Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón khổ qua – mướp đắng ( Khổ qua rừng ) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khổ qua hay còn gợi là mướp đắng ( Khổ qua rừng ) là một thần dược tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Không những vậy trồng khổ qua còn đem lại nguồn kinh tế rất lớn, dễ trồng mà hiệu quả đạt được rất cao. Ở bài viết hôm nay mình cùng đến với bài viết để tìm hiểu về cách trồng và chăm bón khổ qua như thế nào nhé.
Một số điều cần biết khi trồng khổ qua
Thời điểm trồng khổ qua
Khổ qua hay mướp đắng có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất là trồng vào vụ Đông Xuân hoặc Hè Thu.
Trồng khổ qua nên chọn nơi nhiều ánh sáng và giàn cao từ 1-2,5m, giàn càng cao khổ qua càng sai quả. Nếu trồng khổ qua tại nhà, bạn có thể tận dụng luôn bờ tường để làm giàn nhé.
Làm đất
Khổ qua thích hợp với các loại đất trồng có độ tơi xốp, độ pH trung bình từ 5,5-6,5.
Làm đất gieo hạt
Nếu trồng ở diện tích lớn như ngoài ruộng, trước tiên là bạn cần gieo hạt mướp đắng trong các khay, chậu đến khi chúng nảy mầm rồi mới mang ra ruộng trồng. Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát độ nảy mầm cũng như chăm sóc hạt tốt nhất.
Đất trồng cây phải sạch, nhiều dưỡng chất, tưới đất đủ độ ẩm. Khi gieo hạt xong, bạn nên bổ sung phân ủ hoai mục, tro trấu hoặc phân NPK để tạo điều kiện cho cây mọc.
Làm đất trồng cây
Bạn phải cày xới đất thật tốt, làm cỏ và dọn rác. Rải vôi bột và phơi đất chừng 15 ngày để diệt trừ sâu bệnh ẩn trong đất.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng khổ qua
Bước 1: Ngâm hạt
Bạn có thể mua hạt ở siêu thị hoặc chợ. Sau đó, bạn ngâm hạt vào nước ấm chừng 35-40 độ C trong thời gian 6-7h. Hết thời gian ngâm bạn đem ủ vào trong khăn ẩm chừng 25 độ C trong 1 ngày để hạt nứt nanh rồi mới mang đi trồng.
Bước 2: Gieo hạt khổ qua
Khi đã chuẩn bị xong đất, bạn tiến hành đơm đất vào chậu hoặc bầu đất, cho hạt khổ qua vào trồng rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên. Phủ lên 1 ít rơm rạ và tưới nước. Mỗi ngày tưới phu sương 2 lần, sau 7-10 ngày cây sẽ cho 2-3 lá thật, lúc này bạn sẽ tiến hành đem trồng thành từng chậu hoặc mang ra vườn, ruộng để trồng.
Bước 3: Trồng khổ qua
Nếu trồng ngoài ruộng thì lên luống rộng 1m, cao chừng 20-25cm. Các hàng cách nhau 60cm, cây cách cây 25cm. Để cây phát triển tốt nên bón thêm phân chuồng ủ hoai mục hoặc lân, kali và ure.
Nên trồng cây vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tuần đầu tiên cây non sức đều kháng cũng như khả năng chịu hạn, khô hoặc mưa còn thấp nên bạn cần che chắn hoặc làm giàn. Sau đó khi cây đã đủ cứng cáp bạn mới tháo che để cây mọc đón ánh nắng.
Bước 4: Làm giàn trồng khổ qua
Làm giàn sẽ giúp cây có độ bám chắc cũng như ra quả sai hơn. Khi làm giàn ban nên làm giàn chữ A hoặc chữ X để giăng giàn. Khi làm giàn bạn cần đảm bảo giàn đủ chắc để cây cố định, phát triển ra trái nhiều hơn.
Chăm sóc khổ qua
Bạn cần điều chỉnh nhánh dây phân bố đều nhau để tránh làm ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả.
Tưới nước đầy đủ 2 lần mỗi ngày, nhất là với những ngày nắng nóng. Khi cây được 4 – 6 lá thì có thể phun phân bón lá HVP 401.N để kích thích cây phát triển thân lá và rễ.
Giai đoạn cây được 20 ngày thì tiếp tục bón thúc lần 2 với lượng phân NPK 16-6-16, đạm và urê để kích thích cây phát triển nhánh.
Giai đoạn cây ra hoa, kết trái
Sau khoảng 30-40 ngày trồng cây sẽ ra hoa, đây được xem là thời kỳ nhạy cảm nhất quyết định đến năng suất cây trồng. Cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng hoặc bạn có thể làm tăng hiệu quả thụ phấn bằng cách dùng tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa rồi cọ vào nhụy hoa cái.
Hoa sau khoảng 1 tuần nở sẽ cho ra trái non. Lúc này bạn cần ngắt bớt lá đi để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Sau 10 ngày đậu trái, bạn tiếp tục dùng phân bón lá để phun để kích thích cho khổ qua năng suất.
Phòng trị sâu bệnh
Mướp đắng thường gặp một số vấn đề sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục quả, ruồi đục trái… Với những loại sâu hại này bạn nên dùng một số thuốc như: Atabron 5 EC, Aztron 7000 DBMU, Biocin 16WP để phun
Nếu xuất hiện rầy rệp, nhện đỏ, bọ trĩ bạn nên dùng thuốc Hopsan 50EC, PolytrinAdmire 50EC, Vibamec để phun vào mặt dưới lá và trên ngọn cây.
