Bạn đang xem bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 84→90.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12 trang 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12
Câu hỏi 1
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Các dân tộc ở Việt Nam tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.
b. Công dân tham gia một tôn giáo để Nhà nước dễ quản lí là quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
c. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục.
d. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc tôn giáo khác nhau hoặc không có tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
e. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.
Gợi ý đáp án
Câu hỏi 2
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?
a. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận góp ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”
b. Chỉ một số tôn giáo lớn mới có quyền truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi và quản lí tổ chức của mình.
c. Ủy ban nhân dân xã X phối hợp với Bộ đội biên phòng tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, …
d. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng chưa được công nhận về mặt tổ chức.
Gợi ý đáp án
– Em đồng ý với nhận định: a, c, d, e
– Em không đồng ý với nhận định: b.
Vì quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Câu hỏi 3
Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Gợi ý đáp án
Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương.
– Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
– Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc
Câu hỏi 4
Em hãy xử lí tình huống sau
a, Em có đồng ý với ý kiến của bạn A không? Vì sao?
b, Em nhận xét như thế nào về ý kiến của anh H? Nếu được tham gia cuộc họp đó em sẽ phát biểu như thế nào?
Gợi ý đáp án
a. Em không đồng ý với ý kiến bạn A vì tất cả các công việc của nhà nước đều được sự góp ý của tất cả các tôn giáo đó thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau góp phần xây dựng đất nước.
b. Ý kiến của anh H em không đồng ý vì anh đã cho rằng vì có tôn giáo mới nên tình trạng vi phạm pháp luật mới gia tăng.
Nếu em được tham gia em sẽ phát biểu về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dụng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nên không thể hoàn toàn đổ lỗi lên tôn giáo mới như vật thể hiện không tôn trọng nhau giữa các tôn giáo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.