Bạn đang xem bài viết Kinh nghiệm nuôi chó Alaska, Cách chọn chó Alaska thuần chủng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn muốn có một em Alaska về nuôi, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm nuôi Alaska cũng như cách chọn Alaska thuần chủng. Nào, mình cùng đến với bài viết để tìm hiểu nhé.
1. Chọn giống chó Alaska
giống chó Alaska có 2 loại là : Alaska Malamute thuần chủng và dòng chó lai Alaskan Husky. Thực tế thì 2 giống chó này khá giống nhau nên người mua nếu không để ý có thể nhầm lẫn 2 loại này. Để có được chú chó Alaska thuần chủng, bạn nên đến các trại nuôi chó Alaska uy tín. Bên cạnh đó, đừng quên lưu ý những điều sau như:
- Chó Alaska có thân hình khỏe, săn chắc, bộ ngực nở rộng và khỏe. Thắt lưng cứng và có nhiều cơ bắp.
- Khi sờ vào chân bạn sẽ cản nhân được độ gân guốc, chắc nịch, cổ chân ngắn, khuỷu chân sau cong và xuôi xuống. Hai chân trước có gấp khuỷu. Bàn chân và các ngón chân khít vào với nhau.
- Alaska có phần đầu rộng, khung xương giữa 2 tai hơi tròn, vùng xương quanh gò má hơi tròn và dẹt. giữa 2 mắt có 1 nếp nhăn nhỏ, đỉnh đầu có 1 chỏm lông. Phần giao nhau giữa trán và mõm hơi gãy nhẹ. Mặt thì có thể toàn màu trắng hoặc được điểm một vệt lông dài khác màu.
- Chó Alaska có bộ lông rậm không thấm nước, lông được pha các màu khác nhau như: trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đỏ, nâu đỏ. Tuy nhiên, dù chó Alaska có lông màu nào đi chăng nữa thì mõm và 4 chân của Alaska đều là màu trắng.
2. Chế độ dinh dưỡng của chó Alaska
Dòng chó Alaska thuần chủng có cơ thể to lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên hệ tiêu hóa của dòng chó này khá kém. Nếu không có một chế độ dinh dưỡng chuẩn, chúng có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Chế độ dinh dưỡng của chó Alaska cần được đảm bảo đầy đủ chất đạm, protein, khoáng và vitamin.
Chế độ ăn của Alaska theo độ tuổi:
- Chó Alaska từ 1-2 tháng tuổi nên ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay. Với các loại thức ăn khô nên ngâm với nước chừng 2 phút cho mềm. Mỗi ngày cho Alaska ăn khoảng 4-5 bữa nhỏ.
- Chó Alaska từ 3-6 tháng tuổi ăn cơm trộn với các loại thịt như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, thức ăn khô. Ở giai đoạn này bạn không nên cho ăn những loại xương lớn bởi có thể gây hóc.
- Cũng giống như các dòng chó lớn khác, sau 6 tháng, chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi chỉ cần cho ăn 2-3 bữa mỗi ngày. Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó, tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.
3. Cách chăm sóc cho Alaska
Chó Alaskan malamute là dòng chó sống ở vùng khí hậu lạnh, băng tuyết, chúng có khẳ năng chịu lạnh tốt. Tuy nhiên, nếu nuôi Alaskan malamute ở nơi có khí hậu nóng như ở Việt Nam, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Nơi ở của chó Alaska phải sạch sẽ, thoáng mát và không ẩm ướt. Thường xuyên vệ sinh nơi ở của chó.
- Chó Alaskan malamute có bản tính tò mò, tinh nghịch và hay đào bới vì thế khi nuôi bạn cần có một sân vườn hoặc không gian rộng để chúng có thể vận động, chạy nhảy thoải mái.
4. Cách vệ sinh và chăm sóc lông cho chó Alaska
Chó Alaskan malamute có bộ lông rất rậm vì thế mà việc chăm sóc loại này mất khá nhiều thời gian. Để lông phát triển khỏe đẹp, bạn cần thường xuyên chải lông chó và dưỡng lông mềm mượt.
Bên cạnh chăm sóc lông, việc tắm cho chó alaska cũng rất cần thiết. Rất may là chó Alaska khá sạch và không có nhiều mùi hôi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ cho lông chúng khô ráo để tránh một số bệnh viêm nhiễm ngoài da, bệnh hô hấp.
Vào thời tiết mùa hè nắng nóng, bạn nên cắt tỉa lông cho alaska để thân nhiệt của chúng không bị khô, nóng. Để nuôi dưỡng bộ lông của chó thêm khỏe, đẹp, bạn nên cho chó ăn thêm trứng gà, trứng vịt lộn và uống nhiều nước.
Chó Alaska rất dễ mắc các chứng bệnh về răng miệng. Vì thế bạn cần vệ sinh răng miệng cho chó hàng tuần. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm của chó như mắt, tai và cắt tỉa lông dài ở bàn chân.
5. Các bệnh thường gặp ở chó Alaska
Ngay từ khi bắt đầu nuôi chó bạn cần đưa chó đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Hi vọng với những thông tin chia sẻ hôm nay, bạn đã có thêm cho mình kinh nghiệm hay về kinh nghiệm nuôi chó Alaska, Cách chọn chó Alaska thuần chủng tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh nghiệm nuôi chó Alaska, Cách chọn chó Alaska thuần chủng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.