Bạn đang xem bài viết Hoá học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng Giải Hoá học lớp 9 trang 9, 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Hoá học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 9, 11 chương 1 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Giải Hóa 9 bài 2 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 9 Bài 2 Một số oxit quan trọng, mời các bạn cùng tải tại đây.
Lý thuyết Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
I. Canxi oxit
– Công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống, là chất rắn, màu trắng.
1. Tính chất hóa học
CaO có đầy đủ tính chất hóa học của oxit bazơ.
a) Tác dụng với nước: CaO (r) + H2O (l) → Ca(OH)2(r)
Phản ứng của CaO với nước gọi là phản ứng tôi vôi, phản ứng này tỏa nhiều nhiệt.
Chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.
CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Nhờ tính chất này, CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải của nhiều nhà máy hóa chất, …
c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Vì vậy CaO sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.
2. Ứng dụng của canxi oxit
CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
– Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
– Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
– Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung đá vôi
II. Lưu huỳnh đioxit
– Công thức hóa học là SO2, tên gọi khác là khí sunfurơ.
1. Tính chất vật lí
Lưu huỳnh đioxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp…), nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học
Lưu huỳnh đioxit có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit.
a) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit:
SO2 + H2O → H2SO3 (axit sunfurơ)
SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:
Ví dụ:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Khi SO2 dư sẽ tiếp tục có phản ứng sau:
SO2 (dư) + H2O + CaSO3 ↓ → Ca(HSO3)2
Như vậy khi cho SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tùy theo tỉ lệ về số mol mà sản phẩm thu được là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.
3. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit
– Phần lớn SO2 dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4.
– Dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong sản xuất giấy, đường,…
– Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Thí dụ:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Giải bài tập Hóa 9 Bài 2 trang 9
Câu 1
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2
Viết những phương trình phản ứng hóa học.
Gợi ý đáp án
a) Lấy một ít mỗi chất cho tác dụng với nước, sau đó đem lọc, nước lọc của các dung dịch này được thử bằng khí CO2 hoặc dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa trắng thì chất ban đầu là CaO, nếu không có kết tủa thì chất ban đầu là Na2O. Phương trình phản ứng :
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Hoặc Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Na2O + H2O → 2NaOH
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
b) Sục hai chất khí không màu vào hai ống nghiệm chứa nước vôi Ca(OH)2 trong. Ống nghiệm nào bị vẩn đục, thì khí ban đầu là CO2, khí còn lại là O2.
PTPỨ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 2
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Gợi ý đáp án
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 3
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5mol/lit hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp CuO và Fe2O3.
a) Viết các phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng của mỗi oxit bazơ có trong hỗn hợp ban đầu.
Gợi ý đáp án
VHCl = 200ml = 0,2 lít
nHCl = 3,5 x 0,2 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3.
VHCl = 200ml = 0,02 lít
nHCl = 3,5 x 0,02 = 0,7 mol.
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3
a)
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
x 2x
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3 H2O
y 6y
b)
⇒ nHCl = 2x + 6y = 0,7 mol (∗)
mhỗn hợp = mCuO + mFe2O3 = 80x + 160y = 20g
⇒ x + 2y = 0,25 ⇒ x = 0,25 – 2y (∗∗)
=> x = 0,25 – 2.0,1 = 0,05 mol
⇒ mCuO = 0,05 x 80 = 4g
mFe2O3 = 0,1 x 160 = 16g
Câu 4
Biết 2,24 lit khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm sinh ra là BaCO3 và H2O.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Gợi ý đáp án
nCO2 = V / 22,4 = 2,24 / 22,4 =0,1 mol.
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O
nBa(OH)2 = nCO2 = 0,1 mol,
VBa(OH)2 = 200ml = 0,2 lít
⇒ CM Ba(OH)2 = n / V = 0,1 / 0,2 = 0,5 M.
c)nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol.
=> mBaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g.
Giải bài tập Hóa 9 Bài 2 trang 11
Câu 1
Viết phương trình hóa học cho mỗi biến đổi sau:
Gợi ý đáp án
(1) S + O2 SO2
(2) SO2 + CaO → CaSO3
Hay SO2 + Ca(OH)2(dd) → CaSO3↓ + H2O
(3) SO2 + H2O ⇆ H2SO3
(4) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O
Hoặc H2SO3 + Na2O → Na2SO3 + H2O
(5) Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑ + H2O
Không nên dùng phản ứng:
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑ + H2O vì HCl dễ bay hơi nên khí SO2 thu được sẽ không tinh khiết.
(6) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Hoặc SO2 + Na2O → Na2SO3
Câu 2
Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và P2O5.
b) Hai chất khí không màu là SO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
Gợi ý đáp án
Nhận biết các chất sau:
a) CaO và P2O5
Lẫy mẫu từng chất và cho vào nước thu được 2 dung dịch Ca(OH)2 và H3PO4
Dùng quỳ tím cho vào các mẫu này.
