Bạn đang xem bài viết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Soạn Sử 11 Cánh diều trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 35 →40 thuộc chủ đề 3: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia.
Giải Lịch sử 11 Bài 6 Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 6 Cánh diều
Câu hỏi trang 36
Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo.
Gợi ý đáp án
– Tại Indonesia
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan xâm lược bắt đầu từ thế kỉ XVII, dưới sự lãnh đạo của các vương triều Hồi giáo.
+ Đến đầu thế kỉ XIX, hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô tập hợp 70 quý tộc tiến hành cuộc kháng chiến lớn trên đảo Gia-va nhưng thất bại.
– Tại Philíppin:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu từ giữa thế kỉ XVI.
+ Từ thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh của các vương quốc Hồi giáo khiến quân Tây Ban Nha chịu nhiều thiệt hại.
Câu hỏi trang 36
Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Mianma và ba nước Đông Dương.
Gợi ý đáp án
– Tại Mianma:
+ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mianma.
– Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
– Tại Campuchia: sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha Xoa (1863-1866)….
– Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
Câu hỏi trang 40
Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 11 Cánh diều Bài 6
Câu 1
Hoàn thành bảng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1975 theo các nội dung sau:
Giai đoạn |
Lực lượng lãnh đạo |
Hình thức đấu tranh |
Kết quả, ý nghĩa |
Cuối thế kỉ XIX – 1920 |
|||
1920 – 1945 |
|||
1945 – 1975 |
Gợi ý đáp án
Giai đoạn |
Lực lượng lãnh đạo |
Hình thức đấu tranh |
Kết quả, ý nghĩa |
Cuối thế kỉ XIX – 1920 |
Giai cấp phong kiến (ở Việt Nam, Lào, Campuchia) |
Đấu tranh vũ trang |
Thất bại |
Trí thức cấp tiến (ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,…) |
Bạo động cách mạng (Philíppin), cải cách ôn hòa (Inđônêxia), đòi dân nguyện (Mianma),… |
Thất bại |
|
1920 – 1945 |
Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (tùy điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước) |
Đấu tranh vũ trang, đàm phán hòa bình |
Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 |
1945 – 1975 |
Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản (tùy điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước) |
Đấu tranh vũ trang, đàm phán hòa bình,… |
Các nước lần lượt giành được độc lập |
Câu 2
Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX.
Gợi ý đáp án
♦ Những nội dung cơ bản của lịch sử Đông Nam Á trong thế kỉ XX
– Nội dung thứ nhất: cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á
+ Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, diễn ra phong trào đấu tranh chống thực dân theo khuynh hướng phong kiến; ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… diễn ra phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản.
+ Từ năm 1920 đến năm 1945: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản. Năm 1945, một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã giành được độc lập dân tộc.
+ Từ năm 1945 đến năm 1975: nhân dân Đông Nam Á tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân theo nhiều con đường khác nhau, như: đấu tranh vũ trang; đàm phán hòa bình,… và lần lượt giành được độc lập dân tộc.
– Nội dung thứ hai:quá trình tái thiết, phát triển đất nước sau khi giành được độc lập
+ Sau khi giành độc lập, các nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.
+ Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX.
+ Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
– Nội dung thứ ba:quá trình liên kết khu vực được đẩy mạnh thông qua sự hình thành và phát triển, mở rộng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
+ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Mailaixia, Xingapo, Philíppin và Thái Lan.
+ Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (in đô nê xi a, tháng 2/1976), với việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, ASEAN từng bước mở rộng thành viên trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa,… xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 3
Tìm hiểu về một nhân vật lịch sử có đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và giới thiệu với thầy cô, bạn học.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Soạn Sử 11 Cánh diều trang 35, 36, 37, 38, 39, 40 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.