Bên cạnh nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng, Hoàng Thành Thăng Long vẫn là cái tên không thể bỏ lỡ ở Hà Thành. Cùng chúng mình tìm hiểu dấu ấn lịch sử vàng son tồn tại hàng nghìn năm ở Hoàng Thành Thăng Long nhé.
Nếu bạn đã từng nghiêng mình trước vẻ đẹp trầm mặc, uy nghi của Hoàng thành Huế, thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua di chỉ khảo cổ Hoàng thành Thăng Long ở thủ đô Hà Nội, một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng qua nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam, và cũng là một trong những di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử của Việt Nam
Qua thăng trầm lịch sử, Hoàng thành Thăng Long bị tàn phá nhiều lần, được sửa chữa và xây dựng lại trên nền cũ, nhưng đến nay, hầu hết các công trình nguyên thủy đã không còn. Dẫu vậy, khu vực Hoàng thành Thăng Long ngày nay vẫn là trung tâm quyền lực của cả nước, cũng là địa điểm thu hút du lịch của Hà Nội.
Về Khu Di Tích Hoàng Thành Thăng Long

Nguồn ảnh: hoangthanhthanglong
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay.
Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.
Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành – nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc khác.

Nguồn ảnh: dulichvietnam
Những gì chúng ta còn thấy ngày nay ở thủ đô Hà Nội là Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long với diện tích khoảng 20ha (trên tổng diện tích 140ha của Hoàng thành), bao gồm hai khu vực: Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội. Ngoại trừ Bắc Môn và Kỳ Đài, những công trình còn sót lại chỉ là phục dựng và các di tích khảo cổ được tìm thấy trong suốt nhiều năm.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại, vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.
Hoàng Thành Thăng Long Ở Đâu?

Nguồn ảnh: vnexpress
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long có địa chỉ tại 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Thực tế, toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Hướng Dẫn Cách Đi Đến Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long nằm ở trung tâm thủ đô nên giao thông ở khu vực này vô cùng thuận lợi. Bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện cá nhân hay công cộng đều được.
Giá Vé Tham Quan Hoàng Thành Thăng Long Tham Khảo
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long giá vé vào cổng như sau:
Giờ Mở Cửa Hoàng Thành Thăng Long
Các Địa Điểm Tham Quan Ở Hoàng Thành Thăng Long
Khi đến quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, bạn sẽ đi qua Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và một số di tích tiêu biểu khác. Hãy cùng khám phá ngay sau đây nhé.
1. Kỳ Đài – Cột Cờ Hà Nội

Nguồn ảnh: suckhoedoisong
Điểm dừng chân đầu tiên trong cụm di tích Hoàng thành đó là Kỳ Đài, hay thường được gọi là Cột cờ Hà Nội. Đây là di tích có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805 đến 1812, cùng thời với Hoàng thành Thăng Long.
Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột, và đài vọng canh, với tổng chiều cao khoảng 33,4m. Bên trong công trình có thiết kế cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên đỉnh – nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long.
Công trình Cột cờ Hà Nội vẫn đứng vững chãi, kiên cố đến ngày nay, và trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
2. Đoan Môn

Nguồn ảnh: hoangthanhthanglong
Rời Cột cờ Hà Nội, bạn đi thêm một đoạn nữa sẽ đến Đoan Môn, cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Đoan Môn đã xuất hiện từ thời Lý, nhưng kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay là do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX.
Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, với 5 cổng thành: cổng giữa to nhất dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích.
Đây là địa điểm được check-in nhiều nhất bởi vẻ hoành tráng, uy nghi của công trình.
3. Điện Kính Thiên

Nguồn ảnh: vietnamplus
Bắt đầu từ Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành.
Điện Kính Thiên được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài.
Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Tuy vậy, những dấu tích tìm thấy nơi đây cùng đôi rồng chầu đã phần nào gợi lại nét nguy nga, tráng lệ của Điện Kính Thiên năm xưa.
4. Hậu Lâu – Tĩnh Bắc Lâu

Nguồn ảnh: hoangthanhthanglong
Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện Kính Thiên, khi xưa là chốn hậu cung – nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa, và các cung tần, mỹ nữ.
Hậu Lâu xuất hiện từ sau đời hậu Lê, được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng, kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp. Nét đặc trưng nhất của Hậu Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, và được người Pháp cho cải tạo, xây dựng lại như hiện nay.
5. Chính Bắc Môn – Cửa Bắc

Nguồn ảnh: hoangthanhthanglong
Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại.
Cửa Bắc được xây dựng xong vào năm 1805, theo lối vọng lâu: phía trên là lầu, phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành đến chết.
6. Khu Khảo Cổ 18 Hoàng Diệu

