Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng chi tiết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hoa hồng là vua của các loài hoa với ý nghĩa biểu trưng là tình yêu, hạnh phúc và niềm đam mê. Chính vì vậy, thật dễ hiểu khi ai ai cũng muốn mang hoa hồng về để tô điểm cho khu vườn của nhà mình. Hoa hồng cũng thật sự không khó trồng như bạn nghĩ. Hãy để Wiki Cách Làm giúp bạn khám phá cách trồng và chăm sóc hoa hồng ngay sau đây!
Đặc điểm hoa hồng
Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ, cây bụi thấp, thẳng, có nhiều cành. Thân và cành cây hoa hồng có nhiều gai cong.
Lá cây hoa hồng là lá kép lông chim mọc cách. Ở các cuống có lá kèm nhẵn, mỗi lá thường có 3 – 5 hoặc 7 – 9 lá con. Xung quanh viền lá con có nhiều răng cưa nhỏ, dày chi chít. Tùy loại hoa hồng mà răng cưa này nông hay sâu, lá màu đậm hay nhạt hoặc có thể có dạng lá khác nữa.
Mỗi bông hoa hồng có nhiều cánh. Các cánh hồng cuộn tròn, xếp thành nhiều vòng quanh một hình nón nhọn có dạng giọt nước mắt tròn ở giữa, siết chặt hay lỏng lẻo tùy loại.
Hoa hồng là loài hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái có trên một hoa, các nhị đực dính vào nhau và bao quanh vòi nhụy. Khi phấn hoa chín, rơi lên trên đầu nhụy và có thể tự thụ phấn.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng chi tiết
Ánh sáng
Cây hoa hồng là loại cây rất ưa sáng, nên lựa chọn hướng trồng cây có ánh sáng, ánh nắng mặt trời chiết vào thì sẽ giúp cây phát triển tốt. Tránh để những nơi có nắng quá gay gắt và nơi thiếu ánh sáng, sẽ ảnh hưởng tới lá, không đủ tiêu chuẩn để ra hoa, dễ bị nhiễm bệnh, chất lượng hoa kém,…
Thời vụ
Hoa hồng có thể được trồng quanh năm nhưng vì bản chất không ưa thời tiết lạnh nên thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa hồng là từ mùa xuân đến mùa hè. Những cây hoa hồng sẽ phát triển tốt và ra thật nhiều hoa dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời.
Cách1:
1. Chuẩn bị trước khi trồng
– Cành hoa hồng dài khoảng 20cm, được cắt chéo 45° ở thân cây mẹ với tuổi không quá một năm, xanh tốt, không bầm dập.
– 1 củ khoai tây không sâu bệnh.
– Đất trồng: chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và đã được làm ẩm bằng chút nước.
– Bột quế và thuốc kích thích rễ.
– Chậu trồng: Cần lựa chọn chậu phù hợp với kích thước của cây để cây phát triển tốt, có lỗ ở đáy giúp cây thoát nước không bị ngập úng.
– 1 vỏ chai nhựa.
2. Cách trồng và chăm sóc
– Cành hoa hồng sau khi cắt phải được giâm rễ ngay để đạt hiệu quả tốt nhất. Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 cành hoa hồng khỏe mạnh dài khoảng 12-20cm cắt chéo 45 độ, dùng kéo tỉa sạch lá và gai ở một phần thân dưới của cành hồng. Sau đó bôi thuốc kích thích rễ vào phần cắt phía dưới của cành rồi nhúng vào bột quế để ngăn vi sinh vật gây hại cho cành khi đang mọc rễ.
– Tiếp theo bạn dùng một vật nhọn khoét một lỗ sâu trên củ khoai tây sao cho phù hợp với đường kính của cành hoa hồng rồi cắm cành hồng vào sâu tới khoảng giữa thân củ khoai để tạo sự chắc chắn.
– Tiến hành chôn củ khoai tây vào chậu đất cho ngập hết và đảm bảo cây hoa hồng được cố định vững chãi nhất.
– Dùng chai nhựa làm nhà kính cho cây để có thể giữ được nhiệt độ, độ ẩm giúp cây phát triển tốt, không bị nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài.
– Đặt chậu nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong những ngày đầu tiên và chú ý tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây.
– Sau khoảng hơn một tuần, cây hoa hồng mới đã ra rễ và đủ khỏe để bạn đem ra trồng trong đất vườn. Bạn có thể bón phân cho cây khi thấy lá vàng nhiều hoặc giai đoạn cây sắp cho bông.
