Bạn đang xem bài viết Karma là gì? 12 luật nhân quả Karma bạn nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Karma là gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra vì nó gần như là hot trend được sử dụng khá phổ biến. Bạn có biết về luật nhân quả? Karma và luật nhân quả có mối quan hệ gì với nhau? Tại sao mọi người lại hay sử dụng thuật ngữ này? Hãy cùng Wiki Cách Làm đi tìm câu trả lời bên dưới đây.
Karma là gì?
Karma là một từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn nó có nghĩa là luật nhân quả, luật quy hồi,… Người ta thường nói “gieo nhân nào gặt quả đó”, nghĩa của Karma có thể hiểu là như vậy. Bạn cũng có thể hiểu Karma tương đương với khái niệm “nghiệp” trong Phật giáo, nó có ý chỉ mối liên hệ giữa “nghiệp” và “báo”, “ác giả ác báo, gieo gió thì gặp bão, cười người hôm trước hôm sau người cười,…”
Trong cuộc sống, cho dù bạn có làm bất cứ chuyện gì hãy luôn nghĩ đến luật nhân quả và tự nhắc nhở bản thân hãy biết cách cư xử sao cho hợp lý, hợp tình hợp nghĩa, sống lương thiện để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản.
Quy luật nhân quả là gì?
Luật nhân quả là một quy luật tất yếu trong đời sống, nó có nghĩa là những gì bạn làm trong hôm nay sẽ là kết quả cho tương lai. Nếu hôm nay bạn làm việc tốt, cố gắng nỗ lực, sống thiện lương và biết quan tâm yêu thương mọi người xung quanh thì tương lai bạn sẽ có được thành công, may mắn, hạnh phúc. Nhưng ngược lại, nếu bạn sống mưu mô, toan tính, ích kỷ, lười biếng thì trong tương lai bạn sẽ luôn thất bại và bị người khác xem thường.
Nếu bạn làm điều ác hại người thì quả báo sẽ đến với bạn trong tương lai, quả báo có thể sẽ không gieo trực tiếp đến với bạn mà những người thân trong gia đình, con cháu của bạn sẽ chịu những quả báo đó, họ sẽ thay bạn chịu đau khổ và bất hạnh.
Tìm hiểu 12 luật nhân quả Karma
12 biểu hiện của luật nhân quả Karma trong cuộc sống:
1. Luật đại
Đây là biểu hiện cơ bản nhất của luật nhân quả – gieo nhân nào gặt quả nấy. Bất cứ điều gì chúng ta tạo ra trong cuộc sống đều sẽ quay lại với chúng ta. Nếu bạn sống tốt, lương thiện, vui vẻ,… thì tương lai sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn sống toan tính, mưu mô, hại người thì sớm muộn bạn cũng gặp lại điều tương tự.
2. Luật tạo
Sự tồn tại của bạn là một phần của xã hội, giúp xã hội vận động và phát triển. Con người và vũ trụ là một, cả bên trong lẫn bên ngoài cho nên bất cứ điều gì tồn tại xung quanh bạn đều biểu hiện phần nào trạng thái nội tại của bạn. Hãy sống thật với chính bản thân của mình, tự tạo cho mình những điều bạn muốn và mang lại điều tốt đẹp cho bản thân, cho người xung quanh.
3. Luật khiêm
Những gì bạn từ chối tiếp nhận trong cuộc sống sẽ tiếp tục quay lại với bạn. Nếu tất cả những gì bạn thấy ở một con người là sự tồi tệ, điều đó có nghĩa là bạn chưa nhìn thấy mức độ cao hơn của sự tồn tại. Cho nên hãy chấp nhận những gì ở thực tại để đối đầu và tiếp nhận những điều mà cuộc sống mang đến cho bạn trong tương lai.
4. Luật tăng trưởng
Mọi con đường bạn chọn bước đi đều đúng, có điều bản thân bạn cần thay đổi chứ không phải thay đổi sự vật hay hiện tượng xung quanh. Điều duy nhất bạn được sở hữu và có khả năng kiểm soát đó chính là bạn, khi bạn thay đổi những yếu tố nội tại bên trong mìn thì thế giới xung quanh bạn sẽ tự động thay đổi theo. Cho nên hãy cố gắng để thay đổi bản thân mình tốt hơn đối với đời sống, công việc, học tập… thay đổi theo sự thay đổi của môi trường, nhu cầu sống.
