ lúc này, bạn mới có thể lắng nghe chất giọng của mình khi cất tiếng hát, có như thế, đứng trên lập trường là một thính giả, bạn sẽ nhận biết được những ưu – nhược điểm trong giọng ca của mình là gì. Là khi hát nốt cao, giọng rất sáng và rõ hay nghe không ra chữ nào, là hát nốt thấp du dương, mượt mà hay bị bể tiếng. Do đó thu âm giọng hát cũng là một cách giúp bạn học hỏi và cải thiện chính mình một cách tích cực và nhanh chóng đấy!
Những lưu ý để giữ giọng khỏe lâu bền
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần kiêng cử để giữ giọng hát đặc biệt là trước khi biểu diễn trên sân khấu. Một số cách giữ giọng các bạn có thể tham khảo.
1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn kích thích
Uống nhiều nước là cách giúp dây thanh quản không bị tổn thương. Hoặc chúng ta có thể ăn trái cây có nhiều nước cũng rất tốt ví dụ như dưa hấu, đào, nho, mận,… Hơn nữa uống nhiều nước còn giúp cho thanh quản được thanh mát, giải nhiệt, từ đó cơ quan này sẽ làm tốt chức năng của mình mà không gây ra các tình trạng như viêm họng, đau họng, khan tiếng hay gắt cổ mỗi khi nuốt nước bọt.
2. Đừng phá giọng bằng cách la hét, nói chuyện lớn tiếng
Tránh la hét quá lớn, trường hợp nếu họng bạn khô hoặc bị khàn, chúng ta nên hạn chế nói chuyện. Việc giọng khàn là dấu hiệu dây thanh quản đang bị tổn thương. Đây cũng được xem là cách hát giọng gió giúp cho thanh quản của bạn luôn được duy trì ở một trạng thái tràn đầy năng lượng nhất.
3. Đừng hút thuốc
Bạn có thể hút thuốc nhưng không lạm dụng, thuốc lá có khả năng gây tàn phá giọng hát của bạn từ từ và nghiêm trọng. Nhìn chung hút thuốc lá không bao giờ được khuyến khích sử dụng, nếu bạn muốn theo đuổi con đường âm nhạc lâu bền cho mình, tốt nhất hãy từ bỏ thói quen hút thuốc để giọng hát của bạn không phải chịu bất kì tổn thương không đáng có nào nhé!
4. Đừng hắng giọng
Nếu hắng giọng các dây thanh quản bị đẩy vào nhau khiến các dây này bị tổn thương và gây ra tình trạng bị khản giọng. Thay vì hắng giọng hãy uống ngụm nước sẽ tốt hơn nhiều. Trên thực tế, hắng giọng đôi khi trở thành thói quen đối với không ít người, nhưng nếu duy trì thói quen vô thưởng vô phạt này lâu ngày, quá trình rèn luyện giọng gió của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí còn mau bị mất tiếng hay độ mượt mà không được đảm bảo như lúc đầu.
Xem thêm: Cách để cải thiện giọng hát của bạn
Như vậy, các bạn chắc hẳn đã không còn thắc mắc giọng gió là gì rồi đúng không nào. Bên cạnh đó chúng tôi cũng hướng dẫn luôn những cách hát giọng gió cực kì hiệu quả và cách giữ giọng hát không thể xem nhẹ mà bạn nên biết. Hãy kiên trì tập luyện nhiều lần để thành công trong quá trình tập luyện để có giọng hát hay nhé. Chúc các bạn thành công với những dự định trong cuộc sống và đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Giọng gió là gì? Cách hát giọng gió cực hay, bền giọng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.