Bạn đang xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 10: Xây dựng nhà trường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 trang 5 sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 10 Chủ đề 1 Xây dựng nhà trường hay ngắn gọn nhất sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 Cánh diều trang 5→15.
Soạn bài Xây dựng nhà trường Hoạt động trải nghiệm 10 Cánh diều còn giúp các em học sinh hiểu rõ về truyền thống và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường. Từ đó xác định những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Hoạt động trải nghiệm 10 Chủ đề 1 Xây dựng nhà trường mời các bạn cùng theo dõi.
Hoạt động 1
Tìm hiểu về truyền thống và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường
Câu 1. Tìm hiểu và nêu những truyền thống của nhà trường.
Trả lời:
Truyền thống dạy tốt, học tốt
Truyền thống hoạt động của đoàn thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao
Truyền thống tương thân, tương ái
Câu 2. Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
Trả lời:
- Tham quan phòng truyền thống của trường
- Tham quan hồi thi chúng em kể chuyện Bác Hồ
- Tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử trường
- Truyền thống về tâm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu
- Thuyết trình về truyền thống của trường
- Thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”
Câu 3. Nêu cảm nhận về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
Trả lời:
Qua các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường giúp giữ gìn được truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc. Cảm thấy tự hào về những truyền thống của nhà trường
Hoạt động 2
Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện
Câu 1. Xác định những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.
Trả lời:
Tự tin:
- Luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, không rụt rè, ba phải, dựa dẫm.
- Chủ động quyết định mọi việc, dám nghĩ, dám làm.
- Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận nhóm
- Nhìn vào người nghe khi giao tiếp
- Thể hiện khả năng của bản thân trước mọi người
Thân thiện:
- Tươi cười Với mọi người
- Hòa đồng, không phân biệt đối xử
Câu 2. Chia sẻ những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.
Trả lời:
- Thiếu tự tin trước đám đông
- Không dám phát biểu trước nhiều người
- Không dám bắt chuyện với mọi người
- Luôn rụt rè khi phải tiếp xúc với nhiều người
Câu 3. Thảo luận về cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp.
Trả lời:
- Chủ động tham gia các hoạt động chung
- Chủ động tham gia nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè
- Đọc sách, báo để nâng cao hiểu biết
- Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, lưu lát, tươi vui
Hoạt động 3:
Thực hiện nội quy trường, lớp
Câu 1. Xây dựng nội quy, quy định của lớp.
Trả lời:
- Sẵn sàng học tập mỗi ngày
- Đối xử tốt với bạn
- Giúp đỡ lẫn nhau
- Cư xử lịch sự, văn minh
- Thực hiện hoạt động học tập theo định hướng của thầy cô
- Chăm sóc từng góc nhỏ của ngôi trường
Câu 2. Thực hiện các biện pháp rèn luyện đã đề xuất và chia sẻ kết quả thực hiện.
Trả lời:
HS cùng nhau thực hiện
Hoạt động 4
Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường
Câu 1. Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục.
Gợi ý 1
Kế hoạch giáo dục truyền thống “Thi đua học tốt”
– Mục tiêu:
Học sinh tự hào về truyền thống học tập của các thế hệ đi trước và tích cực, chủ động học tập.
– Nội dung giáo dục:
- Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống học tập của các thế hệ học sinh;
- Những biểu hiện của truyền thống “thi đua học tốt”: Giá trị của truyền thống “thi đua học tốt” đối với sự phát triển của nhà trường:
- Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “thi đua học tốt”;
– Hình thức tổ chức:
Thăm phòng truyền thống, thuyết trình, phóng sự về những tấm gương học sinh tiêu biểu….
– Phân công nhiệm vụ
- Nhóm 1: tìm kiếm tài liệu về lịch sử trường và những thành tích học tập nồi bật của các thế hệ học sinh:
- Nhóm 2 sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua học tập, tích cực học tập của học sinh trong các thời kì:
- Nhóm 3 trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện đề giữ gìn truyện thống:
– Thời gian:
Giờ sinh hoạt lớp tuân tiếp theo.
– Địa điểm:
Phòng truyền thống, lớp học
– Kết quả dự kiến:
Học sinh tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phân đâu học tôt, thê hiện ở việc học tập chú động và tích cực.
Gợi ý 2
Truyền thống Tôn sư trọng đạo
– Mục tiêu: HS trong trường phát huy được truyền thống thể hiện sự kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô.
