Bạn đang xem bài viết Hóa học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải Hoá học lớp 9 trang 101 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoá 9 Bài 31 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về cấu tạo và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 9 chương 3 trang 101.
Việc giải Hóa 9 bài 31 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Bảng hệ thống tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của số điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN
1) Ô nguyên tố
– Bảng tuần hoàn có khoảng 110 ô, mỗi một nguyên tố được sắp xếp vào một ô gọi là ô nguyên tố.
– Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố
– Số hiệu nguyên tử là số thứ tự của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử.
Ví dụ: Ô thứ 11, xếp nguyên tố natri (Na).
Ta có:
+ Số hiệu nguyên tử = số proton = số electron = 11
+ Kí hiệu hóa học: Na
+ Tên nguyên tố: natri
+ Nguyên tử khối: 23
2) Chu kì
– Chu kì là dãy các nguyên tố được sắp xếp theo hàng ngang
– Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).
– Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
– Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố nằm trong chu kì.
Ví dụ: chu kì 3: bắt đầu là kim loại kiềm Na và kết thúc là khí trơ: Ar (agon)
3) Nhóm
– Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1) Trong một chu kì
– Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:
+ Số electron ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1)
+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
=> Như vậy đầu chu kì là kim loại mạnh (kim loại kiềm), cuối chu kì là phi kim mạnh (halogen: flo, clo..), kết thúc chu kì là khí hiếm.
Ví dụ: chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (kim loại mạnh) cuối chu kì là phi kim mạnh clo, kết thúc chu kì là khí hiếm agon (Ar)
2) Trong một nhóm
– Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân, ta có:
+ Số lớp electron của nguyên tử tăng dần
+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Biết vị trí của nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
2. Biết cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố.
Giải bài tập Hóa 9 Bài 31 trang 101
Câu 1
Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.
Gợi ý đáp án
Cấu tạo nguyên tử | Tính chất | ||||
Điện tích hạt nhân | Số e trong nguyên tử | Số lớp electron | Số e ở lớp ngoài cùng | Kim loại | Phi kim |
7+ | 7 | 2 | 5 | x | |
12+ | 12 | 3 | 3 | x | |
16+ | 16 | 3 | 6 | x |
Câu 2
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó
Gợi ý đáp án
- Số thứ tự của nguyên tố là 11 (ô số 11) thuộc chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn
- Tên nguyên tố là: Natri; Kí hiệu hóa học: Na; Nguyên tử khối: 23.
Câu 3
Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối … Viết các phương trình hoá học minh hoạ với kali.
Gợi ý đáp án:
Các nguyên tố nhóm IA, chỉ có hóa trị là I trong các hợp chất và có tánh chất hóa học tương tự natri.
2K + 2H2O → 2KOH + H2
4K + O22K2O
2K + Cl2 2KCl
Câu 4
Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At): tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hoá học minh hoạ với brom.
Gợi ý đáp án:
Các nguyên tố nhóm VIIA có tính chất hóa học tương tự clo.
Br2 + 2K 2KBr
3Br2 + 2Fe 2FeBr3
Br2 + H2 2HBr (k)
Câu 5
Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :
a) Na, Mg, Al, K
b) K, Na, Mg, Al
c) Al, K, Na, Mg
d) Mg, K, Al, Na.
Giải thích sự lựa chọn.
Gợi ý đáp án:
Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.
Vì:
- Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm.
- Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.
Câu 6
Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần: F, O, N, P, As.
Giải thích.
Gợi ý đáp án:
Vị trí các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn:
Nhóm | VA | VIA | VIIA |
Chu kì | |||
2 | N | O | F |
3 | P | ||
4 | As |
Theo chu kì 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F. Theo nhóm VA, tính phi kim tăng dần từ As, P, N.
Vậy: Tính phi kim tăng dần từ trái sang phải là As, P, N, O, F.
Câu 7
a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng
- A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.
- 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.
b) Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Gợi ý đáp án:
a) nA = 0,35/22,4 = 0,0156625 mol
MA = 1/0,0156625 = 64 gam
Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A?
mO = 64.50/100 = 32 => nO = 32/16 = 2 mol
mS = 64 – 32 = 32 gam => nS = 32/32 = 1 mol
Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2
b) Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối:
nSO2 = 0,2 mol
nNaOH= 0,36 mol
Xét tỉ lệ: nNaOH/SO2 = 0,36/0,2 >1 => Sau phản ứng tạo ra 2 muối, muối trung hòa và muối axit
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O (1)
x 2x x
SO2 + NaOH → NaHSO3 (2)
y y y
Gọi số mol của SO2 lần lượt ở phương trình (1) và (2) là x, y
x + y = 0,2 mol
2x + y = 0,36 mol
=> x = 0,16, y = 0,04
nNa2SO3 = 0,16 => CM = 0,16/0,3 = 8/15M
nNaHSO3 = 0,04 => CM = 0,04/0,3 = 2/15M
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Giải Hoá học lớp 9 trang 101 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.