Bạn đang xem bài viết Làm văn: phân tích bài thơ Đồng chí tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhà thơ Chính Hữu nổi tiếng với những bài thơ viết về người lính cách mạng trong đó bài thơ Đồng chí tái hiện hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp chân thực, gần gũi và giàu tính lãng mạng. “Đồng chí” thể hiện sự gắn bó thân thiết gia những người xa lạ gắn kết với nhau thành một gia đình.
Những người lính đều có chung hoàn cảnh đó là cái nghèo đeo bám:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Hai câu thơ sóng đôi với giọng thơ thể hiện sự tâm tình, gần gũi và thân thiết. “Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá” hình ảnh mô tả về cuộc sống nghèo khó của người lính khi ở quê hương. Họ đều là những người nông dân mặc áo lính, thực hiện công việc cày cấy hơn là cầm súng. Đất nước có chiến tranh họ phải cầm súng trực tiếp chiến đấu với kẻ thù.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Hai từ “anh”, “tôi’ trên dòng thơ trên đứng ở mỗi dòng riêng biệt sang đến dòng thơ thứ ba nhập lại làm một: “Anh với tôi” trên cùng một dòng thơ, điều đó thể hiện họ có sự đồng cảm, những người gắn bó với nhau. Những con người từ “xa lạ” đến “thân quen” giờ đây họ đã chung một chuyến tuyến và có nhiều đặc điểm chung với nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Những người lính họ cùng cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, chung một lý tưởng, ý chí đánh giặc Pháp xâm lược, xây dựng lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc của những người nông dân Việt Nam bên ruộng đồng con trâu… Tác giả sử dụng phương thức ẩn dụ: “súng, đầu” luyến láy, lặp lại, khẳng định được ước mơ, khát vọng cho cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Giữa họ còn cùng nhau chiến đấu gian khổ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn và chiến thắng nó. Trong hoàn cảnh của chiến tranh họ có sự chia sẻ, tinh thần đồng cam cộng khổ, từ đó họ gọi tên nhau đó là “tri kỷ”.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Đọc đến đây thì giọng tâm tình, chia sẻ chất chứa những nỗi niềm riêng đó là ruộng nương gửi lại bạn thân cày, gian nhà vẫn mặc kệ sự nghèo khó, thể hiện thái độ dứt khoát, mạnh mẽ của người lính quyết tâm lên đường cầm súng kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rác vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Những câu thơ của tác viết lên giàu sức biểu cảm, diễn đạt những nỗi khó khăn, thiếu thốn của những người bộ đội trong chiến tranh, những khi ốm đau bệnh tật, cơn sốt rét rừng hoành hành mà bất cứ người lính nào cũng từng đã trải qua. Câu thơ trở nên có sự gần gũi, quen thuộc mà bất kì ai trong chiến đấu cũng không thể nào quên. Những hình đối lập : “Miệng cười buốt giá” và “Chân không giày” thể hiện tinh thần vượt khó và sự lạc quan, yêu cuộc sống của những chiến sĩ yêu nước.
Chính cuộc sống chiến đấu gian khổ, người lính đồng cảm,đồng cam cộng khổ cùng với nhau giúp cho Chính Hữu sự hiểu biết để sáng tác những vần thơ truyền cảm. Hình ảnh thơ có sự chân thực, gần gũi với những người lính vệ quốc có sự lôi cuốn trong lòng độc giả.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Hình ảnh thơ của tác giả giàu sức biểu cảm, thể hiện tình cảm người lính giản dị và chân thật, họ thật lặng lẽ và đầy nghị lực, chỉ với một cái nắm tay nhưng trong đó đều gửi gắm tình cảm thân mạnh mẽ. Họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh, động viên nhau cùng nhau vượt qua khó khăn để đánh thắng kẻ thù xâm lược phía trước.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Hoàn cảnh chiến đấu thật khắc nghiệt voi rừng hoang sương muối, nhưng các chiến sĩ vẫn bên cạnh nhau, giây phút đó tình anh em, đồng chí trở nên cao đẹp, thiêng liêng. Những người lính không hề đơn độc, không rét buốt, họ đã sẵn sàng bên nhau không ngại sự sốngchết. Có những đồng đội bên cạnh họ sẵn sàng chủ động, sẵn sàng đương đầu với kẻ thù và vượt qua những khó khăn để chiến thắng.
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” biểu tượng có tính nghệ thuật hay và độc đáo. Câu thơ sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Cuộc chiến ác liệt còn ánh trăng trên cao, trên bầu trời mãi là biểu tượng ước mơ, hạnh phúc. Hình ảnh có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn làm cho không gian trở nên không quá căng thẳng.
Bài thơ là áng văn chương bất hủ hơn lịch sử thời kì chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tái hiện lại một thời đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc và hình tượng người chiến sĩ gây nên những xung động trong tâm hồn con người. Đó là những năm đau thương chứng kiến những con người cao cả kiên cường, những người lính dũng cảm bất khuất, họ chung hoàn cảnh, chung lý tưởng và chung mục đích kết hợp với tình đồng đội gần gũi, thân ái quyết tâm làm nên chiến thắng cho dân tộc.
Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu mãi ca ngợi người lính Cụ Hồ vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí, trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm văn: phân tích bài thơ Đồng chí tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.