Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn các cách xử lý khi điện thoại bị rơi xuống nước hiệu quả ngay tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Điện thoại rơi xuống nước nếu không được xử lý kịp thời rất dễ bị hư hỏng các linh kiện khác và không thể sử dụng. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tham khảo ngay cách xử lý khi điện thoại bị rơi xuống nước hiệu quả ngay tại nhà nhé!
Các bước xử lý khi điện thoại bị vào nước
Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi nước và tắt nguồn
Khi điện thoại vừa rớt xuống nước, điều đầu tiên bạn cần phải làm là lấy điện thoại ra ngay lập tức. Sau đó, đặt điện thoại theo chiều thẳng đứng, hướng trang bị cổng kết nối xuống phía dưới để nước thoát ra ngoài và không chảy ngược vào bên trong.
Tiếp theo, bạn tắt nguồn để tránh nước len lỏi vào các bo mạch gây chập, đứt mạch điện khi điện thoại đang hoạt động. Nếu điện đang sạc thì bạn hãy rút sạc ra khỏi ổ cắm, sau đó mới rút điện thoại ra khỏi cáp sạc để tránh bị giật điện.
Bạn nên lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh và và tắt nguồn máy ngay lập tức
Tháo các bộ phận rời như sim, thẻ nhớ, pin ra khỏi máy
Sau khi máy đã tắt nguồn, bạn hãy tháo rời sim, thẻ nhớ, pin, ốp lưng ra ngoài và đặt ở nơi khô thoáng. Bạn mở nắp đậy ở các cổng kết nối điện thoại để nhanh khô hơn. Bạn sử dụng khăn mềm khô lau sạch nước các bộ phận vừa tháo rời và các cổng kết nối.
Điện thoại bạn sở hữu thiết kế nguyên khối nên không thể tháo rời các bộ phận. Khi đó, bạn nên tháo bỏ ốp lưng giúp nước thoát ra nhanh chóng hơn.
Điện thoại bạn có thiết kế nguyên khối, không thể tháo rời các bộ phận thì bạn nên tháo ốp lưng ra khỏi máy
Lau khô phía bên ngoài
Bạn sử dụng khăn mềm khô lau sạch toàn bộ phía bên ngoài của điện thoại. Ở các cổng kết nối, khe rãnh màn hình thì bạn sử dụng tăm bông mềm cọ sạch nước.
Trong trường hợp điện thoại rơi vào nước muối, nước biển hay nước chứa nhiều axit thì bạn nên dùng khăn ẩm để lau sạch toàn bộ nước. Cuối cùng, bạn dùng khăn mềm khô và tăm bông lau sạch nước còn sót lại.
Lau khô phía bên ngoài của điện thoại, lau sạch các khe rảnh và cổng kết nối
Tiến hành hút ẩm cho điện thoại
Có rất nhiều cách hút ẩm điện thoại mà bạn có thể lựa chọn như sau.
- Phủ gạo lên các bề mặt điện thoại từ 1 – 2 ngày, tuy nhiên bạn nên làm cẩn thận để tránh các hạt gạo bị kẹt vào cổng kết nối gây hư hỏng.
- Đựng điện thoại vào gói hút ẩm silicagel từ 1 – 2 ngày.
- Sử dụng máy sấy hoặc máy hút bụi để hút bớt nước ở các cổng và khe rãnh điện thoại.
Hút ẩm điện thoại bằng gạo nhưng cần thực hiện cẩn thận để tránh gạo mắc kẹt vào cổng kết nối
Khởi động lại máy để kiểm tra
Sau khi đã hoàn tất các bước trên, bạn tiến hành lắp ráp lại các bộ phận. Bạn cắm sạc pin điện thoại, đợi điện thoại đủ pin và khởi động. Nếu điện thoại lên nguồn thì bạn kiểm tra màn hình cảm ứng, âm thanh, camera,…
Điện thoại lên nguồn, mọi chức năng đều hoạt động bình thì bạn đã thực hiện thành công các bước xử lý khi điện thoại bị vào nước. Trái lại, điện thoại không lên nguồn thì bạn hãy mang ra trung tâm sửa chữa để được khắc phục nhanh chóng nhất.
Khởi động lại điện thoại để kiểm tra máy có hoạt động như bình thường không
Những điều không nên làm khi điện thoại bị vào nước
Lắc mạnh điện thoại để lấy nước ra
Lắc mạnh điện thoại có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho các linh kiện bên trong và làm tăng nguy cơ hỏng hóc. Đồng thời, nước còn lọt sâu vào bên trong máy khiến cho việc làm khô và sửa chữa máy khó khăn hơn. Do đó, bạn không nên lắc mạnh điện thoại để lấy nước ra.
Bạn không nên lắc mạnh điện thoại để lấy nước ra, vì có thể làm nước xâm nhập sâu hơn vào bên trong linh kiện
Thao tác trên các nút ngoại trừ nút nguồn
Khi điện thoại bị vào nước, bạn không nên nhấn bất kỳ phím nào trên điện thoại ngoại trừ nút nguồn. Nếu bạn cố tính nhấn vào các phím thì chỉ làm điện thoại thêm hư hỏng nặng như: chập mạch, nhiễu đoạn các nút và phím,…
Bạn không nên thao tác trên các nút ngoại trừ nút nguồn
Sấy khô bằng máy sấy tóc
Máy sấy tóc tạo ra luồng nhiệt cao gây hư hỏng cho điện thoại, đặc biệt là các linh kiện bên trong. Nhiệt độ quá cao có thể làm chảy hay biến dạng các linh kiện nhựa, hỏng mạch điện và gây thiệt hại nghiêm trọng cho điện thoại.
Không nên sấy khô bằng máy sấy tóc vì luồng nhiệt cao có thể làm hư hỏng điện thoại
Sạc điện thoại ngay
Khi điện thoại tiếp xúc với nước nên các cổng, khe hở trên điện thoại vẫn còn độ ẩm và bị ướt. Sạc điện thoại trong tình trạng ướt có nguy cơ gây cháy nổ, giật điện hoặc hỏng hóc nghiêm trọng. Vì thế, bạn tuyệt đối không cắm sạc cho điện thoại khi bị ướt vì rất nguy hiểm.
Khi điện thoại bị ướt thì không nên cắm sạc vì rất dễ bị chập mạch, rò rỉ điện và nguy hiểm
Lưu ý khi dùng chất liệu bông để lau máy
Việc sử dụng khăn lau bằng bông và tăm bông để làm khô điện thoại và các cổng kết nối có thể hữu ích, nhưng cần phải thận trọng để tránh mảnh bông vụn bị mắc kẹt vào trong điện thoại. Bạn nên lau nhẹ nhàng và cẩn thận để không gây áp lực lên máy.
Trước khi sử dụng, bạn hãy kiểm tra kỹ khăn bông và tăm bông có sợi bông rời hay không. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như cọ mềm, cọ chải điện thoại hoặc bàn chải chuyên dụng để làm sạch các khe hở và cổng kết nối.
Bạn nên sử dụng khăn bông, tăm bông mềm và chất lượng cao để tránh mảnh bông vụn bị mắc kẹt vào trong điện thoại
Bài viết trên đã giúp bạn tìm ra các cách xử lý khi điện thoại bị rơi xuống nước hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng, bài viết cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để ứng dụng khi có vấn đề này xảy ra nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn các cách xử lý khi điện thoại bị rơi xuống nước hiệu quả ngay tại nhà tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.