Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách nuôi ong mật tại nhà hiệu quả cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nghề nuôi ong lấy mật là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng mật là nguồn ong giống, bên cạnh đó thì đòi hỏi người nuôi phải có nhiều kinh nghiệm. Để biết thêm về cách nuôi ong mật tại nhà, các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cách nuôi ong mật tại nhà hiệu quả cao
1. Giới thiệu đặc tính
Ong mật: thường sống theo đàn gồm các loại như ong chúa, ong đực và ong thợ.
Ong chúa: chỉ có 1 con và ong chúa đẻ trung bình 400 – 600 trứng/ngày đêm.Ong chúa thường lớn nhất bầy và có chức năng sinh sản, điều tiết hoạt động trong bầy ong.
Ong đực: màu đen, giao phối với ong chúa. Ong đực thời gian sống từ 50 – 60 ngày. Khi hoàn thành việc giao phối ong đực chết. Trường hợp khan hiếm thức ăn ong đực sẽ phải rời khỏi tổ.
Ong thợ: đông đảo nhất trong ổ, với nhiệm vụ đó là nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa…Tuổi thọ thông thường từ 5 – 8 tuần. Ong thợ còn được chia ra làm các loại như ong làm nhiệm vụ trinh sát, ong tìm nguồn mật, phấn hoa. Nếu làm càng nhiều tuổi thọ ong thợ sẽ giảm tuy nhiên không đáng lo bởi khả năng ong chúa sinh sản lớn có thể bù lại lượng ong mất đi.
2. Điểm nuôi ong
Người nuôi cần có kinh nghiệm chọn địa điểm nuôi ong sao cho phù hợp.
– Vị trí phải gần nguồn mật phấn hoa
– Nơi yên tĩnh và ít chim chóc.
– Nơi không có dịch bệnh.
– Địa hình thoáng mát, yên tĩnh, tránh xa nhà máy, móc máy hoặc nơi có phun thuốc trừ sâu.
2. Thùng nuôi ong
Sử dụng loại thùng gỗ có kích thước 45cm x 25cm . Để ong dễ nhận biết tổ của mình và chống ẩm mốc bạn hãy sơn màu cho thùng.
Thùng nuôi ong cần đặt ở vị trí thoáng mát, cách mặt đất 30cm, cửa tổ quay hướng nam để giúp tránh nắng, rét. Mỗi thùng đặt từ 5-6 cầu ong và các thùng cách nhau 3-4 mét.
3. Thùng quay mật
Dùng để quay lấy mật ong được thiết kế dạng hình trụ và bộ phận quay ly tâm, bên trong thùng được bố trí những giá để đặt cầu ong.
4. Chăm sóc và phòng trị bệnh
Như chúng ta đã biết thì thức ăn chính của ong trong tự nhiên là mật và phấn hoa. Vì thế mà bạn hãy đặt những thùng nuôi ong ở gần những nguồn hoa tự nhiên, để giúp đàn ong có nguồn thức ăn ổn định.
Vào mùa đông, không có nguồn hoa hoặc mưa rét đàn ong không thể bay đi kiếm mật. Lúc này chúng ta phải cho ong ăn các loại phân hoa, vitamin, nước đường để đàn ong không bị đói dẫn đến bốc đàn và chết.
Thức ăn cho ong có thể pha trộn theo tỉ lệ sau:
- Nước 20 lít
- Phấn hoa tự nhiên 10kg
- Đường 40kg
- Sữa chua 1kg
- Bột đậu nành 25kg
- Bột vi lượng gói 50gr
Hỗn hợp thức ăn cho ong sau khi đã pha trộn, bạn hãy đắp lên khung cầu ong, lượng thức ăn đắp lên mỗi cầu ong sao cho trong vòng 2 ngày ong phải ăn hết. Bên cạnh đó bạn cần che chắn thùng ong để thùng không bị ướt, rét.
Trong quá trình nuôi ong bạn hãy chú ý thay cầu ong (hay bánh tổ ong) định kỳ. Vì các cầu ong này sau một thời gian nuôi sẽ bị bẩn do tích chứa phân ong, điều này sẽ làm cho ong chúa không thể đẻ trứng vào được ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ong. Bạn có thể tìm mua những bánh tổ ong mới nhân tạo và chỉ cần đặt vào thùng là ong có thể xây thành tổ rất nhanh.
5. Tạo ong chúa và nhân đàn
Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra duy trì những ong chúa tốt cho mỗi đàn. Ong chúa tốt sẽ đẻ nhiều trứng và trứng có tỷ lệ thụ tinh cao nên nhân đàn rất nhanh. Những ong chúa đã già không còn sức đẻ thì hãy thay thế những ong chúa khác, bằng cách di chuyển ong chúa từ tổ khác sang hoặc kích thích đàn ong tạo ong chúa, dùng mũ chúa giả để dụ ong chúa đẻ trứng.
Trong quá trình nuôi ong nếu xuất hiện hiện tượng chia đàn. Chúng ta có thể xử lý bằng cách:
– Nếu là đàn ong ít quân thì thay ong chúa cũ bằng ong chúa mới, việc này nên tiến hành vào lúc nguồn hoa phong phú. Hãy cho thêm tầng chân, quay mật hoặc chuyển cầu mật cho đàn khác, nới rộng khoảng cách cầu và bỏ vật chống rét ra ngoài, vặt các mũ chúa và cắt bỏ lỗ tổ ong đực.
– Nếu là đàn ong mạnh, chúng sẽ tự chủ động chia đàn. Cần cho ong ăn đầy đủ, sau khi ong chia đàn mới hãy chọn những mũ chúa thẳng dài ở vị trí trống như ở 2 góc và dưới bánh tổ.
– Đàn ong chia đàn tự nhiên ngay sau khi ổn định có thể cho đàn ong xây tầng chân. Đàn ong gốc chỉ giữ lại 1 mũ ong chúa tốt nhất để thay chúa còn lại cắt bỏ tất cả các mũ chúa đi.
Cần quan sát và chăm sóc cẩn thận khi tiến hành kĩ thuật chia đàn và xử lý chia đàn tự nhiên để tạo số lượng và tổ chức hợp lý cho mỗi đàn ong.
6. Tránh nắng, rét cho ong
Trong tổ ong sẽ yêu cầu nhiệt độ từ 33 – 35OC, độ ẩm 60 – 80%.
– Quạt gió cho mát (trường hợp tổ nóng).
– Ong tụ lại rung cánh (nhiệt độ thấp)
– Ong lấy nước về tổ (thiếu ẩm độ, khô)
Chống nóng cho ong:
– Chú ý không để đàn ong chật chội, mật độ quá dày.
– Có máng nước khi nhiệt độ quá cao.
Xem thêm: Cách nuôi sóc bông
Một số thông tin về cách nuôi ong mật tại nhà đúng cách, giúp đàn ong khỏe mạnh, cung cấp nhiều mật ong. Nuôi mật ong là cách phát triển kinh tế và việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ giúp mang lại nguồn lợi lớn cho nhà nông.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách nuôi ong mật tại nhà hiệu quả cao tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.