Bạn đang xem bài viết Hospitality là gì? Những điều cần biết về ngành Hospitality tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hospitality là một khái niệm vô cùng phổ biến và quan trọng trong ngành du lịch và dịch vụ. Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ rằng Hospitality không chỉ đơn thuần là việc tiếp đãi hay phục vụ khách hàng, mà nó còn đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tận tâm và sự sáng tạo.
Ngành Hospitality bao gồm hàng loạt các hoạt động như khách sạn, nhà hàng, du thuyền, sân bay, casino và các cơ sở vui chơi giải trí. Không chỉ đáng chú ý là những công việc chủ yếu trong ngành này, mà còn là những quy tắc ứng xử giữa người phục vụ và khách hàng.
Để hiểu rõ hơn về ngành Hospitality, chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc chính như tôn trọng, sự quan tâm đến khách hàng, khả năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng lắng nghe và giải quyết vấn đề, cũng như kiến thức về quản lý và tổ chức. Bên cạnh đó, ngành này cũng đòi hỏi khả năng làm việc nhóm, ứng phó với áp lực và mong muốn liên tục cải tiến.
Việc hiểu rõ về ngành Hospitality không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được các tri thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này, mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Qua việc tham gia vào ngành này, chúng ta có thể trở thành những chuyên gia trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra trải nghiệm tuyệt vời và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên toàn cầu.
Mặc dù đây là một ngành nghề khá phổ biến tại các nước hoặc thành phố phát triển du lịch, Hospitality là thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam hơn một thập kỉ trở lại đây. Vậy Hospitality là gì? Vai trò và cơ hội làm việc hiện nay của ngành Hospitality? Chúng Tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Hospitality là gì?
Hospitality là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành dịch vụ bao gồm Dịch vụ – Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng. Hospitality là sự hiếu khách, tiếp đón thân thiện đối với các vị khách hoặc người lạ.
Mọi người thường nhầm lẫn thuật ngữ Hospitality chỉ được sử dụng trong ngành Khách sạn. Tuy nhiên ngành Hospitality khá rộng và bao gồm bốn mảng chính: Dịch vụ lưu trú (Accomodation), Ẩm thực (Food & Beverage), Du lịch – Lữ hành (Travel & Tourism), Dịch vụ giải trí (Recreation).
Một số khái niệm liên quan Hospitality là gì?
Hospitality Management là gì?
Hospitality Management là ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn. Ngành này có cơ hội làm việc rất cao và cực hot trong tất cả những ngành liên quan đến Hospitality như: Nhà hàng, phụ trách nhân sự, lưu trú, dịch vụ lữ hành,…
Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là tổ chức và quản lí các hoạt động Nhà hàng – Khách sạn hợp lí và có hiệu quả. Người quản lí có nhiệm vụ phải lập tất cả các báo cáo tài chính, đưa ra những nguyên tắc trong quản lí nhân sự; quản lí tỉ lệ phòng còn trống và đã bán, cả việc chế biến và chuẩn bị thực phẩm. Đối với ngành này bạn cần phải có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm và am hiểu tường tận về Hospitality.
Hospitality Industry là gì?
Hospitality Industry là ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Đây là ngành nằm trong các hoạt động kinh doanh đa dạng như: Resort, Khách sạn, Nhà hàng, Nhà nghỉ, Spa, Du thuyền,… Hospitality Industry là ngành có nhiệm vụ tiếp đón, tiễn khách, cung cấp các dịch vụ tốt nhất nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng khi lưu trú.
Hospitality Industry hiện nay đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành đang nắm giữ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai.
PQC Hospitality là gì?
PQC Hospitality là công ty có hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, hội nghị và yến tiệc. Tại tp Hồ Chí Minh, PQC Hospitality luôn dẫn đầu và là lựa chọn ưu tiên của khách hàng với những nhà hàng, trung tâm hội nghị nổi tiếng như Gem Center, White Palace, W Gourmet, The Log.
Nơi đây là một môi trường chuyên nghiệp, hội tụ đội ngũ nhân lực ưu tú, dày dạn kinh nghiệm, luôn mang đến sự hài lòng cho khách hàng với sự phục vụ tận tâm. PQC Hospitality còn được biết đến như một môi trường năng động với nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
Hospitality và Tourism Management là gì?
