Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón Măng tây tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Được mệnh danh là “Hoàng đế dinh dưỡng”, măng tây luôn mang đến một hương vị thơm ngon cộng với giá trị dinh dưỡng dồi dào. Đặc biệt măng tây cực tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Nếu bạn đang có ý định trồng măng tây tại nhà, vậy thì đừng chần chừ khi đến với bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những thông tin cực kỳ hữu ích nhé.
Một số điều cần biết khi trồng măng tây
Măng tây có 3 loại là: Măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Cả 3 loại này đều có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng tây được trồng phổ biến nhất phải kể đến đó chính là măng tây xanh.
Măng tây là loại cây lâu năm nên bạn phải trồng từ 1-3 năm, cây mới có thể cho thu hoạch. Tuy nhiên, chỉ cần trồng 1 lần bạn có thể cho thu hoạch nhiều năm. Tuổi thọ cho thu hoạch của một vụ măng tây khoảng 20 – 25 năm.
Thời điểm trồng măng tây
Một năm bạn có thể trồng măng tây 2 vụ là từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau hoặc từ cuối tháng 2 đến tháng 6 dương lịch
Điều kiện nhiệt độ
Măng tây là cây ưa khí hậu mát nên nhiệt độ thích hợp để cây tăng trưởng là từ 26-30 độ C. Đây cũng là một loại cây ưa ánh sáng, do đó nếu thiếu ánh sáng chúng sẽ phát triển chậm, làm cây có năng suất thấp.
Chọn đất trồng
Măng tây khá kén đất, loại đất trồng phải có độ phì nhiêu cao, độ pH của đất cần đạt 6,5-7.
Hướng dẫn cách trồng măng tây
Bước 1: Ngâm và ủ hạt măng tây
Ngâm hạt:
Hạt giống măng tây có vỏ rất dày nên trước khi gieo bạn nên đem hạt phơi nắng 2-3h (điều này sẽ giúp hạt tăng khả năng hút nước khi gieo).
Hết thời gian phơi bạn đem ngâm hạt măng tây vào nước ấm chừng 40-45 độ C khoảng 15-20h. Để đảm bảo nhiệt độ thì cứ 4 tiếng bạn thay nước 1 lần rồi rửa sạch hạt.
Ủ hạt:
Nếu bạn ủ hạt với số lượng lớn thì nên:
- Sử dụng tấm lưới tối màu. Tiến hành rải 1 lớp tro trấu hoặc mùn dày 1 – 1,5cm ở dưới mặt nền hay mặt đất ở chỗ kín trong nhà.
- Lót 1 tấm lưới lên trên rồi rải 1 lớp tro y như vậy.
- Rải hạt đã ngâm lên trên lớp tro trấu, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt.
- Dùng tấm lưới phủ lên bề mặt, mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.
Nếu trồng cây với số lượng ít:
Bạn chỉ cần ủ hạt trong khăn ẩm tối màu nhiệt độ chừng 30-40 độ C trong vòng 1 tuần, ủ nơi kín gió và cứ cách 12 tiếng thì phun nước ấm cho khăn 1 lần.
Sau 9-12 ngày, hạt sẽ nứt nanh, bạn kiểm tra xem hạt nảy mầm chưa rồi đem ươm vào bầu đất.
Bước 2: Ươm hạt giống măng tây
Làm đất ươm:
Để ươm hạt giống măng tây bạn cần sử dụng đất tơi, xốp và giàu dưỡng chất. Trước khi ươm hạt 10 ngày cần tiến hành bón vôi bột để diệt trừ sâu bệnh. Ngoài ra, các bầu đất nên ủ thêm tro, trấu, mùn mục và phân chuồng ủ hoan mục để tạo điều kiện cho cây mọc tốt nhất.
Tiến hành ươm hạt:
- Cho đất đã xử lý vào bầu ươm, phun vào 1 ít nước để tạo độ ẩm
- Dùng ngón tay ấn xuống bầu đất để tạo lỗ sâu chừng 1-2cm.
- Cẩn thận đặt các hạt măng tay xuống, phủ lớp đất mỏng, rải thêm 1 ít tro trấu. Cuối cùng là phun thêm ít nước lên bầu ươm.
Chăm bón măng tây trong thời gian ươm:
Thời gian ươm măng tây có thể lên tới 3-3,5 tháng nên việc chăm sóc các bầu ươm trong giai đoạn này khá quan trong. Bạn nên tưới nước ngày 2 lần và sau khoảng 10 ngày thì cây con bắt đầu mọc lên, lúc này bạn tiến hành bón thúc với dung dịch phân NPK 15-15-15. Sau đó cách 10 – 15 ngày thì tiếp túc bón thúc lần 2.
