Bạn đang xem bài viết Làm văn: phân tích bài thơ Tràng Giang tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Huy Cận là nhà thơ có nhiều bài thơ hay về tả cảnh ngụ tình, “Tràng Giang” là một bài thơ hay được kết tinh được nét đặc sắc của hồn thơ Huy Cận. Bài thơ thể hiện được những nỗi niềm u buồn, sự cô đơn trong tâm trí nhà thơ lúc bấy giờ.
“Tràng Giang” in trong tập “Lửa thiêng” (1940). “Tràng Giang” mang phong vị Đường thi, bài thơ gợi từ từ sông nước mênh mông của sông Hồng. Thiên nhiên đã mang lại cho nhà thơ nhiều cảm xúc.
Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện nỗi buồn man mác qua các hình ảnh ẩn dụ của thiên nhiên:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
Đoạn mở đầu bài thơ tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa nói lên nỗi buồn trong tác giả, người buồn cảnh có vui bao giờ, làn sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp, dòng nước cứ thế chảy trôi xuôi theo dòng nước. Nỗi buồn ấy vẫn cứ trôi đi dạt dòng nước, đó là sự tiếc nuối, nỗi buồn cô đơn người thi sĩ. Tâm trạng thể hiện sự cô đơn, hiu quạnh và lạc lõng giữa dòng đời, biện pháp đảo ngữ được tác giả sử dụng thể hiện sâu sắc qua đoạn thơ này “ củi một cành khô lạc mấy dòng”, thể hiện những nỗi buồn, cảm xúc của chính tác giả trong không gian rộng lớn mênh mông của sông nước.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Ngoài dòng sông tác giả còn miêu tả cảnh vật cồn cát nhỏ đìu hiu, những phiên chợ xa đang vãn bởi chợ chiều không có người, nỗi buồn man mác của cảnh vật được tác giả miêu tả nói lên tâm trạng cô đơn của người thi sĩ trước không gian mênh mang của Tràng Giang dài, rộng, khung cảnh đủ khiến cho lòng người cô đơn, lạc lõng và hiu quạnh hơn.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Tác giả dùng hình ảnh bèo ẩn dụ để nói đến tâm trạng của con người, thân phận nhỏ bé khi không biết sẽ phiêu bạt về đâu, thân phận của con người nhỏ bé, con người đang không biết phiêu bạt, đi về đâu, chính vì thế tâm trạng của người thi sĩ mang một nỗi buồn sâu thẳm. Chuyến đò ngang mà tác giả dùng trong bài thơ đó là biểu tượng như cuộc đời mỗi con người. Nỗi buồn cô đơn đang dần bao trùm lấy tâm hồn của con người, không có một chuyến đò ngang nào, không cầu, khung cảnh thật ảm đạm đó cũng như sự cô đơn, lạc lõng của thi sĩ trong không gian rộng lớn.
Sự lặng lẽ trong cô đơn, tuyệt vọng trong cuộc sống đã được tác giả miêu tả chi tiết trong đoạn thơ này, sự cô đơn của lòng người hòa vào không gian mênh mông thiên nhiên, khiến nỗi buồn đó nhân cấp lên thành nhiều lần:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Khung cảnh thiên nhiên u buồn, mênh mông, đìu hiu càng làm cho tác giả nhớ nhà, nhớ quê hương, hình hành lớp lớp mây cao đùn núi bạc, cánh chim nhỏ đối lập với không gian rộng lớn của bầu trời, bóng chiều sa đang dần buông xuống càng làm cho lòng quê dợn dợn những con sóng nước, những buổi hoàng hôn làm tác giả thấy nhớ nhà, nhớ da diết khung cảnh quê hương. Nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Tràng Giang. Những cảm xúc được tác giả thể hiện chi tiết, rõ nét trước khung cảnh thiên nhiên, sự mênh mông trong cảm xúc, nỗi nhớ quê hương, cô đơn là điều thể hiện rõ nét trong đoạn cuối của bài thơ này.
Bài thơ bao trùm đó là sự cảm xúc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương trước khung cảnh của thiên nhiên, lòng buồn cảnh vật cũng không vui bao giờ. Cả bài thơ là sự cô đơn, lạc lõng, nỗi buồn của nhà thơ được ẩn dụ vào hình ảnh thiên nhiên đó là con đò, cánh chim,…rất chân thực và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc..
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm văn: phân tích bài thơ Tràng Giang tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.