
Du lịch Hà Nội mà không có dịp ghé qua Hồ Gươm thì quả là đáng tiếc. Nói như vậy là vì Hồ Gươm được ví như trái tim, như linh hồn của thủ đô Hà Nội. Trong bài viết này chúng mình xin chia sẻ kinh nghiệm tham quan Hồ Gươm trong 1 ngày chi tiết nhất để quý du khách có thể tham khảo và xây dựng lộ trình du lịch Hồ Gươm phù hợp và đáng nhớ nhất cho mình!
1. Giới thiệu tổng quan về Hồ Gươm
Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích khoảng 12 hecta. Đây là hồ nổi tiếng nằm ở giữa trung tâm thành phố Hà Nội được biết đến với các tên gọi khác như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Lục Thủy hay Hồ Tả Vọng. Không chỉ mang đậm nét truyền thống, văn hóa và lịch sử, Hồ Gươm còn là tụ điểm vui chơi rất hấp hẫn được nhiều bạn trẻ yêu thích. Chính vì vậy, nơi đây là một trong những địa điểm du lịch Hà Nội cực kì hot và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt.
1.1. Hồ Gươm nằm ở đâu?
Hồ Gươm là hồ nước duy nhất của Quận Hoàn Kiếm. Hồ này có vị trí kết nối các tuyến phố trung tâm khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Cầu Gỗ… với khu phố Tây Tràng Thi, Bảo Khánh, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Tràng Tiền… do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ.

Hồ Gươm
1.2. Lịch sử Hồ Gươm
Hồ Gươm đã có từ vài nghìn năm trước khởi nguồn là một phân lưu của sông Hồng. Ban đầu khi được hình thành rõ rệt hồ được gọi với tên Hồ Tả Vọng. Người dân Hà Nội còn đặt tên Hồ Lục Thủy cho hồ bởi điểm đặc biệt là nước hồ luôn xanh biếc quanh năm.
Vào đầu thế kỷ 15 với truyền thuyết nhà vua Lê Thái Tổ hoàn trả gươm báu cho Rùa thần trong một lần dạo chơi hồ mà tên gọi Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện. Kể từ đó tới nay 2 tên gọi này được sử dụng nhiều, hồ cũng được bảo tồn trở thành di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa quan trọng của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Lịch sử Hồ Gươm
1.3. Truyền thuyết Hồ Gươm
Tương truyền kể lại rằng trong thời kỳ đứng lên tập hợp nhân sỹ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh, Lê Lợi tình cờ bắt được một thanh sắt sáng như lưỡi gươm và một cái chuôi gươm ở hai nơi khác nhau có khắc chữ Thuận Thiên cùng chữ Lợi. Khi đó Lê Lợi tin rằng đây là ý trời là vật báu trời cho nên ráp vào thành một chiếc gươm hoàn chỉnh. Nhờ dùng thanh gươm báu đó, ông cùng các nhân sỹ đánh tới đâu thắng tới đó, đánh đuổi được quân Minh và được suy tôn lên làm vua.
Đầu năm 1428 trong một lần cùng bá quan văn võ quần thần dạo thuyền trên hồ Tả Vọng, nhà vua chợt thấy Rùa vàng nổi lên và thanh gươm bên người động đậy và phát sáng. Vua hiểu ý nên trao gươm báu để Rùa thần hoàn lại cho Long Quân. Kể từ đó tên gọi Hồ Gươm, Hồ Hoàn Kiếm ra đời và tồn tại cho tới ngày nay.

Truyền thuyết Hồ Gươm
2. Những địa điểm tham quan tại Hồ Gươm
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Gươm được coi là danh lam thắng cảnh số một của thủ đô. Nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa chính trị mà còn quy tụ rất nhiều địa điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.
2.1. Tháp Rùa
Nằm trên gò đất trung tâm hồ, Tháp Rùa là điểm nhấn thu hút nhất ở Hồ Gươm. Được xây dựng từ những năm 1884, với lối kiến trúc Pháp kết hợp với kiến trúc phong kiến cổ xưa của Việt Nam, Tháp Rùa nổi lên giữa hồ cổ kính, rêu phong và đầy trầm mặc.