Mẫu nào làm quỳ tím hóa xanh là Ca(OH)2 → chất rắn ban đầu là: CaO.
Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4 ⇒ chất rắn ban đầu là P2O5
PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
b) SO2 và O2.
Lấy mẫu thử từng khí.
Lấy quỳ tím ẩm cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là SO2, còn lại là O2.
PTHH: SO2 + H2O → H2SO3
Câu 3
Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, hiđro, oxi, lưu huỳnh đioxit. Khí nào có thể làm khô bằng canxi oxit? Giải thích.
Gợi ý đáp án
Điều kiện chất có thể làm khô được những chất khác:
+ Phải hút ẩm được.
+ Không tác dụng với chất được làm khô.
Ta thấy CaO có tính hút ẩm (hơi nước) tạo thành Ca(OH)2, đồng thời là một oxit bazơ (tác dụng với oxit axit). Do đó CaO chỉ dùng làm khô các khí ẩm là hiđro ẩm, oxi ẩm.
Câu 4
Có những chất khí sau: CO2, H2, O2, SO2, N2. Hãy cho biết chất nào có tính chất sau:
a) Nặng hơn không khí.
b) Nhẹ hơn khống khí.
c) Cháy được trong không khí.
d) Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
e) Làm đục nước vôi trong.
g) Đổi màu giấy quỳ tím ẩm thành đỏ.
Gợi ý đáp án
a) Những khí nặng hơn không khí: CO2, O2, SO2.
Vì Mkk = 29 g/mol.
MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol
⇒ CO2 nặng hơn kk
Tương tự: MO2 = 16.2 = 32 g/mol , MSO2 = 32 + 16.2 = 64g/mol
b) Những khí nhẹ hơn không khí: H2, N2.
Mkk = 29 g/mol.
MH2 = 1.2 = 2 g/mol
⇒ H2 nhẹ hơn kk
Tương tự: MN2 = 14.2 = 28g/mol
c) Những khí cháy được trong không khí: H2.
2H2 + O2 → 2H2O
d) Những khí tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit: CO2, SO2.
PTHH: CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
e) Những khí làm đục nước vôi trong: CO2, SO2.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 ↓ + H2O
g) Những khí làm đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ: CO2, SO2.
Quỳ tím ẩm ⇒ xảy ra phản ứng với nước tạo axit làm quỳ tím chuyển đỏ
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 5
Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:
a) K2SO3 và H2SO4.
b) K2SO4 và HCl.
c) Na2SO3 và NaOH.
d) Na2SO4 và CuCl2.
e) Na2SO3 và NaCl.
Gợi ý đáp án
Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất: a
Phương trình hóa học minh họa:
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + SO2 ↑ + H2O.
Câu 6
Dẫn 112ml khí SO2 (đktc) đi qua 700ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01 M, sản phẩm là muối canxi sunfit.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng.
Gợi ý đáp án
a) SO2+ Ca(OH)2→ CaSO3↓ + H2O
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
b) VSO2= 112ml = 0,112 l; VCa(OH)2= 700ml = 0,7 l
nSO2 = V / 22,4 = 0,112 / 22,4 = 0,005 (mol)
nCa(OH)2 = CM . V = 0,01. 0,7 = 0,007 (mol)
SO2 hết Ca(OH)2 dư
Theo pt nCa(OH)2 = nSO2 = 0,005 mol
⇒ nCa(OH)2 dư = 0,007 – 0,005 = 0,002 (mol)
mCa(OH)2 dư = n . M = 0,002 × 74 = 0,148 (g)
n CaSO3 = nSO2 = 0,005 mol → mCaSO3 = n. M = 0,005 × 120 = 0,6 (g).
Trắc nghiệm Hóa học 9 bài 2
Câu 1: CaO để lâu trong không khí bị giảm chất lượng là vì:
A. CaO tác dụng với O2
B. CaO tác dụng với CO2
C. CaO dụng với nước
D. Cả B và C
Câu 2: CaO dùng làm chất khử chua đất trồng là ứng dụng tính chất hóa học gì của CaO?
A. Tác dụng với axit
B. Tác dụng với bazơ
C. Tác dụng với oxit axit
D. Tác dụng với muối
Câu 3: Sử dụng chất thử nào để phân biệt hai chất rắn màu trắng: CaO và P2O5
A. Dung dịch phenolphtalein
B. Giấy quỳ ẩm
C. Dung dịch axit clohiđric
D. A, B và C đều đúng
Câu 4: Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:
A. CuO
B. ZnO
C. PbO
D. CaO
Câu 5: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:
A. CO
B. CO2
C. SO2
D. CO2 và SO2
Câu 6: Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng
A. Giấy quỳ tím ẩm
B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ
C. Than hồng trên que đóm
D. Dẫn các khí vào nước vôi trong
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoá học 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng Giải Hoá học lớp 9 trang 9, 11 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.