Bạn đang xem bài viết Kinh tế 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 56 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 56→62.
Giải Bài 10 Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng trang 56→62 giúp các bạn học sinh nhận biết được các dịch vụ của tín dụng.Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10
Câu 1
Em hãy đọc các trường hợp sau và xác định dịch vụ tín dụng phù hợp.
Trường hợp 1. Công ti C thường xuyên bán chịu thức ăn nuôi tôm cho hộ kinh doanh của ông D. Sau mỗi chu kì nuôi tôm, ông D sẽ hoàn trả lại số tiền lãi và tiền vốn ban đầu cho Công ti C.
Trường hợp 2. Sinh viên sự phạm được hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt mỗi tháng trong suốt năm học. Đổi lại, sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải phục vụ ngành giáo dục theo quy định.
Trường hợp 3. Bà P cần một dịch vụ tín dụng có thể giúp bà mua hàng trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng. Ngoài ra, dịch vụ này phải sử dụng được ở nước ngoài vì bà thường xuyên đi công tác.
Trường hợp 4. Vì việc kinh doanh của cửa hàng ăn uống đang phát triển tốt, gia đình bạn H muốn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và tuyển dụng thêm nhân sự.
Gợi ý đáp án
– Trường hợp 1: Tín dụng thương mại
– Trường hợp 2: Tín dụng nhà nước
– Trường hợp 3: Tín dụng tiêu dùng
– Trường hợp 4: Tín dụng ngân hàng
Câu 2
Em hãy trình bày cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tín dụng trong các trường hợp sau:
a. Anh A muốn đến ngân hàng, vay gói tín dụng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên để mua máy tính phục vụ việc học trực tuyến.
b. Ông H muốn cầm cổ số đỏ nhà riêng của mình để mở công ti nhưng không muốn đưa số đỏ cho ngân hàng giữ.
c. Bà B muốn mua trang thiết bị từ doanh nghiệp A để mở rộng quy mô kinh doanh. Bà muốn mua trả chậm theo quý để cân đối chỉ tiêu cho doanh nghiệp.
d. Chị G muốn thực hiện dự án nghiên cứu khoa học phát triển hệ thống giám sát giao thông bằng trí tuệ nhân tạo để làm giảm tỉ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam.
Cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm:
a. Anh A cần cam kết trả lãi suất hàng tháng đúng theo qui định của Nhà nước và hoàn thành việc trả nợ theo đúng thời gian qui định.
b. Ông H cần tìm hiểu nghĩ qui định vay tín dụng ngân hàng và thực hiện theo đúng các qui định. Nếu ông không đưa sổ đỏ cho ngân hàng giữ thì ông sẽ không đủ điều kiện để vay tiền.
c. Bà B cần chấp thuận và thực hiện theo các yêu cầu mà doanh nghiệp A đưa ra và cam kết hoàn trả lại số tiền đã vay đúng thời hạn.
d. Chị G có thể sử dụng hình thức vay tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng. Chị cần cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bên vay, trả lãi suất đầy đủ và hoàn trả số tiền vay đúng thời hạn.
Câu 3
Em hãy đọc các tình huống sau và xử lí theo gợi ý.
Tình huống 1.
Anh T mua chiếc máy giặt trả góp định kì hằng tháng. Chị nhân viên báo tháng này anh T đóng trễ 5 ngày nên bị tính thêm phí quá hạn. Anh T giải thích:
– Tháng này mẹ em chuyển tiền trễ. Mong chị thông cảm!
Chị nhân viên trả lời rằng:
– Em làm vậy là không được. Em đã kí cam kết trả lãi đúng hạn thì phải thực hiện đúng! Nếu không, em sẽ phải trả thêm khoản phí quá hạn.
Anh T bức xúc và bỏ về.
Câu hỏi:
– Cách sử dụng dịch vụ tín dụng của anh T có đúng quy định không? Vì sao?
– Trong trường hợp này, em sẽ hướng dẫn anh T cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm như thế nào?
Tình huống 2.
V được bố cho mượn thẻ tín dụng để đóng học phí. Nhưng V không chỉ sử dụng thẻ để đóng tiền học, mà còn mua hàng qua mạng, đặt vé xem phim. Có lần đi chơi cùng bạn bè, V sử dụng thẻ tín dụng của bố, rút tiền mặt tại máy ATM để tiêu. Khi nhận được thông báo từ ngân hàng đóng lãi, bố V bị tính phí sử dụng vượt hạn mức và phí rút tiền mặt. Bố V tức giận bảo:
– Tại sao con lại tuỳ tiện chỉ tiêu khi không được sự đồng ý của bố?
V không cảm thấy mình sai, cậu nói:
– Con thấy trong thẻ còn nhiều tiền nên con…
Câu hỏi:
– Em có nhận xét gì về việc sử dụng dịch vụ tín dụng của V?
