Bạn đang xem bài viết Lịch sử 10: Các quốc gia cổ đại Phương Đông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
– Các quốc gia cổ đại Phương Đông xuất hiện từ bao giờ và nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành khu vực? Các đặc điểm và thành tựu đã đạt được là gì. Cùng điểm qua thông tin mà WIKICACHLAM tổng hợp sau đây.
I. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
– Sự hình thành của các công cụ kim loại, con người đã bước vào thời kì văn minh của lịch sử.
– Các quốc gia đã hình thành xung quang các khu vực sông lớn như: Sông Nin, Sông Ấn, Sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang.
– Tại sao các quốc gia hình thành ở các con sông lớn:
- Đất đai màu mỡ, điều kiện canh tác mùa vụ được tốt.
- Tạo sự gắn kết tổ chức cộng đồng người lại với nhau vì phải đắp đê trị thủy bảo vệ mùa màng.
- Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó vai trò của nông nghiệp giữ vai trò chính trong việc duy trì sự phát triển kinh tế.
II. Sự hình thành của các quốc gia
– Sản xuất và thu lại của cải vật chất, việc phân chia không đồng đều dẫn đến sự mâu thuẫn giàu nghèo không thể giải quyết được dẫn đến sự hình thành của các quốc gia.
– Vào những năm thiên niên kỉ thứ 4 trước công nguyên, người dân Ai cập đã tập trung thành những công xã ở lưu vực sông Nin, và sau này để gia tăng lức lượng sản xuất các công xã tập hợp ngày càng nhiều thành các liên minh cộng xã, nhà nước Ai Cập thống nhất vào những năm 3200 Trước công nguyên.
– Dần dần ở các khu vực khác cũng hình thành nên các quốc gia:
- Ở khu vực Lưỡng hà đã hình thành người Su me.
- Ở khu vực sông Ấn các quốc gia cổ đại ra đời.
- Vương triều nhà Hạ ra đời, đặt nên móng cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung quốc.
=> Các quốc gia hình thành rất sớm.
III. Xã hội Cổ đại
– Phân chia thành 3 tầng lớp trong xã hội: nông dân, quý tộc, nô lệ.
- Nông dân: do nhu cầu trong sản xuất thành phần này chiếm số đông và chiếm giữ là lực lượng lao động chủ yếu.
- Quý tộc: bao gồm tăng lữ, quan lại, thủ lĩnh, họ sống trên nhung lụa trên sự áp bức bốc lột của người dân lao động qua các hình thức thu thuế.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh và các công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội, là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
IV. Văn hóa cổ đại
1. Sự ra đời của Lịch Pháp và Thiên văn học
– Để thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất, Lịch ra đời từ rất sớm, một năm có 365 ngày, họ chia thành tháng, tuần, ngày, và mỗi ngày có 24 giờ.
– Họ biết được sự chuyển động của Mặt trăng, Mặt trời từ đó hình thành nên Thiên văn học.
2. Chữ viết
– Để lưu lại và trao đổi thông tin, chữ viết ra đời, đây được cho là một phát minh lớn nhất của loài người : Chữ tượng hình xuất hiện trước dần chữ tương ý ra đời để phù hợp với mục đích của con người.
- Người Ấn viết trên vỏ cây papyrus.
- Người Su me viết bằng những đầu cây được vót nhọn rồi viết lên những miếng đất sét còn ướt đem nung lên.
- Người Trung Quốc viết lên dải tre, vải lụa, mai rùa.
3. Toán học
– Người Ai Cập tính ra số Pi, người Ai Cập cổ đại tính được các diện tích các hình.
– Người Lưỡng hà biết tính về các phép toán học, và đặc biệt là tìm ra được con số 0.
4. Kiến trúc
– Phát triển đa dạng và phong phú, các công trình thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
- Kim tự tháp Ai Cập.
- Thành Ba Bi Lon Lưỡng Hà .
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 10: Các quốc gia cổ đại Phương Đông tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.