Bạn đang xem bài viết Lịch sử 7 Bài 8: Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến Soạn Sử 7 trang 27 sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử 7 Bài 8 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.
Giải Lịch sử Lớp 7 Bài 8 Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiếnđược biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Câu hỏi mở đầu Lịch sử 7 Bài 8
A-cơ-ba là vị vua nổi tiếng của Ẩn Độ thời phong kiến, rất giởi chính sự. Vua thích bàn luận về tôn giáo, coi trọng tri thức, là biểu tượng về sự hoà hợp dân tộc và “thời kì hoàng kim” của Ẩn Độ thời phong kiến. Nhiều sử gia đánh giá A-cơ-ba là vị vua kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.
Vậy Ấn Độ thời phong kiến có những vương triều tiêu biểu nào? Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ có gì nổi bật? Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội ra sao?
Gợi ý đáp án
* Các vương triều Ấn Độ thời phong kiến:
– Vương triều Gúp-ta (319 – 467)
– Vương triều Hồi giáo Đê li (1206 – 1526)
– Vương triều Mô-gôn (1526 đến giữa thế kỉ XIX)
* Điều kiện tự nhiên Ấn Độ:
– Có địa hình đa dạng.
– Ba mặt giáp biển (đông, tây, nam)
– Phía Tây bắc, Đông bắc có đồng bằng màu mỡ.
– Dãy Himalaya cao tạo thành bức tường che chắn.
– Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
– Chính trị: thường bất ổn
– Kinh tế: có bước phát triển mới.
– Xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Caxta, mâu thuẫn giai cấp và dân tộc.
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 bài 8
I. Điều kiện tự nhiên
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 8, hãy cho biết:
– Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
– Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ.
Câu trả lời:
Những nét chính về điều kiện tự nhiên và sự tác động đến với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ:
– Địa hình: Ấn Độ có địa hình đa dạng, ba mặt (đông, tây, nam) giáp biển là điều kiện tốt cho hoạt động thương mại.
+ Phía tây bắc và đông bắc là đồng bằng màu mờ do phù sa của sông Ấn, sông Hằng bồi đắp, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Dãy Hi-ma-lay-a cao như bức tường thành che chắn ở phía bắc.
+ Cao nguyên Đề-can cùng hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông ở phía nam có nhiều khu rừng nguyên sinh với nguồn lâm sản, hương liệu quý,
– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhưng do lãnh thổ rộng lớn và bức chắn địa hình làm cho khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng.
II. Sự ra đời của các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.1, hình 8.2, hãy trình bày khái quát sự ra đời của các vương triều: Gúpta, Hồi giáo Đêli, Mo-gôn.
Gợi ý đáp án
Sự ra đời của các vương triều: Gúpta, Hồi giáo Đêli, Mo-gôn:
– Vương triều Gúp-ta do San-đra Gúp-ta I sáng lập năm 319. Gúp-ta I có vai trò tổ chức, chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc, sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đề-can, làm chủ toàn bộ miền Trung Ấn Độ. Năm 467, Vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ lại rơi vào phân tán, loạn lạc kéo dài.
– Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo Hồi giáo) vào miền Bắc Ấn Độ.
– Vương triều Mô-gôn ra đời năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược của một bộ phận người Mông Cổ (theo Hồi giáo). Sau khi đánh chiếm Đê-li, họ lập ra Vương triều Mô-gôn, Giữa thế kỉ XIX, để quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 bài 8 trang 31
Câu 1
Hoàn thành bảng biểu về các vương triều của Ấn Độ thời phong kiến.
Tên vương triều |
Thời gian tồn tại |
Sự ra đời |
Chính sách cai trị |
Gúp-ta |
|||
Hồi giáo Đê-li |
|||
Mô-gôn |
Gợi ý đáp án
Tên vương triều |
Thời gian tồn tại |
Sự ra đời |
Chính sách cai trị |
Gúp-ta |
319-467 |
Sáng lập năm 319. Gắn với sự chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á và Ấn Độ |
– Mở rộng thế lực, thống nhất lãnh thổ – Mở rộng diện tích canh tác – Xây dựng nhiều công trình thủy lợi |
Hồi giáo Đê-li |
1206 |
Ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc xâm lược của người Tuốc vào miền Bắc Ấn |
– Xác lập sự thống trị Hồi giáo – Phân biệt sắc tộc. – Hạ thấp vai trò Ấn Độ giáo. – Ưu tiên quyền lợi chính trị, kinh tế cho người Hồi giáo. |
Mô-gôn |
1526-giữa thế kỉ XIX |
Ra đời năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược của người Mông Cổ. |
– Chính sách hòa hợp tôn giáo và dân tộc. – Hạn chế đặc quyền hồi giáo |
Câu 2
Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ thời phong kiến.
Gợi ý đáp án
Kinh tế |
Xã hội |
– Nông nghiệp: ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ. -Ngoài trồng lúa, người dân Ấn Độ còn trồng nhiều loại cây khác (dừa, dâu, bông, mía, quế,…). – Thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp: cũng có bước phát triển. |
– Mâu thuẫn của chế độ Cax-ta – Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. – Thời Gúp-ta, hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân – Mâu thuẫn giữa Ấn Độ giáo và Hồi giáo |
Câu 3
Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến cho thầy cô và bạn bè cùng lớp.
Gợi ý đáp án
Học sinh tự sưu tầm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 7 Bài 8: Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến Soạn Sử 7 trang 27 sách Cánh diều tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.