Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách nuôi dế mèn sinh sản tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mô hình chăn nuôi dế mèn ngày càng được mở rộng, mang lại giá trị kinh tế cao. Cách nuôi dế mèn không khó, nhưng cần phải tính toán kỹ trước khi chọn một mô hình nuôi thích hợp. Bài viết sau đây của Wiki Cách Làm sẽ giúp bạn biết thêm về cách nuôi dế, hãy cùng tham khảo nhé!
Công tác chuẩn bị trước khi nuôi dế
1. Chuẩn bị môi trường nuôi dế
1.1 Chuồng nuôi dế
Chuồng nuôi cho dế rất dễ chuẩn bị như: thùng nhựa cũ, chậu cũ, xô, thau,… Nhưng quan trọng là phải có nắp đậy để ngăn chặn chúng trốn thoát. Nếu những dụng cụ này không có nắp đậy, bạn có thể dùng lồng bàn hay chiếc rổ nào đó để đậy. Miễn là có nhiều lỗ hở giúp không khí trong chuồng lưu thông là được.
Nuôi dế trong thùng xốp hay thùng cát tông rất dễ gây mất mát vì dế có thể cắn thùng và trốn thoát.
Nuôi dế trong khay hình chữ nhật, tốn chi phí rất lớn. Các hộp được sắp xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích phù hợp với nuôi với quy mô lớn.
Nuôi dế trong chậu nhựa: chậu nuôi cần có đường kính 40-50cm, cao 35-40cm, với cách nuôi này có thể tiết kiệm được diện tích và ít chi phí đầu tư.
Ngoài ra thì bạn có thể nuôi dế trong cái đế bắc nồi cơm được làm bằng tre. Các đế bắc nồi bạn đặt trong một chiếc thùng nhựa lớn, trong thùng nuôi bạn hãy đặt thêm các mẫu giấy đã qua sử dụng được vo lại để làm nơi ẩn nấp cho dế, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm.
Trước khi thả dế vào nuôi, các bạn cần rửa sạch thùng rồi mang đi phơi khô cho thật ráo nước.
Đối với loại dế sinh sản, nếu chọn thùng 40-50 lít, bạn có thể nuôi được 10 con dế đực cùng 20 con dế cái. Nhưng nếu thùng rộng hơn khoảng 80 – 100 lít, bạn có thể nuôi đến 30 con dế cái cùng 15 con dế đực.
1.2 Dụng cụ nuôi dế
Bạn hãy tận dụng những món đồ bằng sành sứ hoặc xi măng đã qua sử dụng để làm mang đẻ, máng thức ăn và nước uống.
Kích thước các loại máng này không cần quá lớn, chỉ cần đường kính khoảng 15-20 cm, cao 1,5- 2cm và rộng khoảng 0,5-1 cm là được.
Máng đẻ cho dế cần đổ vào một lớp đất sạch, tơi xốp, hơi ẩm, không bị nhiễm hóa chất cũng như không có kiến bò lóc ngóc trong đó. Trên mặt lớp đất này nên trải thêm một lớp cỏ để dế ăn và sinh sản.
Bạn dùng rế đặt nồi cơm vào chuồng để nuôi dế. Đối với dế con từ lúc mới nở đến khi 25 ngày tuổi, bạn hãy chọn loại rế có đường kính khoảng 15-20 cm, nan rế dày, khít. Còn đối với dễ trưởng thành, bạn hãy dùng những chiếc rế có nan rế thưa hơn để nuôi chúng.
Các rế xếp chồng lên nhau, giữa mỗi rế có đặt máng ăn, máng uống cùng máng đẻ trong đó.
2. Lựa chọn giống dế chất lượng
– Bạn hãy chọn những con dế nhanh nhẹn, to lớn, đầy đu râu, cánh và chân để làm giống.
– Khi ghép, bạn sẽ phối chúng theo tỷ lệ 1 đực : 2 cái.
