Bạn đang xem bài viết KHTN 8 Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 23, 24, 25, 26 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 23, 24, 25, 26 sách Chân trời sáng tạo.
Giải KHTN 8 Bài 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các định luật bảo toàn khối lượng. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 4 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
KHTN 8 Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
- Giải câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 4 Chân trời sáng tạo
- Giải Luyện tập KHTN 8 Bài 4 Chân trời sáng tạo
Giải câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 4 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Nhận xét màu sắc của dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4 ban đầu trong 2 cốc thủy tinh.
Trả lời:
Ban đầu cả dung dịch đều trong suốt, không có màu.
Câu 2
Nêu hiện tượng sau khi rót cốc (1) vào cốc (2) và chỉ ra dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
Trả lời:
Sau khi rót cốc (1) vào cốc (2):
+ Hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện.
+ Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra: có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 3
Em có nhận xét gì về tổng khối lượng của 2 cốc trước và sau phản ứng.
Trả lời:
Tổng khối lượng của 2 cốc trước và sau phản ứng không thay đổi.
Câu 4
Phương trình hóa học biểu diễn gì? Gồm công thức hóa học của những chất nào?
Trả lời:
Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hóa học của chất tham gia và chất sản phẩm.
Câu 5
Quan sát Hình 4.2, hãy cho biết phương trình nào đã được cân bằng. Vì sao?
Trả lời:
Phương trình được cân bằng là: H2+ Cl2 → 2HCl
Do số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của phương trình là bằng nhau.
Câu 6
Quan sát sơ đồ phản ứng (*), hãy nhận xét số nguyên tử của nguyên tố P và O ở vế trái và vế phải. Số nguyên tử của nguyên tố nào lớn hơn?
Trả lời:
Sơ đồ phản ứng (*): P + O2 → P2O5.
– Ở vế trái: P + O2
+ Có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O.
+ Số nguyên tử O lớn hơn.
– Ở vế phải: P2O5
+ Có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O.
+ Số nguyên tử O lớn hơn
Câu 7
Để cân bằng, bắt đầu cân bằng từ nguyên tố nào trước?
Trả lời:
Để cân bằng, bắt đầu cân bằng từ nguyên tố O trước.
Câu 8
Làm thế nào để cho số nguyên tử của nguyên tố O ở 2 vế bằng nhau?
Trả lời:
Ta làm chẵn số nguyên tử O vế phải bằng cách đặt hệ số 2 trước P2O5:
P + O2 → 2P2O5.
Để số nguyên tử O vế trái bằng với vế phải, ta thêm hệ số 5:
P + 5O2 → 2P2O5.
Câu 9
Phương trình hóa học cho biết những thông tin gì?
Trả lời:
Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
Giải Luyện tập KHTN 8 Bài 4 Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 24
Giải thích vì sao trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Trả lời:
Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn số nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Luyện tập trang 25
Viết sơ đồ phản ứng của phản ứng giữa khí hydrogen và khí oxygen tạo ra nước.
Trả lời:
Sơ đồ phản ứng dạng chữ:
Khí hydrogen + khí oxygen → nước.
Luyện tập trang 26
Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử và số phân tử của các chất trong mỗi sơ đồ phản ứng sau:
a) Na + O2 → Na2O
b) Na2CO3 + Ba(OH)2 → NaOH + BaCO3
c) Fe + O2 → Fe3O4
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 8 Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 23, 24, 25, 26 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.