Ở thời điểm sau gieo từ 3 – 3,5 tháng thì cây sẽ mọc cao khoảng 25 – 30cm, thân có 1 – 2 nhánh, bạn chọn những bầu cây khỏe mạnh, mập mạp và không sâu bệnh đem trồng trực tiếp vào đất.
Bước 3: Trồng măng tây
Bạn nên tiến hành làm đất trồng măng tây cách trước chừng 2 tháng. Trong khoảng thời gian 2 tháng đó cứ 15 ngày bạn tiến hành làm đất 1 lần.
- Lần 1: Cày đất sau 40-50cm, làm sạch cỏ rác và phu thuốc diệt cỏ.
- Lần 2: Sau 15 ngày cày tiếp đợt 2, bón thêm vôi bột vào đất và phơi đất để diệt trừ mầm bệnh
- Lần 3: Tiến hành bón lót lần 1 với phân chuồng ủ hoai mục, rơm rạ hoặc tro trấu để tăng cường dưỡng chất cho cây.
- Lần 4: Tiếp tục cày xới đất để diệt cỏ rác rồi tiến hành bón phân lần 2 như lần 1.
Trồng cây:
Đào các hố đất với chiều sâu và rộng khoảng 20 – 30cm, khoảng cách mỗi hố cách nhau 40 – 50cm và mỗi hàng cách nhau 1 – 1,5m.
Đặt nhẹ các bầu đất xuống, dùng đất 2 bên để đôn chặt gốc. Nên trồng cây vào buổi chiều khi nắng đã tắt bạn nhé.
Chăm sóc măng tây:
Thời gian măng tây từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng chừng 6-9 tháng. Trong khoảng thời gian này bạn nhớ phải tưới nước đầy đủ ngày 2 lần, tươi đủ ẩm để cây phát triển và không tưới đến mức đất úng.
Bón phân cũng quan trọng không kém, sau khi trồng được 20 ngày bạn tiến hành bón thúc đợt 1 với phân phức hợp NPK đầu trâu 15-15-15 pha với tưới vào gốc cây
Khi măng tây được 2 tháng, lúc này măng tây đã mọc thêm nhiều thân mới, bạn tỉa những cây còi cọc, mỗi bụi chỉ nên để 3-4 cây khỏe để chúng chuyển sang màu xanh đậm. Bón thêm phân phức hợp NPK 16-16-8.
Khi măng tây được 3 tháng, bạn tăng cường thêm dây giăng và độ cao, vun đất cho cây để đảm bảo cho bộ rễ cây phát triển.
Khi măng tây được 4-5 tháng, bạn làm sạch cỏ và vun xới gốc cây, sau đó bón thúc bằng phân NPK 16-12-8-11+TE vào gốc cây măng tây để kích thích cây mọc nhiều cây con mới. Lúc này bạn cũng tiến hành dọn gốc và chỉ để lại 4-6 cây khỏe mạnh.
Măng tây được 6-9 tháng
Khi măng tây bước sang thời điểm tháng thứ 6, bạn tiến hành cắt ngọn cho cây mẹ để mỗi bụi chỉ có chiều cao chừng 1-1,2m để cây tập trung trổ cây con. Tiếp tục xới gốc và bón thêm dinh dưỡng cho cây mẹ.
Trong quá trình trồng măng tây, bạn nhớ làm cỏ thường xuyên để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Phòng trị bệnh ở măng tây
Măng tây dễ bị các loại sau đất, côn trùng gây hại do đó khâu làm đất phải được tiến hành thật kỹ càng và cẩn thận. Nếu mật độ sâu bệnh nặng thì có thể dùng một số thuốc như Actamec, Abamix, Biocin, Chlorban 50, EC hoặc Vertimec để phun diệt sâu hại.
Thu hoạch măng tây
Sau khi trồng khoảng 6-9 tháng bạn sẽ tiến hành thu hoạch các măng tơ cao chừng 20-30cm. Khi thu hoạch về bạn đem để vào nơi thoáng mát, không tiếp xúc với ánh nắng.
Xem thêm: Cách nấu vịt kho măng tây
Sau thu hoạch 15 ngày thì ngưng cho cây dưỡng sức. Sau vài đợt thu hoạch bạn ngưng chừng 3 tháng để cây không bị kiệt sức. Tiến hành đổi bỏ cây mẹ hoặc cây già để lượt sau cây con mọc nhiều hơn. Đừng quên bón phân để nuôi cây nhé.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ về cách trồng và chăm bón măng tây hôm nay đã giúp bạn có thêm thật nhiều kinh nghiệm hay nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón Măng tây tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.