– Cách phân biệt dế đực và dế cái khi chọn mua:
- Dế đực có cánh nâu đen, không bóng mượt, bụng nhỏ, có thể cất tiếng gáy/
- Dế cái cánh màu đen trơn láng, bụng to hơn dế đực, đuôi dế có một cái máng để mang hình dạng giống cái kim khâu. Đặc biệt chúng không thể gáy.
3. Thả dế vào chuồng nuôi
Trước khi thả dế, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chuồng nuôi có đầy đủ những dụng cụ như sau:
– 1 máng uống,
– 1 máng để,
– 2 máng ăn cùng
– 3 cái rế để dế có thể đậu và trèo vào đó sinh sống.
Chuẩn bị xong thì bạn thả dế vào chuồng. Chỉ đơn giản vậy thôi.
4. Chuẩn bị thức ăn cho dế
Thức ăn của dế rất dễ kiếm, chỉ cần các bạn rửa sạch các loại thức ăn trước khi cho chúng dùng thì chắc chắn, dế sẽ phát triển tốt.
Thức ăn cho dế thường là: các loại cỏ, lá rau thừa, rau lang, rau sắn, lá đu đủ, cùi dưa hấu, dưa leo,… Ngoài ra các bạn cũng có thể cho chúng ăn cám đã được nghiền cực mịn.
Bên cạnh thức ăn, nước uống cũng cần được cung cấp cho dế đầy đủ. Bạn hãy đặt một cái máng nước nhỏ trong chuồng để dế có thể chủ động tìm uống.
Tùy vào thời tiết mà các bạn sẽ điều chỉnh chế độ cấp nước cho dế. Nếu trời nóng, có thể đổ nước vào bình xịt để xịt vào chuồng nuôi của chúng khoảng 2-3 lần/ ngày.
Nói chung thức ăn, nước uống và độ ẩm chính là những điều kiện tiện quyết mà bạn phải luôn chú ý theo dõi trong suốt quá trình nuôi dế.
Hướng dẫn cách nuôi dế sinh sản
1. Vòng sinh sản của dế
– Quá trình nuôi dế từ lúc mới nở cho đến khi thu hoạch tầm 40-45 ngày.
– Dế mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh, sau 9-12 ngày sẽ nở thành dế con. Khi dế được 50-55 ngày tuổi thì bắt đầu sinh sản.
– Dế mái sẽ đẻ như thế nào?
- Khi chuẩn bị đẻ, dế mái sẽ thụt lùi thường xuyên và bên cạnh đó, chúng sẽ rất thường ghim cây kim ở đuôi xuống đáy chuồng. Lúc này bạn hãy đặt máng đẻ vào chuồng để cho dế tiến hành đẻ.
- Bạn sẽ thu hoạch trứng dế vào buổi sáng để đem đi ấp và buổi tối thì bạn sẽ tiếp tục đặt máng để vào chuồng để dế tiếp tục đẻ.
2. Tiến hành ấp trứng
– Người nuôi cần chuẩn bị riêng một cái chuồng để ấp trứng dế theo 1 trong 2 cách như sau:
+ Cách ấp trứng thứ nhất:
- Đáy chuồng bạn đặt một cục đất xốp, hơi ẩm dày khoảng 1 cm và đường kính khoảng 3 cm.
- Tiếp theo bạn đặt 3 cái máng trứng vào giữa chuồng và phủ lên máng một lớp cỏ mỏng nhẹ.
- Sau đó mỗi ngày bạn đều phải xịt nước để giữ ẩm cho máng trứng.
+ Cách ấp trứng thứ hai:
- Bạn nhúng nước và vắt ráo vài chiếc khăn nhỏ.
- Sau đó bạn đặt một chiếc khăn ẩm xuống đáy chuồng, tiếp theo bạn đặt máng trứng lên chiếc khăn đó.
- Kế tiếp, bạn lại đặt một chiếc khăn ẩm rồi đến máng trứng khác, lần lượt như thế đến khi hết máng trứng.