Thu hoạch
Sau khoảng 2-3 tháng trồng thì bạn đã có thể thu hoạch khổ qua. Sau mỗi đợt thu hoạch khổ qua, bạn xới gốc nhẹ, làm cỏ và bón phân để cây tiếp tục ra trái nhé.
Cách trồng khổ qua rừng tại nhà
Khổ qua rừng là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng đồi núi, hình dạng cây nhỏ, trái cũng không quá lớn như khổ qua thường. Khổ qua rừng ngoài công dụng chế biến nhiều món ăn thì khổ qua rừng là dược liệu trị được rất nhiều bệnh khác nhau. Dù vị khổ qua rừng đắng hơn khổ qua thường nhưng vẫn là thực phẩm được nhiều người tin dùng vì lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe là rất nhiều.
Thời vụ, mật độ và đất trồng
Khổ qua rừng có thể được trồng quanh năm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
Nếu trồng khổ qua rừng để lấy ngọn thì trồng cây cách nhau 0,4m, hàng cách nhau 0,8m.
Nếu trồng khổ qua rừng để lấy quả thì trồng cây cách nhau 0,5m, hàng cách nhau 1m.
Khổ qua rừng trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng để cây phát triển tốt nhất thì đất đỏ bazan, tầng đất canh tác sâu, tơi xốp, màu mỡ và thông thoáng.
Ngâm ủ và gieo hạt
Hạt giống trước khi gieo cần được ủ trong nước ấm với tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh ngâm trong 5 giờ sau đó vớt ra rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo cho hạt vào ủ trong một chiếc khăn ẩm, khoảng 2 ngày sau thấy hạt nứt thì đem đi trồng.
Lấy hạt cho vào khay ươm sâu 1cm sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên tưới nước giữ ẩm để cây có thể nảy mầm, đem vào chỗ tối tránh để hạt ra ánh nắng trực tiếp. Không nên tưới bằng vòi vì tốc độ nước phun ra mạnh sẽ khiến hạt dễ bị trôi hoạc bị gãy mầm, nên tưới bằng bình phun sương.
Khoảng 7 ngày sau hạt nảy mầm thành cây con, bạn chọn những cây khỏe mạnh chuyển sang chậu trồng ( có lỗ thoát nước ) lớn hơn.
Cần thường xuyên tưới nước, không để quá khô cũng không để quá ướt sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Bón phân
Khi cây ra 2 lá thật phun phân Super Growth rong biển hay Halifax pha 1 ml với 1 lít nước 7 ngày phun 1 lần.
Khi cây được 20 ngày tuổi bón Multi bổ sung rau ăn quả vào gốc 100gr/gốc. sau đó cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu trái và thu hoạch trái,
Khi cây bắt đầu ra hoa ( 40-45 ngày sau khi gieo), ngưng phun Super Growth rong biển
Khi cây trên 30 ngày tuổi mà chưa ra hoa, sử dụng Bloom & Fruit và NPK 6-14-6 (5ml mỗi loại pha 1 lít) hay TP108 (pha 1ml với 1 lít nước) phun ướt đều trên thân lá, 7 ngày phun 1 lần để giúp cây ra hoa tốt hơn.
Chăm sóc
Khi cây cao khoảng 25cm, có từ 5-6 lá xuất hiện thì bạn nên làm giàn leo cho cây. Sử dụng các thanh sắt hoặc tấm lưới, cột tre để làm giàn sẽ tiện lợi hơn. Buộc những ngọn khổ qua vào giàn để cây có thể leo mà không bị xuống đất.
Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chìu cho cây. Không tưới nước lên hoa vì như thế sẽ làm rụng hòa và trái non. Mùa mưa bạn không cần tưới thường xuyên, tránh cây bị ngập úng.
Với cách trồng khổ qua rừng lấy quả thì bạn nên thụ phấn cho hoa cái: mỗi sáng khoảng 9-10h bạn nên ngắt hoa đực (hoa không có bầu phình bên dưới ) úp vào miệng hoa cái (hoa có bầu phình bên dưới) sẽ giúp hoa cái thụ phấn tốt, ra quả nhiều.
Đọc thêm: Cách trồng khổ qua trong thùng xốp sai quả — Chia sẻ bí quyết trồng mướp đắng trong thùng xốp
Thu hoạch
Khoảng 2 tháng sau khi trồng là bạn có thể thu hoạch được rồi. Khi thu hoạch thì cách 2-3 ngày bạn sẽ thu hoạch 1 lần. Tiếp tục chăm sóc tốt cây sẽ cho ra nhiều trái hơn.
Hi vọng với hướng dẫn và kinh nghiệm trồng khổ qua trên sẽ giúp bạn có thể bắt tay vào việc trồng khổ qua – mướp đắng ( Khổ qua rừng ) tại nhà và có năng suất cao nhất. Những trái khổ qua tốt sẽ mang lại nhiều món ngon trong các bữa ăn và điều trị các loại bệnh, tốt cho sức khỏe. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón khổ qua – mướp đắng ( Khổ qua rừng ) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.