Hospitality và Tourism Management là ngành quản trị Du lịch và Khách sạn. Đây được xem là một ngành công nghiệp “không khói” cung cấp những dịch vụ cần thiết đảm bảo sự hài lòng và thoải mái cho khách hàng. Đây là ngành cực kì năng động và phát triển, đòi hỏi khả năng ứng biến, thích nghi và yêu thích việc phục vụ khách hàng.
Hospitality và Tourism Management phân chia thành hai mảng chính là Hospitality Management (Quản trị Khách sạn) và Tourism Management (Quản trị du lịch).Hai ngành này có thể được hiểu như sau:
- Hospitality Management là ngành liên quan đến các hoạt động tại khách sạn như trang trí, sắp xếp phòng ốc, chăm sóc khách hàng và chuẩn bị bữa ăn.
- Tourism Management là ngành có vai trò chăm lo cho khách hàng với các hoạt động ngoài trời như tham quan với các công việc như thiết kế chuyến đi, phương tiện đi lại của khách hàng và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng.
Quản trị Du lịch – Khách sạn bao gồm các chuyên ngành như: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng, Quản trị du lịch, Quản trị du thuyền, Tổ chức sự kiện, Chuẩn bị đồ ăn thức uống.
Corporate Hospitality là gì?
Corporate Hospitality là những hoạt động giải trí mà công ty cung cấp cho những khách hàng của họ bằng việc mời tham gia các sự kiện, các cuộc thi mà công ty tổ chức. Điều này sẽ làm phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và công ty.
Đối với các nhà hàng, khách sạn và các khu nghỉ dưỡng Corporate Hospitality còn giúp khách hàng tổ chức các sự kiện như hội nghị, các cuộc họp hàng năm, tổ chức những bữa tiệc. Nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng có nhiệm vụ lên toàn bộ các kế hoạch, phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Tribe Hospitality là gì?
Tribe Hospitality là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực với các thương hiệu nổi tiếng như: Relish & Sons, The Racha Room, Phat’s Dumpling House, Stoker Woodfired Grilled & Bar. Doanh nghiệp này chuyên cung cấp những món ăn, đồ uống đẳng cấp quốc tế.
Tại đây, bạn sẽ được làm trong môi trường năng động, trẻ trung, đầy nhiệt huyết. Đối với những bạn trẻ yêu thích các dịch vụ liên quan đến ăn uống thì đây cũng là nơi để các bạn phát triển và thăng tiến công việc của mình.
Hospitality bao gồm những ngành nào?
Hospitality hiện nay được biết đến với 4 ngành chính:
- Ẩm thực(Food & Beverage): bao gồm nhà hàng, quán bar, các cửa hàng ăn uống, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh,…
- Du lịch và lữ hành (Travel & Tourism): bao gồm hàng không, công ty lữ hành, vận chuyển hành khách,…
- Dịch vụ lưu trú ( Accomodation): bao gồm các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ,…
- Dịch vụ giải trí (Recreation): bao gồm tổ chức các sự kiện, hoạt động giải trí,…
Thực ra, phạm vi ngành Hospitality khá rộng. Có thể nói, tất cả các ngành nghề cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng là nơi đó xuất hiện Hospitality. Điều này chứng tỏ rằng cơ hội và tiềm năng làm việc của ngành này là rất lớn. Tuy nhiên, để làm tốt trong ngành này, bạn cần có những những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức liên quan.
Biểu tượng của ngành Hospitality là gì?
Quả dứa chính là biểu tượng của ngành Hospitality. Đây là biểu tượng của sự mến khách, chào đón nồng hậu. Cũng từ đó, từ một loại trái cây mang ý nghĩa quan trọng trong các buổi tiệc lại trở thành một biểu tượng đẹp đại diện cho sự chào đón hoan nghênh. Biểu tượng này thể hiện sự ấm áp, tình cảm chân thành của những người phục vụ đối với những vị khách quý của mình.
Từ lâu đời, quả dứa được xếp vào nhóm trái cây quý tộc, hiếm có và được thèm muốn thưởng thức. Bấy giờ, tại những căn nhà lớn được trang hoàng một cách lộng lẫy, sang trọng. Những món ăn được bày trên những chiếc đĩa được làm từ thân quả dứa. Điều này làm cho thực khách cảm thấy vô cùng vinh dự bởi sự quý mến, tiếp đón khách bằng những thứ vô cùng đắt đỏ và sự chuẩn bị công phu của chủ nhà.