5. Luật trách nhiệm
Nếu có điều gì đó trong thế giới quanh bạn không đúng nghĩa là bản thân bạn cũng có chỗ không đúng. Thế giới xung quanh và bạn có mối quan hệ phản ánh lẫn nhau, thế giới bạn nhìn thấy đang phản ánh chính bạn. Bạ phải chịu trách nhiệm cho tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống của mình từ những việc mình đã làm, đang làm và sẽ làm.
6. Luật liên kết
Cả vũ trụ này được kết nối với nhau, bất kỳ một yếu tố dù lớn hay nhỏ mà bạn bắt gặp trong cuộc sống đều có ý nghĩa nào đó. Mỗi hàng động này đều dẫn đến hành động khác, nếu muốn một công việc hoàn thiện thì bạn phải bắt đầu làm nó.
Kết nối tất cả những yếu tố, từ mối quan hệ con người với người, người với sự việc, sự vật. Bước đầu tiên và bước cuối cùng đều có ý nghĩa quan trọng như nhau, quá khứ – hiện tại – tương lai đều có kết nối với nhau.
7. Luật tập trung
Bạn không thể nào nghĩ cùng lúc hai việc, khi bạn nghĩ đến các giá trị tinh thần thì bạn không còn thời gian cho những cảm xúc tiêu cực khác. Muốn sống tốt hãy tập trung vào công việc, trách nhiệm của bạn đang làm, nghĩ đến những giá trị tốt hơn để tập trung vào mục đích cũng như lý tưởng sống của bạn.
8. Luật cho
Trong cuộc sống, nếu bạn cho đi điều tốt đẹp thì bạn sẽ nhận lại điều tốt đẹp; nếu bạn tin chắc mình đã học được kinh nghiệm gì, thế nào cũng có một lúc bạn bị buộc phải dùng kinh nghiệm đó vào thực tế. Hãy luôn tin vào lý tưởng của bạn, tin vào chính bản thân mình và niềm tin cho đi sẽ được nhận lại điều tốt đẹp.
9. Luật hiện tại
Nếu bạn không biết nhìn về phía trước mà cứ mãi nhìn về phía sau thì bạn sẽ không còn thời gian cho những điều hiện tại. Những chuyện đã cũ, thói quen cũ,… sẽ là những thứ ngăn cản bạn làm quen với cái mới. Hãy chấp nhận thực tế và không trách móc, phiền muộn về những điều đã qua, biết nhìn vào thực tế mà sống.
10. Luật thay đổi
Lịch sử sẽ luôn lặp lại nếu chúng ta chưa nhận ra được bài học từ nó để thay đổi. Tất cả mọi việc đều có thể thay đổi trong cuộc sống chúng ta. Đòi hỏi chúng ta phải hòa nhập với nó và thay đổi bản thân để phù hợp hơn và tốt hơn.
11. Luật nhẫn nại
Chúng ta nên biết mọi đích đến cuộc đời đều bắt đầu từ con đường gian nan, những phần thưởng có giá trị lâu dài đòi hỏi phải có sự nỗ lực dai dẳng. Niềm hạnh phúc thật sự tồn tại chỉ khi chúng ta nhẫn nại làm việc mình muốn và chờ đợi thành quả từ nó. Mọi thành công đều đổi lấy từ con đường gian khổ.
12. Luật động lực
Cho dù bạn tác động như thế nào vào sự vật, hiện tượng thì bạn đều sẽ nhận được năng lượng đáp trả từ nó. Giá trị của một vật phản ánh trực tiếp năng lượng và ý chí của người tạo ra nó, mọi đóng góp của một cá nhân đều có ý nghĩa cho một tập thể. Mọi đóng góp đều có được sự ghi nhận của cộng đồng và những người xung quanh bạn.
>>> Xem thêm: Khẩu nghiệp là gì? Hướng dẫn cách tu khẩu nghiệp
Karma là gì? Khi xem xong bài viết này, có lẽ chúng ta ai cũng phải nhìn nhận lại chính bản thân mình và rút ra được những ý niệm tích cực trong cuộc sống. Hi vọng những điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn và có những hành động tốt đẹp để cuộc sống tràn đầy niềm vui.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Karma là gì? 12 luật nhân quả Karma bạn nên biết tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.