Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 114, 115, 116, 117 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải KHTN 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 114, 115, 116, 117.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 25 Chương VII: Giới thiệu hợp chất hữu cơ, Hydrocarbon và nguồn nguyên liệu SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
I. Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên
Hoạt động 1: Quan sát sơ đồ trên Hình 25.1 và trình bày cấu tạo của mỏ dầu.
Trả lời:
Mỏ dầu thường có ba lớp:
– Lớp khí ở phía trên gọi là khí mỏ dầu (hay còn gọi là khí đồng hành). Khí mỏ dầu chứa chủ yếu là khí methane (khoảng 75%) và một số hydrocarbon khí khác.
– Lớp dầu lỏng có hoà tan khí ở giữa là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.
– Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn
Hoạt động 2: Tìm hiểu qua các tài liệu sách, báo, internet, thảo luận nhóm và trình bày về các nội dung sau:
a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở đâu trong tự nhiên? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
Trả lời:
– Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở một số nơi trong vỏ trái đất.
– Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu: được hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cách đây 10 đến 600 triệu năm. Khi xác động vật chìm sâu dưới đáy biển qua hàng nghìn năm các sinh vật phân rã thành các hợp chất giàu carbon hình thành lên lớp vật chất hữu cơ. Khi trộn lẫn với trầm tích biển thì hình thành lên các lớp đá phiến mịn. Các lớp trầm tích không ngừng lắng đọng bên trên tạo nên một sức ép lớn làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất đã hóa lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành khí dầu mỏ.
b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu: nhiên liệu (sưởi ấm, bếp gas); dung môi; nhiên liệu cho động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,…); nhiên liệu cho động cơ phản lực; nhiên liệu cho động cơ diesel và các lò nung; chất bôi trơn; sáp bóng, sáp dầu khoáng; bề mặt đường nhựa, giấy dầu lợp mái.
II. Nhiên liệu
Hoạt động 1: Quan sát Hình 25.2 và trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Theo em, các chất được sử dụng làm nhiên liệu đều phải có tính chất gì?
2. Hãy cho biết trạng thái tồn tại của mỗi nhiên liệu trên ở điều kiện thường.
Trả lời:
1. Các chất được sử dụng làm nhiên liệu đều là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
2.
– Nhiên liệu rắn: Than đá, gỗ…
– Nhiên liệu lỏng: Xăng, dầu diesel, xăng sinh học…
– Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu…
Hoạt động 2: Quan sát các loại nhiên liệu khác nhau trong Bảng 25.1 và cho biết ứng dụng của các loại nhiên liệu này trong cuộc sống hằng ngày.
Trả lời:
Trong cuộc sống hằng ngày, các nhiên liệu như xăng, dầu hoả, gas hay than đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của con người.
– Xe máy, ô tô và máy bay dùng nhiên liệu xăng và dầu hoả.
– Ở nhiều nơi trên thế giới, gas là nguồn nhiên liệu chính để sưởi ấm, nấu ăn, vận hành các thiết bị máy.
– Than là nhiên liệu quan trọng cho các nhà máy nhiệt điện, công nghiệp luyện kim.
Hoạt động: Bếp nấu ăn, xe máy, ô tô ở Việt Nam hiện đang sử dụng loại nhiên liệu gì? Hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng các loại nhiên liệu này an toàn và hiệu quả.
Trả lời:
– Bếp nấu ăn ở Việt Nam hiện đang sử dụng nhiên liệu là gas, than.
– Xe máy sử dụng nhiên liệu xăng.
– Ô tô sử dụng nhiên liệu là dầu diesel.
Một số biện pháp sử dụng các loại nhiên liệu: gas, than, xăng, dầu an toàn và hiệu quả:
+ Cần tắt thiết bị khi không sử dụng.
+ Bảo dưỡng xe thường xuyên để đảm bảo động cơ xe hoạt động hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu.
+ Sử dụng và lưu trữ nhiên liệu cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về an toàn cháy, nổ và hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Bình gas cần được đặt nơi thông thoáng và cách xa nguồn nhiệt, đồng thời chúng ta nên thường xuyên kiểm tra để tránh rò rỉ.
+ Không đốt cháy than, gas, …trong không gian kín, tránh nguy cơ ngộ độc khí.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 114, 115, 116, 117 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.