Vai trò của ngành Hospitality là gì?
Vai trò của Hospitality được thể hiện qua những điều sau:
- Ảnh hưởng một các trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Then chốt của ngành Hospitality là con người. Mục tiêu hướng đến của Hospitality là đảm bảo chất lượng và thái độ phục vụ sao cho mang đến sự hài lòng nhất định cho khách hàng.
- Giúp nâng cao thương hiệu cá nhân đối với khách hàng trong nước và hình ảnh quốc gia đối với các khách hàng ngoài nước.
- Nếu chất lượng và thái độ phục vụ tốt còn giúp thu hút khách du lịch, mở rộng đầu tư, kinh doanh giữa các công ty mang lại lợi nhuận cho đôi bên.
- Hospitality hiện nay nằm trong cách nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc giúp cải tạo công ăn, việc làm, ổn định thu nhập cho nhân sự.
- Xây dựng những mối quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức.
- Đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Góp một phần lớn cho nguồn thu quốc gia.
Lý do nên chọn ngành Hospitality là gì?
Sau đây là những lý do bạn nên chọn ngành Hospitality:
- Hiện này Hospitality là ngành phát triển và cần nhiều nguồn nhân lực nhất. Điều này chứng tỏ khi lựa chọn ngành, bạn sẽ có cơ hội làm việc cao hơn với hàng loạt những vị trí thú vị.
- Môi trường năng động và lí tưởng. Không giống như những công việc văn phòng khác, Hospitality cần bạn có sự hoạt ngôn và năng động thì mới có thể mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
- Thời gian làm việc linh hoạt. Hospitality hiếm khi bắt bạn phải làm việc 8 tiếng/ ngày. Đối với ngành này, bạn sẽ được lựa chọn ca làm hợp lí với bản thân. Với những thời gian nghỉ, bạn cũng có thể làm được nhiều việc khác. Ví dụ như bạn có thể học thêm ngoại ngữ để nâng cao khả năng và trình độ của mình.
- Nếu bạn đam mê việc chăm sóc, phục vụ hành khách. Bạn là người hướng ngoại, yêu thích một môi trường năng động thì không có lý do gì mà bạn không chọn Hospitality.
- Hospitality mang đến cho bạn nhiều cơ hội được thực tập thực tế khi còn đi học. Hiện nay, các trường đào tạo về Hospitality luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thực tập tại các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng để sinh viên có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn.
- Làm việc trong một môi trường đa văn hóa cũng chính là điểm cộng của Hospitality. Ngành Hospitality chính là tấm vé hội nhập quốc tế với các khách hàng nước ngoài.
Bên cạnh những ưu điểm trên, Hospitality còn có một khuyết điểm đó là không có các ngày nghỉ lễ, Tết, thường xuyên làm việc tăng ca, ca đêm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Cơ hội nghề nghiệp của Hospitality hiện nay
Hospitality là một ngành nghề khá rộng. Có thể nói những công việc nào liên quan đến phục vụ, chăm sóc dịch vụ khách hàng thì đều liên quan đến Hospitality.Vì vậy cơ hội lựa chọn nghề cho ngành Hospitality khá đa dạng.
Một vài cơ hội nghề nghiệp liên quan đến Hospitality:
- Các Spa sức khỏe và thẩm mỹ, những ngành nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
- Dịch vụ nhà hàng và khách sạn: dẫu cho các nhà hàng khách ở mức độ sao bao nhiêu thì cũng cần phải quan trọng việc phục vụ khách hàng để mang đến sự hài lòng cho họ.
- Trung tâm triển lãm, hội nghị.
- Các Hãng hàng không.
- Công ty cung cấp suất ăn và tổ chức sự kiện.
- Các sòng bài.
- Quản lí câu lạc bộ giải trí và thể thao.
- Quản lí và điều hành dịch vụ.
Qua những ngành nghề trên đã cho thấy rằng Hospitality xuất hiện ở hầu hết các ngành. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng khi lựa chọn ngành Hospitality.
Các kỹ năng cần có của người làm ngành Hospitality là gì?
