Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau mồng tơi xanh tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rau mồng tơi hẳn đã quá quen thuộc với bạn rồi. Đây là một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, và điều thú vị là cách trồng loại rau này cũng khá đơn giản. Vừa dễ trồng lại dễ chếbiến, vậy còn chần chừ gì mà mình không tìm hiểu cách trồng và chăm bón rau mồng tơi nhỉ.
Một số điều cần biết về rau mồng tơi.
Thời vụ
Ở phía Nam thì rau mồng tơi có thể trồng được quanh năm. Còn đối với phía Bắ thì trong vụ xuân sau dịp tết và thu hoạch vào vụ hè thu. Gieo trồng từ tháng 3-5, thu hoạch từ tháng 5-9.
Rau mồng tơi có 3 loại:
- Loại 1: có thân mảnh, lá nhỏ, màu xanh nhạt (đây là loại rau mùng tơi phổ biến).
- Loại 2: là rau mùng tơi tía, lá nhỏ và thân có màu tím đỏ.
- Loại 3: là loại thân mập, lá to, màu xanh đậm và ít nhớt.
Rau mồng tơi rất dễ trồng, có thể trồng quanh năm và bạn cũng không cần mất nhiều công chăm sóc.
Đây cũng là loại cây ưa sáng nên bạn chọn những nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt hơn. Khi trồng mồng tơi bạn có thể tận dụng tường, làm giàn để cây leo bám.
Làm đất trồng mồng tơi
Mồng tơi có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng sẽ phát triển tốt hơn nếu bạn trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất tơi xốp, đất tơi xốp nhiều cát và có khả năng thoát nước cao. Đất thích hợp là loại không bị phèn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
Trước khi trồng bạn nên làm cỏ, xới tơi đất, phơi đất chừng 1 tuần để diệt trừ mầm bệnh. Sau đó bón thêm phân chuồng ủ hoa mục hoặc các loại phân hữu cơ: đạm, lân, kali để tăng cường dưỡng chất cho cây.
Lên luống cao chừng 20-25cm để khi mưa cây không bị ngập úng.
Kỹ thuật trồng rau mồng tơi
Tùy vào không gian khu vườn mà bạn có thể trồng rau mồng tơi với 2 cách khác nhau là trồng bằng khay, chậu nhựa hoặc trồng bằng leo giàn.
Nếu khu vườn nhà bạn sát tường mà nắng có thể chiếu trực tiếp vào thì nên chọn cách trồng leo giàn sẽ rất thuận lợi cho việc cây phát triển tốt và tiện lợi việc chăm sóc hơn cho bạn.
- Với cách trồng bằng leo giàn thì bạn gieo 10-15 hạt vào khay rồi cho một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Làm giàn leo cho cây khi thấy cây cao khoảng 20cm.
- Trồng nơi có nhiều nắng chiếu vào sẽ tạo điều kiện cây phát triển tốt, không nên trồng ở những nơi không có ánh nắng vì rau sẽ vóng cao, thân ốm, lá nhỏ.
- Để cây ăn lá được lâu và nhiều thì bạn thường xuyên ngắt ngọn và lá giá, sẽ làm kích thích cây đẻ nhiều nhánh và mọc nhiều là hơn.
Nếu bạn ở đô thị thì nên chọn cách trồng trong khay, thùng xốp ở ban công hoặc sân thượng sẽ dễ dàng tiết kiệm diện tích và rất thuận lợi cho việc chăm sóc cây. Lưu ý cách trồng này thì khay, thùng xốp bạn cần đục lỗ ở dưới đáy để cho cây thoát nước nếu không sẽ bị ngập úng, thối chết.
- Chuẩn bị khay, chậu có miệng rộng và đáy sâu từ 13-16cm tùy vào ý thích của bạn, phù hợp với diện tích nơi bạn chuẩn bị trồng.
- Hạt mồng tơi khá dễ lên vì thế bạn không cần ngâm hạt trước. Cho đất trồng vào chậu dày 7cm rồi gieo hạt giống rau mồng tơi lên trên.
- Gieo mỗi hạt cách nhau 10cm vì khi lớn lên cây sẽ có lá to và rộng, tạo điều kiện thoáng cho cây phát triển tốt. Khi gieo xong bạn nhớ tưới nước đầy đủ để tạo độ ẩm cho đất, sau vài ngày hạt sẽ nở thành cây con.
Chăm sóc rau mồng tơi
Mỗi ngày bạn nên tưới nước 1-2 lần, nếu vào mùa mưa bạn cần che chắn để cây không bị úng rễ. Sau khoảng 10 ngày trồng, lúc này cây bắt đầu ra được 2 lá, bạn cần bón thêm phân chuồng ủ hoai mục để rau xanh phát triển.
Khi rau mồng tơi đã được 3-4 lá, bạn có thể tỉa bớt lá non nếu như cây mọc lên quá dày. Sau khi đã tỉa lá, bạn bón thêm phân trùn quế, hòa một lượng nhỏ phân ure với nước để cây phát triển lá.
Rau mùng tơi ít khi bị sâu bệnh vì thế thi thoảng bạn bón phân để cây phát triển. Ngoài ra cũng có các sâu bệnh như sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy,… Bạn không cần sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ cần thường xuyên kiểm tra ngắt bỏ lá vàng, bị bệnh và bắt sâu khỏi cây là được.
Thu hoạch
Rau mùng tơi sau khi trồng 3-4 tuần có thể cho thu hoạch lá và đọt non. Dùng dao cắt sát gốc cách đất 5 – 10cm. Khi thu hoạch xong, bạn nhớ bón thúc thêm phân chuồng, đạm và ure, phân NPK để cây tăng thêm dinh dưỡng nhé. Nên thu hoạch rau vào sáng sớm, không thu hoạch khi trời nắng vì rau dễ bị héo, không được ngon,..
Đọc thêm: Cách nấu canh cua rau mồng tơi thơm phức — Cách nấu canh mồng tơi với ngao giúp thanh mát ngày hè
Tác dụng của rau mồng tơi
Rau mồng tơi có vị chua ngọt, không độc hại lại còn có tác dụng giải độc thanh nhiệt. Chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, kiết lỵ,… là loại rau tốt cho người bị tiểu đường, trị núm vú sưng, tăng sữa cho mẹ sua sinh, trị các vết thương ngoài, đau nhức xương khớp, yếu sinh lý ở nam giới, chữa di hoạt tinh rất hiệu quả và đặc biệt nước ép từ rau mồng tơi rất tốt cho việc điều trị đau mắt, làm đẹp da…
Hi vọng với những chia sẻ mà Wiki Cách Làm hôm nay đã đem lại, bạn đã có thêm kinh nghiệm hay về cách trồng rau mồng tơi tốt tại nhà. Góp phần tạo thêm không khí trong lành và mát mẻ cho không gian xung quanh. Là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe trong các bữa ăn. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau mồng tơi xanh tốt tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.