Bạn đang xem bài viết Làm văn hay: phân tích nhân vật Chí Phèo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài 1
Nam Cao nằm trong số các nhà văn hiện thực hàng đầu văn học. Với nhân vật Chí Phèo để lại những ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Tác phẩm Chí Phèo đã giúp Nam Cao thành công trong việc phê phán hiện thực đương thời
Chí Phèo thuở nhỏ là thanh niên lương thiện nhưng bị cường hào áp bức, bóc lột. Chí Phèo trước kia là đứa con hoang bị bỏ rơi được bác Phó cối thương tình mang về nuôi. Bác phó cối chết, Chí tứ cố vô thân, không nơi nương tựa. Khi làm vào canh điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo hiền lành, ngoan ngoãn nên được bà ba vợ lý Kiến để ý. Mặc dù không được giáo dục nhưng Chí Phèo đâu là đúng sai và biết ứng xử thế nào cho lễ độ. Mỗi lần mụ sai hắn bóp chân, hắn biết nhục. Hắn xuất thân từ nghèo khổ nên cũng có mơ ước gia đình đầm ấm chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, gia đình yên ấm, vui vẻ. Đời không như là mơ, sự lương thiện của hắn đã bị đánh cắp, hắn bị tù đày và trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.
Khi ra từ Chí Phèo trở thành một con người khác biệt hoàn toàn, một tên chuyên rạch mặt ăn vạ, sặc mùi rượu: Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng đá. Cái mặt hắn thì câng câng, răng cạo trắng hớn ai nhìn thấy hắn cũng phải khiếp sợ. Trở về làng Vũ Đại hắn không hiền lành nhẫn nhục như trước nữa mà hắn quần ngư tranh thực, sẵn sàng ăn vạ bất cứ lúc nào, và đưa dao ra dọa nếu ai dám làm gì hắn. Hắn chìm đắm trong cơn say triền miên. Chí phèo đã bị bá Kiến làm cho tha hóa, đánh mất đi sự lương thiện vốn có của con người trước kia.
Nhân vật Chí Phèo, Nam Cao khắc họa sự chân thực và sinh động bị kịch người nông dân, sự thấp hèn của những con người cùng cực trong xã hội cũ. Chí Phèo đã thực sự sa lầy trong đen tối, không còn đường rút lui, hắn đã phá hủy cuộc sống yên bình, nhiều người, ai gặp hắn của phải kinh sợ . Ngay cả Thị Nở cũng sợ hãi mà xa lánh hắn, tình yêu của chị không còn đủ sức để bảo dụng cho con người của hắn.
Với sự tha hóa của Chí Phèo chính là lời tố cáo sự tàn bạo của xã hội, ép người nông dân vào con đường nghèo khổ và tha hóa bần cùng. Thể hiện sự nhân đạo trong tấm lòng nhà văn Nam Cam, tố cáo xã hội đen tối đẩy người nông dân xuống bờ vực của sự tha hóa nhân cách con người. Chí Phèo đã từng làm người lương thiện, được sống với con người thật, tình yêu của Thị Nở. Những lúc tỉnh rượu hắn vẫn cảm thấy cô đơn ngập tràn, ước vọng được sống hạnh phúc. Nhưng mọi thứ chỉ là ước mơ mà thôi, mối tình của hắn đã tan vỡ, đau khổ ,hắn đến nhà Bá Kiến giết chết kẻ thù của mình và tự kết thúc cuộc đời của mình trong bi kịch.
Cuộc đời Chí Phèo đã chấm dứt những chuỗi ngày đau khổ. Tác giả Nam Cao đã cho chúng ta thấy được bộ mặt đen tối của xã hội đương thời và tố cáo xã hội đương thời đã đẩy những con người nông dân trong xã hội đến bờ vực cái chết.
Bài 2
Các tác giả nhận xét Chí Phèo hiện tượng lạ của văn học và đời sống, sáng tạo đặc biệt của Nam Cao nhà văn hiện thực hàng đầu trong xã hội Việt Nam.
Chí Phèo xuất hiện đầy ấn tượng: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng vậy, cứ rượu xong là hắn chửi.” Hắn đã được tác giả Nam Cao gọi Chí Phèo trong men rượu và đối thoại bằng tiếng chửi. Tiếng chửi trở thành quy luật sống của kẻ say. Trong tiếng chửi là sự cô độc, bị cả xã hội ghê sợ và lảng tránh.
Chí Phèo từ xưa cũng là một con người hiền lành, lương thiện. Chí Phèo trước kia là đứa con hoang bị bỏ rơi được bác Phó cối thương tình mang về nuôi dưỡng và chăm sóc. Từ khi người cha nuôi chết thì Chí trở thành người lang bạc, tứ cố vô thân. Không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Từ khi vào làm canh điền cho nhà lí Kiến, Chí bị mụ vợ ba lí Kiến bắt bóp chân, Chí “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Cũng như bao nông dân nghèo khác, Chí từng mơ ước một cuộc sống gia đình đơn giản mà đầm ấm nhưng tất cả đã bị dập tắt. Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù chỉ vì một cơn ghen tuông.
Chí Phèo khi ra tù đã thay đổi nhiều về nhân hình và nhân tính. Sau ngày sau khi ra tù, hắn lúc say, ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới, dọa nạt. Sau thời gian ra tù Chí trở thành một tay đi đòi nợ thuê, chém giết thuê, hắn đã thực hiện đúng mưu đồ của cha con nhà Bá Kiến, quả thực Chí hiện giờ đã bị linh hồn quỷ xâm chiếm và tàn phá.
Tưởng như Chí đã trượt dài nhưng Nam Cao vẫn đủ tin tưởng và trái tim nhà văn vẫn rất nhân đạo khi cho nhân vật gặp Thị Nở. Qua cái đêm ăn nằm như vợ chồng với thị, Chí tỉnh dậy và bao nhiêu sự hồi sinh đã được đánh thức. Hồi sinh ý thức về không gian, thời gian, về tình cảm và tiếng nói con người. Chính Thị Nở đã cứu đỡ hắn ra khỏi bờ vực tha hóa, làm trỗi dạy sự lương thiện trong con người, Chí Phèo mong muốn mình sẽ quay trở về làm người lương thiện. Nhưng hiện thực vẫn là hiện thực Chí Phèo sẽ không thể sống yên ổn. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, hắn đã bị Thị Nở đến từ chối. Thị Nở đóng đi cánh cửa dẫn lối về xã hội loài người. Chí Phèo tìm đến tên kẻ thù lớn nhất của đời mình để trả thù và kết liễu luôn cuộc đời. Cái chết đầy đau đớn và thể hiện sự tuyệt vọng cùng cực của nhân vật Chí Phèo.
Với ngòi bút của Nam Cao nhân vật Chí Phèo hiện lên thật sinh động, cái chết của nhân vật này đã tố cáo xã hội đen tối, cùng cực đẩy con người vào cửa tử.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm văn hay: phân tích nhân vật Chí Phèo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.