Mặc dù Hospitality là ngành có cơ hội làm việc rất cao nhưng không phải ai cũng phù hợp với ngành này. Hospitality mang đặc thù công việc khá cao, nhằm mang đến sự hài lòng và trải nghiệm khó quên cho khách hàng.
Sau đây là những kỹ năng cần có của người làm ngành Hospitality:
- Đầu tiên là phải năng động, tự tin, yêu thích công việc dịch vụ khách hàng. Người làm trong ngành này cần phải có sự hoạt ngôn, luôn nhẹ nhàng, mỉm cười tạo sự thoải mái cho khách hàng.
- Bất cứ ngành nghề nào cũng cần có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Hospitality cũng vậy, để làm việc trong ngành có mức độ cạnh tranh cao. Các chủ doanh nghiệp liên quan đến Hospitality luôn yêu cầu nhân lực của họ phải có đầy đủ các kiến thức chuyên môn đã được học.
- Với ngành công nghiệp phát triển đa văn hóa thì ngoại ngữ chính là yếu tố cần thiết và quan trọng. Bạn càng biết nhiều ngoại ngữ thì cơ hội làm việc của bạn càng cao. Đây cũng chính là then chốt để bạn thấu hiểu những khách hàng trên khắp các quốc gia.
- Kỹ năng mềm cũng là một yếu tố cần thiết trong ngành Hospitality. Bạn càng sở hữu nhiều kĩ năng mềm thì bạn càng có lợi trong công việc của bạn. Bạn có thể học hỏi kỹ năng mềm từ những kinh nghiệm bạn đã trải qua hoặc những đồng nghiệp của bạn.
Nên học Hospitality ở Việt Nam hay nước ngoài?
Việc học Hospitality tại Việt Nam hay nước ngoài đều phụ thuộc vào bạn. Việt Nam hay nước ngoài đều có những ưu, nhược điểm khác nhau.
Tại Việt Nam
Hospitality là ngành đang rất phát triển. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành nghề này như Đại học Duy Tân, Đại học RMIT, Đại học Kinh tế quốc dân,… Ngoài ra, còn có một số trường nước ngoài tại Việt Nam cũng đào tạo ngành nghề này như Trường đại học Mỹ tại Việt Nam, Trường quốc tế Singapore,… Bên cạnh các trường Đại học, bạn cũng có thể lựa chọn các trường Cao đẳng và Trung cấp.
Chí phí học tại Việt Nam khá hợp lí, phù hợp với người Việt Nam. Tại Việt Nam còn có những chứng chỉ ngắn hạn về các nghiệp vụ như Bartender, Housekeeping, Bếp,… Với thời gian học hợp lí và ngắn hạn, bạn đã có thể có những kiến thức cơ bản về ngành.
Chương trình đạo tạo tại Việt Nam đa số tập trung vào khả năng nghiệp vụ. Thời gian thực tập của sinh viên Việt Nam rơi vào khoảng 3 tháng. Thời gian này được xem là quá ngắn đối với ngành như Hospitality.
Tại nước ngoài
Ưu điểm lớn nhất của việc học Hospitality tại nước ngoài là giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình. Việc học ở nước ngoài, bạn hoàn toàn phải sử dụng ngôn ngữ khác để giao tiếp, học tập và làm việc. Điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn với vốn ngôn ngữ của mình.
Các trường ở nước ngoài sẽ chú trọng việc thực tập, thực hành hơn là việc học tại lớp. Điều này khá cần thiết cho ngành Hospitality. Vì sinh viên được tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, giúp họ tích lũy thêm được nhiều kinh nghệm và thích ứng với những bộ phận khác nhau.
Các trường đại học nước ngoài có chương trình đào tạo chuyên sâu. Họ chỉ đào tạo về một mảng duy nhất giúp cho sinh viên có thể hiểu tường tận về ngành mà họ đang theo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội đi du học bởi học phí quá đắt đỏ. Điều này sẽ không phù hợp với một số gia đình có kinh tế không mấy khá giả.
Một số trường đào tạo Hospitality uy tín tại nước ngoài:
- University of Houston, Washington State University,… (Mỹ)
- University of East London, Manchester Metropolitan University, University of South Wales,… (Anh)
- The Hotel School Sydney, Bond University,… (Úc)
- The Swiss Hotel Management School, Hotel and Tourism Management Institute Switzerland,… (Thụy Sĩ)
- Capilano University, Fleming College,… (Canada)
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về Hospitality là gì? Vai trò của ngành ra sao? Chúc bạn sẽ chọn được nghành nghề phù hợp với bản thân nhé. Đừng quên theo dõi Chúng Tôi hằng ngày để cập nhật những thông tin bổ ích nhé.
