Bạn đang xem bài viết Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9, 10.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1 Mở đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 1 trang 10, 11
Câu 1
Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:
Trả lời:
Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí:
- Bản đồ, lược đồ
- Biểu đồ
- Bảng số liệu
- Sơ đồ
- Tranh ảnh
- Hiện vật
Câu 2
Dựa vào hình 7, em hãy cho biết:
- Tên lược đồ.
- Các kí hiệu trên lược đồ.
- Tên một cao nguyên ở phía bắc và một cao nguyên ở phía nam của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
– Tên lược đồ: Lược đồ địa hình vùng Tây Nguyên
– Các kí hiệu trên lược đồ:
- Thành phố
- Thủ đô
- Vườn quốc gia
- Điểm độ cao
- Sông
- Hồ
- Ranh giới vùng
- Biên giới quốc gia
- Núi
– Tên một cao nguyên ở phía bắc và một cao nguyên ở phía nam của vùng Tây Nguyên:
- Phía bắc: Cao nguyên Kon Tum
- Phía nam: Cao nguyên Di Linh
Câu 3
Hình 8 và 9 cho em biết điều gì?
Trả lời:
Hình 8 cho biết một chiếc rìu gót vuông trang trí cảnh chó săn hươu là công cụ lao động của người Việt cổ.
Hình 9 là cảnh chó săn hươu, là hình vẽ từ rìu gót vuông
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 1 trang 11
Em hãy sưu tầm một bản đồ hoặc lược đồ hành chính về tỉnh hoặc thành phố nơi em sống và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Tên bản đồ hoặc lược đồ | ? |
Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ | ? |
Tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp | ? |
Gợi ý:
Tên bản đồ hoặc lược đồ | Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc |
Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ |
Thành phố – Tỉnh lỵ, Thị xã, Thị trấn huyện lỵ, Thị trấn, Thị Tứ, Cảng, Bến phà, Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường đê, Đường sắt, ranh giới tỉnh, ranh giới huyện, sông suối |
Tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp | Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.