Bạn đang xem bài viết Lập dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến của Quang Dũng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tây Tiến là một bài thơ đặc sắc của tác giả Quang Dũng. Ở khổ 1 (14 câu thơ đầu) của bài thơ Tây Bắc đã thể hiện rõ hình ảnh bi tráng của người lính bộ đội cụ Hồ. Bên cạnh đó khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Sau đây là dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến, thông qua dàn ý ở khổ 1, bạn triển khai bài văn phân tích đầy đủ nội dung nhất. Tránh tình trạng lạc đề hoặc lặp ý.
Lời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Trước khi đến với dàn ý đoạn 1 của bài thơ Tây Tiến, bạn cần biết rõ lời bài thơ Tây Tiến ra sao? Mời quý bạn theo dõi nội dung sau.
Tây Tiến
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Dàn ý khổ 1 của bài Tây Tiến (Quang Dũng)
Khổ 1 của bài thơ Tây Tiến bắt đầu từ dòng thơ đầu tiên cho đến dòng thơ thứ 14. Cụ thể:
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Mở bài
Giới thiệu về tác giả Quang Dũng: năm sinh, quê quán, những thành tựu mà tác giả có được trong suốt thời gian cầm bút sáng tác.
Nói sơ nét về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến.
Thân bài
Hai câu thơ đầu:
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
=> “Sông Mã”, “Tây Tiến” được ví là những người thân trong một gia đình mà tác giả sử dụng trong bài thơ nhằm thể hiện sự thương nhớ, tình yêu của người thân với nhau. Nỗi “nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ đặc biệt, nhớ da diết lạ lùng của người lính về người thân, quê nhà. Nhìn vào khung cảnh của núi rừng Tây bắc khiến tâm hồn của người lính bao trùm rất nhiều kỷ niệm về quê nhà. Đồng thời còn thể hiện nỗi buồn trống trãi và lạc lõng trong lòng người bộ đội cụ Hồ.
Hai câu thơ tiếp theo:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
=> “Sài Khao”, “Mường Lát”: những địa danh nổi tiếng của Tây Bắc được gợi nhắc về địa bàn hoạt động của các binh đoàn đống quân tại đây. Tác giả miêu tả nỗi nhớ của người kính bao trùm khắp vùng không gian rộng lớn của cả cánh rừng. Mỗi bước chân là một kỷ niệm và một tình thương đặc biệt dành cho vùng núi Tây Bắc thân thương.
Bốn câu tiếp theo:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
=> Nói về sự hiểm trở của rừng núi Tây Bắc. Thế nhưng vì tình yêu của người lính quá lớn cho dân tộc nên mọi rào cản nguy hiểm của rừng núi chẳng nào làm khó được người lính bộ đôi cụ hồ. Trong 4 câu thơ này, tác giả còn sử dụng hình ảnh nhân hóa thú vị “súng ngửi trời”. Điều này thể hiện rõ tâm hồn lãng mạn và hồn nhiên của người chiến sĩ hùng vĩ, hiên ngang chẳng sợ điều gì cả.
Hai câu thơ tiếp theo:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
=> Nói về sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ với một tư thế hiên ngang và oai hùng. Các anh chiến đấu quên mình, xả thân để bảo vệ Tổ Quốc. Một sự hi sinh anh dũng mà nhiều người phải cảm phục và trân trọng.
Bốn câu cuối cùng trong đoạn 1:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
=> Ở đoạn thơ này, tác giả sử dụng kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh để miêu tả vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Mặc khác thể hiện sự thương nhơ tha thiết, nồng nàn về tình đồng chí, tình quân dân.
Kết bài
Nhắc lại một lần nữa về nghệ thuật và nội dung của khổ 1 của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).
Dàn ý hình tượng người lính Tây Tiến khổ 1
Mở bài
Giới thiệu đôi chút về tác giả bài thơ Tây Tiến.
Sơ nét về nội dung hình ảnh của người lính đang đống quân tại rừng núi Tây Bắc.
Thân bài
Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân.
- “Sài Khao”, “Mường Lát”: những địa danh được sử dụng trong bài thờ Tây Tiến. Và những địa danh này rất hiểm trở và nguy hiểm. Thế nhưng binh đoàn Tây Tiến vẫn vượt qua và mở rộng đường đi.
- Nỗi nhớ của người bộ đội cụ Hồ dàn trải khắp nơi hòa nhập vào không gian của cánh rưng. Mỗi bước chân là một nỗi nhớ về quê hương và gia đình
- “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.
Ký ức về núi rừng Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến
- “Sông Mã”, “Tây Tiến” được miêu tả là những người thân thương trong gia đình. Một thứ tình cảm đặc biệt của có ở anh chị em trong gia đình ruột thịt.
- “Nhớ chơi vơi” là một nỗi nhớ đặc biệt, một nỗi nhớ da diết của người lính về quê hương, gia đình và bạn bè.
=> Tác giải khắc họa núi rừng Tây Bắc qua tâm hồn của người lính bộ đội cụ Hồ. Một kỷ niệm chẳng bao giờ quên, một nỗi nhớ da diết khiến người lính trở nên lạc lõng.
Kết bài
Nói lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ Tây Tiến.
>>> Xem thêm: Dàn ý 12 câu đầu Trao Duyên
Bên trên là dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến của Quang Dũng. Dựa theo dàn ý này, bạn sẽ khai thác mọi thông tin về khung cảnh thiên nhiên cũng nhưng hình ảnh người chiến sĩ ở vùng núi Tây Bắc. Một dàn ý đầy đủ nội dung, tin chắc bài văn phân tích sẽ hoàn cảnh và xúc tích nhất. Điều này giúp bạn đạt một số điểm cao từ bài văn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lập dàn ý khổ 1 bài Tây Tiến của Quang Dũng tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.