Bạn đang xem bài viết Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 25 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 123, 124. Qua đó, các em sẽ biết cách sử dụng điệp từ trong câu.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ của Bài 25 Chủ đề Nghệ thuật muôn màu theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Kết nối tri thức trang 123, 124
Câu 1
Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
a. Từ trông được lặp lại mấy lần?
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?
G:
Trả lời:
a. Từ trông được lặp lại 8 lần.
b. Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng: nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng; nhấn mạnh người nông dân luôn phải vất vả, lo toan nhiều bề; muốn nói thời tiết và những yếu tố khách quan làm cho người nông dân không đoán định trước được mùa màng, thu hoạch.
Câu 2
Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trả lời:
Từ học được lặp lại trong câu tục ngữ dưới. Việc lặp lại từ học có tác dụng nhấn mạnh mỗi người trong đời cần phải học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, tri thức từ nhiều người, nhiều công việc; học để biết nhưng còn học để xử lí, học để ứng dụng, sử dụng được thứ đã học. Ý muốn nói sự học cần tỉ mỉ, suốt đời, học để làm cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 3
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.
(Xuân Quỳnh)
a. Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì? Chọn đáp án đúng.
A. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được mẹ yêu thương.
B. Nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng.
C. Nhấn mạnh sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.
D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.
Trả lời:
a. Từ bỗng xuất hiện trong đoạn thơ 2 lần.
b. Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng: D. Nhấn mạnh sự ngỡ ngàng của chú gà con trước những điều mới mẻ.
Câu 4
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới)
a. Từ nào được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn?
b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
Trả lời:
a. Từ được lặp lại ở tất cả các câu trong đoạn là từ tre.
b. Việc lặp lại từ tre có tác dụng: đề cao vai trò của hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam khi xưa cho tới tận bây giờ. Tre là loài cây biểu tượng và gắn liền với làng của người Việt. Tre che chắn và ẩn náu cho dân làng, kiên cố làng Việt. Tre trải qua những ngày tháng chiến tranh, đồng hành và gắn bó như máu mủ, người thân của ta. Lặp lại nhiều lần từ tre nhằm thể hiện tình yêu, sự quan trọng và gắn bó một lòng của dân ta với cây tre Việt Nam. Khó có quốc gia nào yêu tre như dân ta.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Luyện từ và câu: Biện pháp điệp từ, điệp ngữ – Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 25 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.