Tháp Rùa
2.2. Tháp Hòa Phong
Khác với Tháp Rùa, Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. Đây là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dân Pháp phá dỡ năm 1898. Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng. Đây là nơi được khá nhiều du khách chụp ảnh khi đến với Hồ Gươm.

Tháp Hòa Phong
2.3. Bưu điện Hà Nội
Nằm đối diện Tháp Hòa Phong, Bưu điện Hà Nội là công trình được xây dựng trên nền chùa Báo Ân mà Pháp tháo dỡ. Tòa nhà đầu tiên của Bưu điện Hà Nội được Pháp xây dựng từ năm 1884. Trải qua những lần xây thêm năm 1943 và xây mới năm 1976, Bưu điện Hà Nội được giữ nguyên kiến trúc 5 tầng hiện đại với mặt tiền chạy dọc bờ hồ Hoàn Kiếm. Với đồng hồ lớn ở trên nóc, Bưu Điện Hà Nội là địa điểm nổi tiếng được người dân thủ đô gọi với cái tên thân thuộc “Bưu điện Bờ Hồ”.

Bưu điện Hà Nội
2.4. Phố Đinh Lễ
Là con phố nằm ngay cạnh Bưu điện Hà Nội, Đinh Lễ nổi tiếng là thiên đường sách của thủ đô. Đến với phố sách Đinh Lễ du khách có thể tìm được các đầu sách ở đủ mọi thể loại từ triết học, lịch sử, văn hóa, kinh tế, khoa học xã hội tới sách chuyên ngành, sách cho thiếu nhi… với chất lượng tốt mà giá thành cực kỳ rẻ.

Phố Đinh Lễ
2.5. Cửa hàng kem số 35 Tràng Tiền
Kem 35 Tràng Tiền là địa điểm nổi tiếng của Hà Nội tại khu vực Hồ Gươm. Nơi đây không chỉ là cửa hàng kem lâu đời mà còn là biểu trưng cho ẩm thực và văn hóa của Hà Nội. Nếu đến Hồ Gươm nhất định du khách nên ghé thăm nơi đây, xếp hàng đợi mua và thưởng thức những chiếc kem mát lạnh, thơm nức, ngọt dịu ngay trên vỉa hè để có được cảm nhận trọn vẹn nhất.

Cửa hàng kem số 35 Tràng Tiền
2.6. Nhà hát lớn Hà Nội
Tọa lạc ở quảng trường Cách mạng tháng Tám đầu phố Tràng Tiền, Nhà hát lớn Hà Nội được người Pháp xây dựng theo kiến trúc của một nhà hát opera thu nhỏ vào năm 1901. Tới thăm nơi đây bạn sẽ không chỉ được ngắm một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn có cơ hội thưởng thức khám phá các chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhà hát lớn Hà Nội
2.7. Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian vô cùng đặc sắc của Hà thành nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung. Để hiểu thêm về loại hình nghệ thuật múa rối nước quý khách có thể mua vé thưởng thức các buổi biểu diễn tại Nhà hát múa rối Thăng Long với tối đa 6 suất diễn một ngày để lựa chọn.

Nhà hát múa rối nước Thăng Long
2.8. Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza
Khác với những điểm tham quan mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa lâu đời, Tràng Tiền Plaza là một lựa chọn thay đổi không khí và phục vụ mua sắm của du khách ngay gần Hồ Gươm. Đây là công trình trung tâm thương mại hiện đại và sang trọng bậc nhất thủ đô với rất nhiều các mặt hàng từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza
2.9. Vườn hoa – Tượng đài Lý Thái Tổ
Được xây dựng năm 2004, Tượng đài vua Lý Thái Tổ là công trình nhằm tưởng nhớ công ơn của vị Hoàng đế Lý Công Uẩn, người có công lớn trong việc dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long – Hà Nội. Vườn hoa và khu khuôn viên trước tượng đài Lý Thái Tổ là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động cộng đồng và các chương trình văn hóa, xã hội, nghệ thuật lớn của thủ đô và quốc gia.