- Xong khâu trên thì bạn đậy nắp chuồng lại, khoảng 3-4 ngày thì thay khăn ẩm một lần. Liên tục như thế đến chừng 8-12 ngày thì trứng nở.
– Đến khi trứng nở ra hoàn toàn, bạn lấy toàn bộ máng trứng ra bên ngoài và di chuyển dế con sang một cái chuồng khác để nuôi riêng.
Lưu ý:
Trong quá trình ấp trứng, các bạn nên theo dõi mỗi trường xung quanh và chuồng nuôi kĩ lưỡng để nhanh chóng xử lý những tình huống nguy hiểm, điển hình là kiến bò vào chuồng ấp.
3. Chăm sóc dế sau khi nở
3.1 Giai đoạn chăm sóc từ lúc mới nở đế n 15 ngày tuổi
– Bạn hãy đặt khoảng 1-2 cái rế trong chuồng để dế có chỗ đậu cũng như trú ẩn.
– Chuồng nuôi đặt 2-3 máng thức ăn có kích thước nhỏ.
– Trong giai đoạn này, các bạn chỉ nên cho dế uống nước bằng cách xịt phun sương hoặc nhúng một vài miếng khăn ẩm đặt chuồng để dế chủ động hút nước.
3.2 Giai đoạn chăm sóc từ 15 – 45 ngày tuổi
– Số lượng dế trong mỗi chuồng khoảng 1000 con là lý tưởng nhất.
– Mỗi chuồng nuôi dế cần đặt 1 máng uống, 2 máng ăn cùng vài chiếc rế cho dế đậu và trốn.
– Bạn cần thay máng uống cho dế mỗi ngày, riêng máng ăn, bạn hãy đợi 2 ngày mới thay một lần.
– Hãy vệ sinh chuồng nuôi mỗi tuần/ lần.
– Chuồng nuôi dế ở giai đoạn này cần có nắp đậy kĩ lưỡng vì chúng đã lớn, có thể tự bay đi kiếm thức ăn và vì thế sẽ làm thất thoát một số lượng đáng kể đang có trong đàn.
Phòng ngừa và trị bệnh cho dế
– Để phòng ngừa bệnh tật cho dế, các bạn cần đảm bảo chuồng nuôi của chúng luôn được sạch sẽ, cả thức ăn và nước uống cũng phải vệ sinh, không có chất hóa học hay tẩy rửa.
– Một trong những căn bệnh thường gặp ở dế đó là bệnh đường ruột.
- Nguyên nhân là do chuồng nuôi quá ẩm, số lượng bầy đàn quá đông, thức ăn, nước uống có lẫn phân, kém vệ sinh.
- Khi bị bệnh đường ruột, dế sẽ đột ngột bỏ ăn, bỏ uống rồi yếu dần. Bên cạnh đó râu dế bị gãy ngang, chúng đi phân lỏng có màu trắng. Kéo dài tình trạng này đến khoảng 1 tuần sau thì chết.
- Bệnh này ở dế khi đã phát ra thành bệnh sẽ cực kì khó chữa, mức độ lây lan trong bầy đàn cũng cực kì nhanh chóng. Do đó bạn chỉ có thể phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh cũng như thức ăn, nước uống trong chuồng nuôi luôn được sạch sẽ như mới.
Thu hoạch dế
Bạn hãy cho dế vào một chiếc thùng, dùng vợt vớt dế từ chuồng vào thùng. Để duy trì sự sống cho chúng, bạn hãy cho thêm cỏ tươi và rễ tre vào thùng nhé!
Ngoài ra bạn có thể vớt dê ra, thả chúng vào thau nước sạch hoặc thau nước muối 2%. Rửa sạch chúng xong thì bạn cho vào khay đông lạnh lại và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
>>> Xem thêm: Cách nuôi cá vàng nhanh lớn, lên màu đẹp lung linh
Trên đây là cách nuôi dế mèn sinh sản hiệu quả cao, hi vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dế. Chúc các bạn thành công.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách nuôi dế mèn sinh sản tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.