– Nếu là người thân của V và chứng kiến tình huống trên, em sẽ trao đổi như thế nào đề V biết cách sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm?
Gợi ý đáp án
Tình huống 1:
– Cách sử dụng dịch vụ tín dụng của anh T là không đúng quy định vì anh đã không đảm bảo việc trả lãi đúng thời hạn qui định.
– Trong trường hợp này, em sẽ khuyên anh T nên điều chỉnh, cân đối các khoản chi tiêu trong tháng, để riêng một khoản tiền để trả lãi suất ngân hàng đúng thời gian qui định.
Tình huống 2:
– V cần có hiểu biết và cân nhắc trước khi sử dụng dịch vụ tín dụng. Không nên cứ thấy thẻ có nhiều tiền là tiêu sài phung phí.
-Nếu là người thân của V, em sẽ giải thích cho V về lãi suất cũng như các qui định của việc vay tín dụng để V biết cách sử dụng khoản vay một cách hợp lí.
Trả lời Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 10
Câu 1
Em hãy tìm hiểu về một số dịch vụ tín dụng nhà nước phổ biến ở địa phương em và viết bài thu hoạch theo yêu cầu.
a. Nội dung tìm hiểu: thông tin của một số dịch vụ tín dụng nhà nước đang được áp dụng ở địa phương em (loại hình cho vay, khoản vay, lãi suất,…).
b. Sản phẩm: Bài thu hoạch trên giấy A4.
Gợi ý đáp án
Tín dụng là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay. Trong đó, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong thời gian nhất định nào đó. Người đi vay có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền hoặc hàng hóa đã đi vay khi đến hạn, có thể kèm hoặc không kèm theo lãi.
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (NH), các tổ chức tín dụng (TCTD) với các doanh nghiệp hay các cá nhân (bên đi vay). Trong đó, NH hay TCTD sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định, khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho TCTD.
1. Phân loại tín dụng ngân hàng
Về cơ bản, hiện nay tín dụng ngân hàng được chia làm 2 loại chính gồm:
– Tín dụng cá nhân: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn cá nhân như mua nhà, mua xe, kinh doanh, trang trải cuộc sống cá nhân,…
– Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ cho những nhu cầu sử dụng vốn của những doanh nghiệp như mua sắm tài sản, thanh toán công nợ, bổ sung vốn lưu động,…
Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác như sau.
– Dựa trên thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn không quá 12 tháng
- Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng
- Tín dụng dài hạn: Thời hạn lớn hơn 60 tháng
– Dựa trên đối tượng tín dụng:
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh
- Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng dùng để hình thành tài sản cố định
2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian nên trong mối quan hệ tín dụng với doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng vừa là người đi vay và vừa là người cho vay.
Với tư cách là người đi vay, NH nhận tiền gửi của doanh nghiệp, cá nhân hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…để huy động vốn trong xã hội. Còn với tư cách là nguời cho vay, NH sẽ cấp tín dụng cho người đi vay.
Nhìn chung, tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật như:
Hình thức phổ biến của tín dụng ngân hàng là cho vay tiền tệ, rất linh hoạt và đáp ứng đúng nhu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Vì thế nên phạm vi hoạt động cũng rất lớn.
Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải là vốn thuộc sở hữu hoàn toàn của một cá nhân, tổ chức như tín dụng thương mại.
Thỏa mãn gần như tối đa về vốn trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhãn rỗi trong xã hội
Thời hạn vay phong phú, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều được.
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng
– Đối với khách hàng cá nhân, tín dụng ngân hàng giúp cho họ có cuộc sống ổn định, sung túc hơn bằng việc mua trả góp nhà cửa, xe cộ, đồ dùng gia đình,…
– Đối với doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng giúp đáp ứng nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, đẩy mạnh trao đổi, phân phối. Nhờ vậy mà doanh nghiệp mới có thể hoạt động hiệu quả và phát triển hơn.
Đây đều là những nền tảng để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
Câu 2
Em hãy tìm hiểu về cách sử dụng dịch vụ tín dụng của bạn bè, người thân. Sau đó, đánh giá xem họ đã sử dụng dịch vụ tín dụng có trách nhiệm chưa? Nếu chưa, hãy cho lời khuyên về cách sử dụng hợp lí, có trách nhiệm.
Gợi ý đáp án
Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng:
- Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân
- Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng
- Thời hạn thanh toán nợ
- Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn
- Chương trình tích điểm, ưu đãi
- Nếu mức thu nhập không quá cao thì nên cân nhắc việc đăng ký mở thẻ tín dụng.
- Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng
- Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
- Tránh rút tiền mặt từ thẻ tín dụng vì sẽ phải chịu phí cao.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh tế 10 Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 56 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.