Vườn hoa – Tượng đài Lý Thái Tổ
2.10. Phố đi bộ Hồ Gươm
Mặc dù chỉ được mở vào dịp cuối tuần từ năm 2018 nhưng đến nay Phố đi bộ Hồ Gươm đã trở thành điểm đến nổi tiếng và quen thuộc của Hà Nội. Các trò chơi dân gian ô ăn quan, kéo co, nhảy sạp, nhảy dây…những tụ điểm biểu diễn âm nhạc dân gian, âm nhạc đường phố, âm nhạc hiện đại…những gánh hàng rong đặc trưng hay những quầy nặn bán tò he, tất cả làm nên một Hà Nội tấp nập, đa dạng và cực kỳ hấp dẫn.

Phố đi bộ Hồ Gươm
2.11. Tháp Bút – Đài Nghiên
Cùng nằm ở phía Đông Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, Đài Nghiên và Tháp Bút là hai công trình không thể tách rời cùng được xây dựng năm 1865. Đài Nghiên gồm 3 chân kê nghiên là hình tượng 3 con cóc, trên thân nghiên có khắc một bài Minh gồm 64 chữ Hán. Tháp Bút được thiết kế như hình một chiếc bút lông cao 9 mét với ngòi bút dựng thẳng lên trời. Hai công trình này là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Hà thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Tháp Bút – Đài Nghiên
2.12. Đền Bà Kiệu
Đền Bà Kiệu hay còn gọi là Thiên Tiên điện là một trong những ngôi đền mẫu đầu tiên tại nước ta. Nằm ở số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, đền Bà Kiệu là nơi thờ tụng 3 vị nữ thần của dân tộc là Công chúa Liễu Hạnh, Quế Nương và Quỳnh Hoa.

Đền Bà Kiệu
2.13. Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc là cây cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Đây là cây cầu gỗ được sơn đỏ nổi bật với thiết kế uốn cong hình con tôm nối liền bờ hồ với đảo Ngọc Sơn. Với kiến trúc độc đáo, cầu Thê Húc là điểm nhấn quyến rũ và thi vị nổi bật của Hồ Gươm.

Cầu Thê Húc
2.14. Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn nằm trên một hòn đảo nhỏ phía Tây Bắc Hồ Hoàn Kiếm. Hòn đảo này được nối với bờ nhờ cây cầu Thê Húc. Đền Ngọc Sơn thờ Văn Xương Đế Quân, Quan Công, Trần Hưng Đạo và Lã Đồng Tân.

Đền Ngọc Sơn
2.15. Phố cổ Hà Nội
Từ Hồ Gươm đi chếch về phía Tây và phía Bắc, du khách sẽ có dịp tham quan khu phố cổ Hà Nội như Hàng Lược, Hàng Bông, Hàng Gai… Tuy không còn được nguyên trạng như thời xưa nhưng nề nếp bán hàng trên đường phố, những gánh hàng rong và những ngôi nhà cổ được bảo tồn chắc chắn sẽ khiến du khách cảm nhận được phần nào về Hà Nội 36 phố phường xưa cũ.

Phố cổ Hà Nội
2.16. Chợ Đồng Xuân
Chợ Đồng Xuân là khu chợ lâu đời và quy mô nhất ở Hà Nội. Tại khu chợ này bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ các món ăn đường phố tới các mặt hàng gia dụng, vải vóc, quần áo, phụ kiện công nghệ tới các món quà có thể mua về để tặng người thân, gia đình, bạn bè.

