Bạn đang xem bài viết Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 3: Biển, đảo Việt Nam Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16, 17 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 3: Biển, đảo Việt Nam giúp các em học sinh lớp 5 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 5 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16, 17.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chủ đề 1: Đất nước và con người Việt Nam. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Giải Lịch sử – Địa lí 5 Chân trời sáng tạo Bài 3 – Luyện tập
Luyện tập 1
Hoàn thành bảng thông tin về biển, đảo Việt Nam theo mẫu dưới đây vào vở:
Nội dung |
Thông tin |
Vùng biển Việt Nam |
|
Tên một số quần đảo |
|
Tên một số đảo |
Lời giải:
Nội dung |
Thông tin |
Vùng biển Việt Nam |
– Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. – Trong vùng biển Việt Nam có hàng nghìn đảo. Nhiều đảo tập hợp thành các quần đảo |
Tên một số quần đảo |
Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu,… |
Tên một số đảo |
Bạch Long Vĩ, Cát Bà; Cồn Cỏ; Lý Sơn; Côn Sơn; Phú Quốc… |
Luyện tập 2
Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Lời giải:
– Từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt Nam đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Ví dụ như:
+ Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,… đồng thời từng bước thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
+ Các vua Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền bằng việc cắm cờ, dựng cột mốc,… trên quần đảo Hoàng Sa. Vua Minh Mạng cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Luyện tập 3
Sưu tầm, kể lại một câu chuyện hoặc đọc một bài thơ về biển, đảo Việt Nam, sau đó nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc bài thơ đó.
Lời giải:
– Câu chuyện: Nguồn gốc lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Tương truyền xưa kia, mỗi cuộc đi biển vô cùng khó khăn, người lính trong Đội Hoàng Sa khi đi thực hiện nhiệm vụ phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây. Nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng đề bó xác thả xuống biển.
Nghi lễ “cúng thế lính” được tổ chức theo quan niệm của người dân, dùng những hình nộm bằng giấy hoặc bột gạo đặt lên thuyền làm bằng thân cây chuối để giả những đội binh thuyền Hoàng Sa … Nghi lễ thể hiện mong muốn đội thuyền kia sẽ chịu rủi ro thay cho những người lính của Đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin cho người lính hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày nay, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa thường được tổ chức trên đảo Lý Sơn vào tháng 2, tháng 3 (âm lịch) hằng năm.
– Ý nghĩa: duy trì Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân những người đi thực hiện nhiệm vụ và giáo dục thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm giữ gìn biển, đảo Việt Nam.
Giải Lịch sử – Địa lí 5 Chân trời sáng tạo Bài 3 – Vận dụng
Viết một bức thư thể hiện sự biết ơn gửi đến các chú bộ đội ở hải đảo xa đang ngày đêm làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.
Trả lời:
Kính gửi các chú bộ đội hải quân!
Lời đầu thư cháu xin chúc các chú dồi dào sức khỏe và gửi tới các chú mọi lời chúc tốt đẹp nhất.
Cháu là Nguyễn Thu Thủy học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Long Biên (Hà Nội). Hôm nay cháu viết thư này để gửi đến các chú những tình cảm chân thành từ sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú có thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương đất nước.
Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, ti vi cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho mẹ hiền Tổ quốc. Theo chúng cháu được biết, các chú phải đương đầu với nhiều thử thách khó khăn, rất vất vả và căng thẳng. Sự khắc nghiệt của khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, sự cô đơn giữa đêm khuya thanh vắng,…Vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú, những con người vì Tổ quốc thân yêu.
Cháu xin hứa với các chú sẽ làm tròn nhiệm vụ của người học sinh, là con ngoan trò giỏi. Và mai đây trở thành một người công dân chân chính, được giống như các chú, đem hết sức lực tài năng của mình để bảo vệ xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp.
Cháu ngoan của các chú
Nguyễn Thu Thủy – 5A5
>> Tham khảo: Viết thư gửi các chú bộ đội ở hải đảo xa hay biên giới
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử Địa lí lớp 5 Bài 3: Biển, đảo Việt Nam Giải Lịch sử Địa lí lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 14, 15, 16, 17 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.