– Nội dung:
- Lịch sử hình thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Những biểu hiện kính trọng, biết ơn thầy cô của các thế hệ học sinh trong trường.
Tác động của truyền thống đó đối với sự phát triển của nhà trường, học sinh.
– Hình thức tổ chức: thuyết trình kết hợp xem video, tham quan phòng truyền thống, xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm.
– Phân công trách nhiệm:
Tổ 1: chuẩn bị nội dung về lịch sử hình thành truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của trường.
- Tổ 2: sưu tầm các hình ảnh thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các thế hệ học sinh trong trường.
- Tổ 3: phân tích tác động của truyền thống đó đối với sự phát triển của nhà trường và học sinh.
– Thời gian: tiết sinh hoạt dưới cờ tuần 2 tháng 11.
– Địa điểm: sân trường.
– Kết quả mong đợi: HS giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
2. Kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường:
Nội dung tuyên truyền tổ chức giáo dục: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Những thành công: HS có ý thức và thực hiện những hoạt động giữ gìn truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Những điểm cần rút kinh nghiệm:
- Đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học sinh.
- Nên có những tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn các tài liệu tham khảo để các em có thể tìm nghiên cứu trước khi tiến hành hoạt động.
– Hình thức tổ chức: thuyết trình, video, hình ảnh.
3. Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:
- Từng bước hình thành ở học sinh mục đích sống có lý tưởng, lối sống đẹp, sống có hoài bão, bản lĩnh, luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình, quê hương, xã hội.
- Nhận thức được những đóng góp và truyền thống hiếu học của các thế hệ đi trước. Để từ đó các em có động cơ học tập và rèn luyện trở thành những người con ngoan, trò giỏi, trở thành những người có ích sau này.
- Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện.
Gợi ý 3
Truyền thống “Hiếu học”
– Mục tiêu: Học sinh trong trường phát huy được truyền thống thể hiện sự tự học, tích cực học hỏi.
– Nội dung:
+ Lịch sử hình thành truyền thống “Hiếu học.”
+ Những biểu hiện hiếu học, tích cực học hỏi, thành tích học tập của các thế hệ học sinh trong trường.
+ Tác động của truyền thống đó với sự phát triển của nhà trường.
– Hình thức tổ chức: Thuyết trình, bài báo, kết hợp video, tham quan phòng truyền thống nhà trường hoặc xây dựng và biểu diễn tiều phẩm.
– Phân công trách nhiệm:
+ Tổ 1 chuẩn bị nội dung về lịch sử, quá trình phát triển của truyền thống.
+ Tổ 2 sưu tầm các hình ảnh, câu chuyện thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các thế hệ học sinh trong trường.
+ Tổ 3 phân tích tác động và ý nghĩa của truyền thống với sự phát triển của nhà trường và học sinh.
– Thời gian: Ngày kỉ niệm thành lập trường.
– Địa điểm: Sân trường.
– Kết quả mong đợi: Giữ gìn và phát huy truyền thống “Hiếu học.”
Câu 2. Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.
Trả lời
- Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức;
- Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn;
- Những kinh nghiệm thu được.
Câu 3. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.
Trả lời
– Đối với bản thân:
- Nâng cao hiểu biết về nhà trường:
- Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn;
- Tạo động lực phần đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể:
– Đối với nhà trường:
- Giữ vững những truyền thống tốt đẹp:
- Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường:
Hoạt động 5
Thực hiện biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung
Câu 1. Trao đổi những biện pháp có thể thực hiện đề thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.
Trả lời
- Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, ; cách thức thực hiện hoạt động
- Thuyết phục các bạn cùng tham gia hoạt động chung
- Chủ động chia sẻ kiến thức kĩ năng có được từ các hoạt dộng chung
- Phân công nhiệm vụ, sở thích phù hợp với các bạn
- ………………
Câu 2. Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung trong những tình huống sau:
Trả lời
Tình huống 1: Khuyên các bạn cùng tham gia vì đây là phong trào của trường lớp tổ chức để có thể phát huy truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay của nhà trường
Tình huống 2: Khuyên các bạn cùng nhau hợp tác làm bài để có thể giúp nhau đạt được kiến thức tốt hơn và thành tích học tập của mỗi người trong nhóm sẽ dần được cải thiện hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 10: Xây dựng nhà trường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 trang 5 sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.