Chợ Đồng Xuân
3. Kinh nghiệm tham quan Hồ Gươm
Sau đây là một số kinh nghiệm tham quan Hồ Gươm mà chúng tôi thiết nghĩ sẽ rất hữu ích cho bạn!
3.1. Làm thế nào để đến Hồ Gươm?
Để đến được Hồ Hoàn Kiếm du khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân hay công cộng đều rất thuận tiện. Quý khách có thể bắt taxi hoặc xe ôm và chỉ cần nói điểm đến là Hồ Gươm thì sẽ được đưa đến tận nơi. Khi đi xe ôm hoặc taxi hãy lưu ý tra trên google map để biết khoảng quãng đường và hỏi giá cả trước.
Một lựa chọn khác cũng rất dễ dàng thuận tiện là di chuyển bằng xe buýt. Có rất nhiều xe buýt đi qua bờ hồ như xe buýt số 31, 36, 08, 09, 14…Nếu bạn chưa chắc chắn về lộ trình hoặc điểm xuống bờ hồ thì hãy hỏi hoặc nhờ nhân viên bán vé để được hỗ trợ chỉ dẫn.
3.2. Thời điểm tham quan Hồ Gươm tốt nhất
Theo chúng tôi thời điểm tham quan Hồ Gươm tốt nhất, trọn vẹn nhất là thời điểm cuối tuần của mùa thu. Khi đến Hồ Gươm vào cuối tuần bạn sẽ được trải nghiệm Phố đi bộ với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Còn khi tham quan Hà Nội vào mùa thu, khí hậu mát mẻ sẽ giúp bạn có được hành trình đi bộ tham quan Hồ Gươm và phố cổ thuận tiện nhất cũng như được ngắm mùa thu Hà Nội với lá rơi vàng khắp các phố, những gánh hàng rong hoa cúc hay cốm xanh thơm mát hoặc được thưởng thức mùi hoa sữa nồng nàn đặc trưng của thủ đô xinh đẹp.
3.4. Tham quan Hồ Gươm bao nhiêu thời gian là đủ?
Tham quan Hồ Gươm trong thời gian bao nhiêu lâu thì đủ có lẽ là câu hỏi rất khó trả lời. Bởi vì tùy theo lịch trình cũng như nhu cầu tham quan của mỗi người mà có quỹ thời gian tham quan du lịch Hồ Gươm khác nhau. Theo chúng tôi để khám phá đầy đủ và trọn vẹn nhất Hồ Gươm và các danh thắng xung quanh hồ Gươm du khách nên dành một ngày trọn vẹn 24 tiếng. Vì sao và lộ trình tham quan hồ Gươm trong 1 ngày như thế nào? Hãy cùng khám phá ngay sau đây!
4. Gợi ý lịch trình tham quan Hồ Gươm trong 1 ngày
Với rất nhiều địa điểm tham quan và nhiều món ngon cần khám phá, dành một ngày trọn vẹn để du lịch Hồ Gươm là một lựa chọn vô cùng sáng suốt cho du khách. Bởi nếu dành một ngày bạn mới có đủ thời gian để khám phá cũng như thư thái cảm nhận được hết vẻ đẹp của trái tim thủ đô. Hơn nữa buổi sáng, buổi trưa, buổi tối quanh khu vực Hồ Gươm lại có những hoạt động và những điểm tham quan phù hợp khác nhau.
Chúng tôi xin gợi ý lịch trình tham quan du lịch Hồ Gươm trong 1 ngày tới bạn như sau:
Trên đây là những giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm tham quan Hồ Gươm chi tiết nhất. Nếu có điều kiện chúng tôi khuyên bạn nên dành trọn một ngày để khám phá và cảm nhận trọn vẹn nhất về cảnh quan, kiến trúc, các địa danh lịch sử, các công trình nổi tiếng, ẩm thực và phố phường cũng như con người Hà Nội tại nơi đây!
Đăng bởi: Đào Phạm Thị Thanh