Trên thực tế, ngành Hospitality không chỉ đơn thuần là về việc tiếp đón và phục vụ khách hàng. Nó là một ngành công nghiệp đa dạng và phổ biến trên toàn thế giới, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đáng ngạc nhiên và phát triển cho những ai yêu thích lĩnh vực này.
Ngành Hospitality bao gồm các ngành như khách sạn, nhà hàng, du lịch, sự kiện và quản lý sự kiện, quản lý cung cấp dịch vụ, quản lý chất lượng và nhiều ngành liên quan khác. Điều này cho thấy rằng ngành này không chỉ liên quan đến các hoạt động tiếp đón khách hàng mà còn đòi hỏi kiến thức về quản lý, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhân viên.
Một trong những điều quan trọng cần biết về ngành Hospitality là đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Sự phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng và sự quan tâm tới chi tiết là những yếu tố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp trong ngành này.
Hơn nữa, ngành Hospitality cũng đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế và du lịch của một địa phương hoặc quốc gia. Nó tạo ra việc làm cho nhiều người và tăng cường nguồn thu từ du lịch. Đồng thời, nó cũng góp phần xây dựng hình ảnh danh tiếng và nhận diện thương hiệu cho các địa điểm du lịch.
Tuy nhiên, ngành Hospitality cũng đòi hỏi sự cam kết và kiên nhẫn. Các nhân viên phải làm việc trong các tình huống căng thẳng và đối mặt với áp lực từ khách hàng. Họ cần phải luôn duy trì một tinh thần lạc quan và sẵn lòng giúp đỡ khách hàng để tạo ra một trải nghiệm tốt nhất có thể.
Tóm lại, ngành Hospitality không chỉ dừng lại ở việc tiếp đón và phục vụ khách hàng, mà nó có thể là một con đường nghề nghiệp hấp dẫn cho những người đam mê phục vụ người khác và quản lý. Ngành này mang lại không chỉ thu nhập cao mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển và khám phá trong lĩnh vực du lịch và sự kiện.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hospitality là gì? Những điều cần biết về ngành Hospitality tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Khách sạn
2. Nhà hàng
3. Dịch vụ khách sạn
4. Du lịch
5. Cung cấp dịch vụ
6. Lễ tân
7. Quản lý khách sạn
8. Nhân viên dịch vụ
9. Tiếp đón khách
10. Phục vụ khách hàng
11. Quản lý lễ tân
12. Quản lý nhà hàng
13. Dịch vụ du lịch
14. Quản lý chất lượng dịch vụ
15. Hướng dẫn viên du lịch
Những điều cần biết về ngành Hospitality:
1. Ngành này liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và chăm sóc khách hàng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và du lịch.
2. Khả năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục khách hàng là rất quan trọng trong ngành này.
3. Quản lý khách hàng và tạo mối quan hệ lâu dài là mục tiêu của ngành Hospitality.
4. Cần có kiến thức về quản lý doanh nghiệp và kinh doanh để phát triển và duy trì một doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
5. Sự linh hoạt và lịch sự là một yêu cầu cần thiết cho nhân viên trong ngành này để xử lý các tình huống khó khăn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
6. Ngành này đòi hỏi tư duy sáng tạo và khả năng tư vấn khách hàng về các dịch vụ và trải nghiệm khác nhau.
7. Quản lý thời gian và công việc hiệu quả là rất quan trọng trong ngành Hospitality để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và hiệu suất của doanh nghiệp.
8. Hiểu biết về các quy định và quy tắc về an toàn và vệ sinh là cần thiết để duy trì mức độ an toàn và sạch sẽ cho khách hàng.
9. Ngành này đòi hỏi sự năng động và sẵn sàng làm việc trong môi trường đa dạng và đội ngũ đa văn hóa.
10. Cần phải có kiến thức và khả năng sử dụng các công nghệ và phần mềm quản lý khách hàng để tăng cường trải nghiệm của khách hàng và quản lý dịch vụ hiệu quả.