Cách 2:
1. Chuẩn bị trước khi trồng cây
– Hạt giống: Có rất nhiều loại hạt giống khác nhau đem lại cho bạn nhiều sự lựa chọn bởi vì mỗi loại giống thì cây sẽ ra hoa khác màu và kích cỡ khi phát triển cũng khác nhau.
– Kéo tỉa cành: Tỉa hoa hồng sẽ giúp cây khỏe mạnh, không sâu bệnh và thúc đẩy quá trình ra hoa diễn ra tốt hơn.
– Phân bón: Bạn có thể mua loại phân bón dành riêng cho hoa hồng tại các của hàng nông nghiệp.
– Đất trồng: Dùng loại đất tơi xốp, có độ thoát nước tốt.
– Mùn: Dùng để phủ lên gốc cây giúp cây không bị sâu gây bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
– Chậu trồng: Cần lựa chọn chậu phù hợp với kích thước của cây để cây phát triển tốt, có lỗ thoát nước ở đáy giúp cây không bị ngập úng.
– Thuốc kích thích rễ.
2. Cách trồng
Khi trồng rễ trần thì trước khi trồng cần ngâm trong nước khoảng 2-3 giờ.
Để chậu được thông thoáng thuận lợi cho việc thoát nước thì bên dưới phần đáy lót ít sỏi nhỏ rồi tưới nước lên. Cho đất trồng vào cao khoảng 4/5 chậu.
Sau đó mở một lỗ rộng và sâu, đặt cây hoa hồng vào rồi tiếp tục cho đất lấp bao trùm toàn bộ rễ.
Sau khi trồng có thể bón thêm thuốc kích rễ. Lần tưới nước đầu tiên tưới thật đẫm rồi chờ khoảng vài tuần cho đất khô mới tưới tiếp bởi nếu đất quá ẩm sẽ làm gốc cây bị úng, không ra rễ.
3. Chăm sóc
Hoa hồng cần rất nhiều nước để phát triển tốt, tưới ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều. Tránh tưới vào ban đêm vì khi đó nước sẽ đọng lại trên lá dễ gây nhiễm bệnh. Vào mùa khô cần tưới nước nhiều thêm cho cây, nếu thiếu nước cây không quan hợp được và có hiện tượng lá bị vàng, rụng.
Đất trồng nên thay đổi đất trồng mỗi năm 1 lần
Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
Nếu muốn cây hoa hồng có màu sắc đậm đặc trưng thì cần bón thêm phân kali. Khi cây ra hoa không được tưới phân lên vì như thế hoa sẽ bị hỏng, không còn đẹp.
Thường xuyên cắt tỉa cành đã già, cành yếu, lá bị hư, tạo tán cây, kích thích cây ra nhiều mầm để có thể nở nhiều hoa hơn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Rệp và nhện đỏ thường rất phổ biến ở các cây hoa hồng. Bạn có thể sử dụng nước để tiêu diệt chúng. Nên sử dụng vòi xịt để đẩy chúng ra khỏi cây, không nên sử dụng ống bơm mạnh vì rất dễ làm ngã cây. Nếu rệp tiếp tục tồn tại thì hãy thử pha dung dịch nước rửa chén với nước và phun vào những lá có rệp mỗi lần một tuần.
Không nên dùng các thuốc trừ sâu quá nhiều vì như thế sẽ ảnh hưởng đến cây hoa hồng, các cây trong khu vườn nhà bạn và một số loài côn trùng có lợi cho cây.
- Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC để chữa bệnh này cho cây.
- Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC.
- Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc. Dùng thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.
Ý nghĩa của cây hoa hồng
Hoa hồng là một biểu tượng đẹp của tình yêu đôi lứa, nhưng ngoài ra hoa hồng còn mang vẻ đẹp về tình yêu gia đình, tình yêu bạn bè, tình yêu thầy cô,…. Hoa hồng thường xuất hiện trên các lề đường vào các ngày đặc biệt, dịp lễ tình nhân, nhà giáo Việt Nam,…Bạn có thể mua tặng để thể hiện tình yêu và sự trân trọng với đối phương.
Rõ ràng với những bước đơn giản mà Wiki Cách Làm đã giới thiệu như trên, thật không quá khó để có một cây hoa hồng đẹp khoe với bạn bè của bạn phải không nào? Hãy bắt tay làm ngay! Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm: Stt hay về hoa hồng – Loài hoa của tình yêu và sắc đẹp, Hướng dẫn làm hoa hồng bằng giấy nhún siêu đẹp hoặc Cách làm hoa hồng bằng giấy A4 đẹp, đơn giản.
Wiki Cách Làm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa hồng chi tiết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.