Nguồn ảnh: kientrucvadoisong
Đây là nơi cho bạn một bức tranh lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật của các triều đại phong kiến thông qua các di tích và di vật được tìm thấy sau cuộc khai quật khảo cổ vào năm 2002.
Khu vực này sau đó được Viện khảo cổ học phân thành bốn khu riêng biệt để tiện theo dõi và nghiên cứu. Có rất nhiều dấu tích lịch sử nằm xen lẫn, chồng xếp lên nhau suốt 13 thế kỷ theo thứ tự như sau:
Một số cổ vật được trưng bày lộ thiên có mái che để để du khách tham quan. Còn những cổ vật tinh xảo và quan trọng được trưng bày ở tầng hầm khu nhà Quốc hội.
7. Cổng Hành Cung

Nguồn ảnh: hoangthanhthanglong
Cổng hành cung là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi, làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện.
Trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội hiện còn tồn tại tám cổng hành cung như thế. Chính nhờ những cổng hành cung này mà công việc xác định tọa độ các cung điện và lớp tường thành được chính xác hơn.
8. Những Công Trình Kiến Trúc Kiểu Pháp

Nguồn ảnh: dantri
Ngoài các công trình khảo cổ, trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội còn có hệ thống các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nay được trưng dụng làm trụ sở và cơ quan của Nhà nước Việt Nam.
Kinh Nghiệm Du Lịch Hoàng Thành Thăng Long Chi Tiết

Nguồn ảnh: vnexpress
Địa Điểm Du Lịch Gần Hoàng Thành Thăng Long

Nguồn ảnh: baoxaydung
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long nằm ở trung tâm thủ đô, nên rất thuận lợi cho bạn kết hợp tham quan vô số địa điểm du lịch nổi tiếng khác gần đó như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Nhà hát lớn Hà Nội, v.v.
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch quanh Hà Nội của mình thì nhớ tham khảo thêm danh sách các địa điểm du lịch Hà Nội “chuẩn không cần chỉnh” từ Klook nữa nè.
Các Khách Sạn Gần Hoàng Thành Thăng Long,

Nguồn ảnh: lasinfoniadelreyhotel
Nếu bạn muốn lưu trú gần khu vực Hoàng thành Thăng Long thì chẳng khó để chọn một khách sạn vừa ý, vì nơi đây tập trung rất nhiều khách sạn tốt từ bình dân đến cao cấp.
1. La Sinfonía del Rey Hotel & Spa
2. Mayflower Hotel Hanoi
3. JM Marvel Hotel & Spa
4. Soleil Boutique Hotel
5. Imperial Hotel & Spa
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khách sạn Hà Nội, homestay Hà Nội, resort ở gần Hà Nội và đặt phòng khách sạn qua hệ thống chúng mình để có giá tốt nhất nè. Đừng quên nhập thêm mã giảm giá Klook để nhận mức ưu đãi “xịn sò” lên đến 50% nhé!
Ting…Ting… Bạn Có Quà!
Từ 30.03.2021, Nhập mã BETTERONAPP để được giảm giá ngay 5%, tối đa 230.000đ cho đơn hàng đầu tiên của bạn trên ỨNG DỤNG KLOOK nhé.
Hoàng thành Thăng Long không đơn thuần là một di tích lịch sử, đây còn là di sản văn hóa, hiện thân của hồn thiêng sông núi Thăng Long, nơi ghi dấu quá trình dựng nước và giữ nước của bao đời người dân đất Việt. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, #teamKlook nhớ sắp xếp lịch trình để tham quan Hoàng thành Thăng Long để tìm hiểu thêm về lịch sử nước mình, cũng như lưu lại những khoảnh khắc đậm chất cung đình tại nơi này.
Để chuyến đi được suôn sẻ, đừng quên truy cập chúng mình để biết thêm các hoạt động vui chơi tại Hà Nội, tour đi chơi bát phố trên xe Jeep quân đội, cùng những ưu đãi lớn khi đặt vé máy bay đi Hà Nội nhé.
Ghé thăm Blog của chúng mình để bỏ túi danh sách địa điểm du lịch Hà Nội được yêu thích, tìm hiểu thêm về Chùa Một Cột, Phố Cổ Hà Nội, Làng Gốm Bát Tràng, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các bảo tàng ở Hà Nội và nhiều hơn thế nữa.
Bạn đã có kế hoạch vi vu Hoàng Thành Thăng Long để yêu hơn đất nước Việt Nam hay chưa?
Đăng bởi: Lê Tuấn Ah