Bạn đang xem bài viết Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Là bản kê khai chi tiết các thông tin liên quan của học sinh, sinh viên khi tiến hành làm thủ tục nhập nhập vào trường THCS, THPT hoặc các trường đại học, cao đẳng. Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên đầy đủ và chuẩn nhất năm 2020. Mời bạn cùng tham khảo qua.
Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch học sinh hay còn gọi là hồ sơ trúng tuyển theo chuẩn mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo. Đây là một loại giấy tờ vô cùng quan trong khi làm tiến hành làm thủ tục nhập học dành cho học sinh, sinh viên.
Nói cách khác, sơ yếu lý lịch là một bản kê khai chi tiết các thông tin của học sinh, sinh viên. Một mẫu sơ yếu lý lịch học sinh thường khoảng 4 trang giấy A4 với các mục có sẵn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Học sinh, sinh viên chỉ việc kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu in sẵn. Tuy nhiên việc kê khai thông tin trong mẫu sơ yếu lý lịch không phải bạn nào cũng hoàn thành xuất sắc. Ngược lại đôi khi còn gây nhầm lẫn làm các bạn học sinh, sinh viên bối rối.
Điểm giống và khác giữa sơ yếu lý lịch học sinh với sơ yếu lý lịch xin việc
Theo suy nghĩ của nhiều người cho rằng, sơ yếu lý lịch học sinh và sơ yếu lý lịch xin việc là một. Tuy nhiên 2 loại này hoàn toàn khác biệt, nội dung lẫn cách viết hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là điểm giống và khác nhau giữa sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên và sơ yếu lý lịch xin việc làm.
1. Giống nhau
Sơ yếu lý lịch học sinh và sơ yếu lý lịch xin việc đều là một loại giấy tờ quan trọng và có mục đích. Nội dung của loại giấy tờ này là kê khai chi tiết các thông tin cá nhân bao gồm như họ & tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin và nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình,…
Cả 2 loại sơ yếu lý lịch này đều cần ảnh chân dung của người làm sơ yếu lý lịch ( thường là ảnh 3×4) và có dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
Cả hai sơ yếu lý lịch này đều được chia thành 2 phần: 1 phần là thông tin cá nhân, 1 phần là thông tin nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình như ba, mẹ, anh, chị, em,… người có trong hộ khẩu.
2. Khác nhau
Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
– Phần kê khai thông tin học sinh, sinh viên thường ngắn gọn và đơn giản. Bởi các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên phần này không được đề cập quá nhiều.
– Các thông tin quan trọng là thông tin trường nhập học, số báo danh, kết quả học tập của các cấp, điểm trung bình của các môn học, hạnh kiểm, xếp loại, các thành tích đã đạt được,..
Sơ yếu lý lịch xin việc làm
– Phần kê khai thông tin cá nhân xin việc làm thường sẽ thêm kinh nghiệm, tên công ty đã làm việc, các thông tin liên quan đến bằng cấp, quá trình học tập,…
– Các thông tin khác nhưng mức lương mong muốn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu phấn đấu trong công việc, định hướng nghề nghiệp trong tương lai,…
Sơ yếu lý lịch học sinh cần những gì?
Khi viết một sơ yếu lý lịch học sinh, bạn cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản dưới đây:
– Ảnh trong sơ yếu lý lịch. Đây là một phần không thể thiếu trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên (thường ảnh chân dung chọn kích thước 3×4). Ảnh được chụp trong nền xanh hoặc trắng, khi chụp cần nghiêm túc. Trang phục thông thường là áo trắng có cổ cao và đứng. Ảnh thẻ này được dán vào góc bên trái của mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên.
– Chữ viết trong sơ yếu lý lịch học sinh thật đẹp và sạch sẽ. Thông qua nét chữ người khác sẽ có những đánh giá tốt về người làm sơ yếu lý lịch. Bởi thế các bạn học sinh, sinh viên cần cố gắng viết thật đẹp, sạch sẽ. Tránh tẩy xóa, nhất là viết sai chính tả.
– Hãy viết một mẫu sơ yếu lý lịch chính xác. Yếu tố chính xác luôn là yếu tố quan trọng trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên. Căn cứ vào sơ yếu lý lịch này, nhà trường nắm rõ các thông tin liên quan về các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường. Để tránh sai sót khi viết mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên. Bạn cần tham khảo và dẫn dắt của người lớn như ba mẹ hoặc anh chị trong nhà, người đã có kinh nghiệm trong việc viết mẫu sơ yếu lý lịch.
Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
Mẫu sơ yếu lý lịch thường có 2 trang: Trang 1: Lý lịch học sinh, sinh viên; Trang 2: Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
Trang 1: Lý lịch học sinh, sinh viên (phần này học sinh, sinh viên khai báo tổng quát thông tin về cá nhân)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG…………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN
(Dành cho HS, SV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng, TCCN)
Họ và tên:……………………………….. Nam, nữ:……………….
Sinh ngày………….. tháng…………… năm……………………..
Nơi ở đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay:…………………
Chứng minh thư nhân dân số:…………….. Nơi cấp:…….Ngày…….. tháng……….năm………
Số Điện thoại liên hệ: Nhà riêng………….. Di động………..
Khi cần báo tin cho ai? ở đâu?:…………………………………
Số hiệu:……………..
Ký hiệu:……………….
Trang 2: Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên (phần này các bạn học sinh, sinh viên cần khai báo thật chính xác và đầy đủ thông tin có sẵn mẫu).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
SƠ YẾU LÝ LỊCH HỌC SINH, SINH VIÊN
(Dành cho HS, SV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao Đẳng, TCCN)
I. PHẦN BẢN THÂN HỌC SINH, SINH VIÊN
– Họ tên: ……………………Nam, nữ ……………
– Ngày tháng năm sinh …………………………..
– Hộ khẩu thường trú ……………………………..
– Dân tộc: …………. Tôn giáo: ………………….
Thuộc khu vực tuyển sinh nào: ……………….
– Thành phần xuất thân (1. công nhân viên chức 2. Nông dân 3. Khác): …….
– Ngành học: ………….. Ký hiệu trường: …………. Số báo danh: …………..
– Điểm thi tuyển sinh: Tổng điểm: ………………. ( môn 1: ………….., môn 2: ……….., môn 3: ………….)
– Điểm thưởng (nếu có): …………….
– Lý do được tuyển thẳng hoặc được thưởng điểm: …………………..
– Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN
- Xếp loại về học tập: …………………
- Xếp loại về hạnh kiểm: …………….
- Xét loại tốt nghiệp: ……………………
– Năm tốt nghiệp: …………………………………
– Số chứng minh thư nhân dân: ……. ; số thể HS, SV: ………..
– Ngày vào Đảng CSVN: …………………………
– Khen thưởng, kỷ luật:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
– Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động (ghi rõ thời gian, nơi học tập, công tác, lao động hoặc đơn vị phục vụ, chức vụ, danh hiệu nghề nghiệp, bậc lương).
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
II. THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH
1. Cha:
– Họ và tên: ………………………..Quốc tịch: …………………….
– Dân tộc: …………………………..Tôn giáo:………………………..
– Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): …………………
Trước 30-4-1975:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Từ 30-4-1975 đến nay:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
2. Mẹ:
– Họ và tên: ………………………..Quốc tịch: …………………….
– Dân tộc: …………………………..Tôn giáo:………………………..
– Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): …………………
Trước 30-4-1975:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Từ 30-4-1975 đến nay:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
3. Vợ hoặc chồng:
– Họ và tên: ……………………….Quốc tịch: …………………
– Dân tộc: ………………………….Tôn giáo:…………………….
– Hộ khẩu thường trú:……………………………………………..
– Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?):
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
4. Họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh chị em ruột:
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Lưu ý: Kèm theo bản chính và bản sao giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp THPT, THBT, THN, TCCN (nếu Sở GD-ĐT chưa kịp cấp bằng thì phải nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, sau đó nộp bản chính để kiểm tra đối chiếu): phiếu báo điểm thi ĐH, CĐ, TCCN giấy chứng nhận thi và kết quả đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi lớp cuối cấp, kể cả thi quốc tế, đối tượng ưu tiên (nếu có), quyết định của cơ quan, đơn vị cử đi học (nếu là công nhân viên Nhà nước hoặc cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang).
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có gì sai tôi xin chịu trách nhiệm xử lý theo Quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
……………………
……………………
Xác nhận của Chính quyền Xã, Phường nơi học sinh, sinh viên cư trú
(Đề nghị Chính quyền địa phương xác nhận theo nội dung: Hộ khẩu thường trú, việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên tại địa phương).
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Ngày ……. tháng ……. năm …….
(Ghi rõ họ, tên, chức vụ, ký và đóng dấu)
Xem thêm: Mẫu biên bản sự việc đầy đủ, chi tiết nhất
Bên trên là mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn nhất. Bạn nào đang chuẩn bị nhập học vào các trường THCS, THPT hoặc các trường đại học, cao đẳng thì hãy tham khảo qua. Bởi sơ yếu lý lịch là một loại giấy tờ quan trọng, là bản kê khai chi tiết các thông tin cá nhân học sinh, sinh viên. Hãy đảm bảo những thông tin kê khai trong sơ yếu lý lịch học sinh hoàn toàn chính xác.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chuẩn nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.