Bạn đang xem bài viết Làm văn: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn của văn học nước nhà, thơ Xuân Diệu về tình đời, tình người thể hiện qua những cách tân nghệ thuật nhiều mới lạ. Trong thơ Xuân Diệu ta nhận thấy sự tràn đầy sự yêu đời, yêu người và tình yêu quê hương thiên nhiên, đất nước vô bờ bến.
Bài “Vội Vàng” mô tả lại một thiên đường trên mặt đất: Xuân Diệu phát hiện và khẳng định mùa xuân tựa như chốn thần tiên, thể hiện những điều rất phi lý của cuộc sống:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
“Tắt nắng” cho nắng không nhạt phai, “buộc gió” cho hương đừng bay, người thi sĩ muốn giữ thời gian để cho tuổi trẻ còn xanh.Đó là niềm kiêu hãnh với khát vọng mãnh liệt. Thiên đường mùa xuân rộn ràng tươi thắm, nảy nở trên nền tươi xanh đồng nội bao la, cành non tơ mùa xuân nhẹ nhàng trong gió xuân, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời khiến cho con người xao xuyến rung động và muốn níu giữ cảnh đẹp thiên nhiên ở lại.
Thơ Xuân Diệu, mỗi ngày xuân là niềm vui cứ thế đến:
“Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa”
Đây là thiên đường mà nhà thơ cảm nhận được, hãy yêu mến, gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thần tiên ấy. Nhà thơ dùng nhiều lần hai chữ “này đây” tô đậm thái độ trầm trồ, hào hứng trước cái đẹp dồi dào, không kể xiết của vẻ đẹp mùa xuân, nhấn mạnh: Con người cần phải đón nhận ngay, hưởng thụ ngay những vẻ đẹp tươi thắm đó. Xuân Diệu nhà thơ mong muốn mọi người đều biết, quan tâm, hưởng thụ mùa xuân nhanh, gấp gáp để mùa xuân không trôi quá nhanh.
Xuân Diệu lấy sự sống con người, khát vọng làm chuẩn mực cho sự sống của vũ trụ. Vì vậy mà mùa xuân là “tuần tháng mật” của ong bướm, tiếng hát yến oanh, khúc tình si, tác giả đã xem cái đẹp con người mới trở thành chuẩn mực của tạo hoá. Giá trị nhân văn của bài thơ này nằm ở đề cao vẻ đẹp của con người. Xuân Diệu đem đến cho người đọc con người tình yêu, gắn bó đối với cuộc đời:
“Ta ôm bó cánh tay ta làm rắn
Làm dây da quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi ở mãi mãi vườn trần
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất”.
Hình ảnh một cõi vườn trần như thế chính là sự cắt nghĩa cho quan niệm sống giục giã vội vàng của thi nhân. Lẽ nào trước một cuộc sống xanh tươi mơn mởn đầy màu sắc hương thơm và ánh sáng với những khúc tình si, với “niềm vui” như thế mà con người lại có thể để cho nắng cho gió làm phai nhạt, làm bay đi tất cả sao. Con người cần phải biết tận hưởng vì đó là vẻ đẹp, là sức sống mà tạo hoá đã ban cho.
Tác giả Xuân Diệu không chỉ đem đến cho câu thơ của mình những so sánh độc đáo qua các hình ảnh “tuần tháng mật”, “khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” mà còn là cảm giác vô cùng mới lạ, chưa từng thấy trong thơ, như “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Thời gian như được vật thể hoá vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân có thể cảm nhận bằng vị giác để biết tháng giêng ngon như thế nào.
Tuy nhiên, cảm xúc về thời gian đã khiến niềm vui của Xuân Diệu đâu được trọn vẹn. Cho nên, giữa niềm say mê trước một “cặp môi gần” nhà thơ bỗng giật mình thoảng thốt.:
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa”.
Nó nhắc nhở thi nhân cái “phũ phàng” của thời gian. Nhà thơ vội lên tiếng “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Trong cái giật mình thảng thốt kia Xuân Diệu bỗng nhớ mùa xuân ngay giữa mùa xuân.
Câu thơ “tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa” đã diễn tả tâm trạng từ niềm vui, niềm hạnh phúc tràn trề trong tâm hồn nhà thơ bỗng trở nên suy tư, trầm tư hơn khi cảm nhận được thời gian đang trôi đi. Đoạn thơ tiếp theo, từ câu thơ “Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua” cho đến câu thơ “mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm” đoạn thơ của nhịp điệu của thời gian. Lời thơ như là tiếng than thầm tiễn biệt của thiên nhiên tạo vật, của con người đang lan ra “khắp sông núi”.
Những câu thơ xúc cảm của tình yêu mãnh liệt trở thành những câu thơ có tư tưởng triết lý ben trong đó là “xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua”, “xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”, tác giả nhận thức rõ ràng dòng thời gian đang trôi rất nhanh, vạn vật đều nằm trong đó. Cụm từ “nghĩa là” thể hiện sự thương tiếc của tác giả về dòng thời gian. Nhà thơ không chỉ buồn, mà còn tiếc thương khi dòng thời gian trôi đi quá nhanh.
“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”
Từ oán trách đến đay nghiến cả tạo hoá lẫn cuộc đời:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.
Xuân Diệu thể hiện triết lí về thời gian đó chính là sự hữu hạn của con người trên dòng vô hạn, nhà thơ tiếc thời gian trôi đi quá nhanh sẽ phai tàn tất cả. Xuân Diệu mong muốn mọi người hãy sống gấp gáp để tận hưởng những gì tươi đẹp của thiên nhiên, tuổi trẻ bởi tuổi trẻ của con người không đến 2 lần trong đời.
Bài thơ vội vàng của Xuân Diệu như tiếng lòng của nhà thơ, tác giả tiếc thời gian trôi nhanh và mong muốn mọi người hãy tận hưởng cuộc sống bởi tuổi trẻ không đến hai lần trong đời.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm văn: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.