Bạn đang xem bài viết Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 156 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 16 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 156.Qua đó, các em biết cách tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 16 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo 2 bài Tập đọc Thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện của Tuần 16. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí về tham khảo:
Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 156
Câu 1
Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:
a) Nhân hậu
b) Trung thực
c) Dũng cảm
d) Cần cù
Trả lời:
Từ ngữ | Từ đồng nghĩa | Từ trái nghĩa |
Nhân hậu | nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu… | bất nhân, độc ác, bạo ác, tàn nhẫn, tàn bạo, hung bạo… |
Trung thực | thành thực, thật thà, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn… | dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa lọc, lừa đảo… |
Dũng cảm | anh dũng, mạnh bạo, gan dạ, dám nghĩ dám làm… | hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược… |
Cần cù | chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó… | lười biếng, lười nhác, đại lãn… |
Câu 2
Cô Chấm trong bài văn sau là người có tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét của em.
Cô Chấm
Chấm không phải là một cô gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.
Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.
Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có ý thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, Chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó cứ bứt rứt sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.
Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
TheoĐÀO VŨ
Trả lời:
Cô Chấm trong bài văn có những tính cách sau:
* Trung thực, thẳng thắn:
– Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.
– Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
– Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Chấm thẳng như thế, nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa.
* Chăm chỉ:
– Chấm thì cần cơm và lao động để sống.
– Chấm hay làm, không làm chân tay nó bứt rứt.
– Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, bắt ở nhà cũng không được.
* Giản dị:
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè, một cánh áo nâu, mùa đông hai cánh áo nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất.
* Giàu tình cảm, dễ xúc động:
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.
Bài tập Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ
Câu 1: Các từ nào có thể dùng để miêu tả tính cách của một người?
A. Thấp, béo, mảnh khảnh, lùn tịt, vạm vỡ, thon thả.
B. Trắng trẻo, hồng hào, mịn màng, mềm mại, đen đúa.
C. Hiền lành, ghê gớm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, lười biếng, hài hước.
D. Ngủ, ăn, nói, cười, đi lại, chạy, nhảy.
Trả lời:
Các nhóm từ miêu tả con người được hiểu như sau:
- Thấp, béo, mảnh khảnh, lùn tịt, vạm vỡ, thon thả. -> Tả hình dáng của một người.
- Trắng trẻo, hồng hào, mịn màng, mềm mại, đen đúa. –> Tả làn da của một người.
- Ngủ, ăn, nói, cười, đi lại, chạy, nhảy. -> Tả hoạt động của một người.
- Hiền lành, ghê gớm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, lười biếng, hài hước. -> Tả tính cách của một người.
>> Vậy các từ dùng để miêu tả tính cách một con người là đáp án C.
Câu 4: Những từ nào sau đây có thể dùng để miêu tả đôi mắt của một em bé?
A. to, đen, long lanh, linh động.
B. đục mờ, lờ mờ.
C. mịn màng, trắng trẻo.
D. mềm mượt, đen nhánh, thẳng dài.
Trả lời:
Các từ có thể dùng để miêu tả đôi mắt của em bé là: to, đen, long lanh, linh động.
>> Vậy chọn: A
Câu 5: Những từ nào sau đây có thể dùng để miêu tả bầu trời?
A. Cao, trong, xanh thẳm, không gợn mây.
B. Xám xịt, u ám.
C. Trong veo, gợn sóng.
D. Cả A và B.
Trả lời:
Các từ trên dùng để miêu tả như sau:
- Cao, trong, xanh thẳm, không gợn mây và xám xịt, u ám có thể dùng để miêu tả bầu trời.
- Trong veo, gợn sóng có thể dùng để miêu tả mặt nước hồ.
>>Vậy chọn: D
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ trang 156 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 16 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.