Bạn đang xem bài viết Mẹo “chống trượt” môn Tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mẹo “chống trượt” môn Tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 mang tới những bí kíp, kinh nghiệm giúp các em đạt điểm tối đa môn Tiếng Anh trong kỳ thi quan trọng sắp tới. Qua đó, sẽ giúp một số học sinh kém môn Tiếng Anh thoát khỏi điểm liệt.
Bên cạnh đó, còn cung cấp những bí quyết làm dạng bài ngữ âm, trọng âm, đọc hiểu. Mẹo tăng xác xuất ăn điểm cho những câu đánh lụi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sắp tới gần, đây cũng là thời điểm nước rút cho các em ôn thi. Vậy hãy tham khảo những mẹo “chống trượt” môn Anh trong bài viết dưới đây nhé:
Những lưu ý khi làm bài thi Tiếng Anh
- Lướt qua một lượt đề thi: Khi được phát đề thi, giám thị sẽ cho thí sinh khoảng 5 phút để kiểm tra đề thi. Thay vì tận dụng thời gian này để đặt bút làm bài thí sinh nên đọc lướt qua một lượt đề thi xem phần nào mình chắc chắn có thể giải quyết ngay được.
- Làm các câu dễ trước tiên: Câu dễ thường nằm ở các câu hỏi nhận biết, thông hiểu hay vận dụng thấp, dạng câu này có thể đọc và biết ngay đáp án, hoặc có thể tính toán được ngày với những công thức đơn giản. Do đó để tối ưu thời gian, làm bài nhanh, chắc chắn và khoanh đáp án ngay ở phần câu hỏi dễ.
- Trong quá trình làm nên làm theo từng phần để tránh bị sót câu: Câu nào chưa làm được thì khoanh lại để đó, sau khi xong các câu khác sẽ quay lại. Cũng cần lưu ý không nên tập trung quá nhiều thời gian vào một câu chưa nghĩ ra vì mức thang điểm các câu là giống nhau vì vậy cần phân bổ thời gian một cách hợp lý.
- Tô trực tiếp vào bài thi: Thời gian không có nhiều để có thể chép lại vì vậy thí sinh nên tô trực tiếp vào bài. Khi tô phải tô kín vào đúng câu, trách tẩy xóa nhiều lần.
- Quay lại câu chưa làm: Sau khi làm xong một lượt những câu mình chắc chắn làm được thí sinh quay lại những câu mình đã bỏ sót và phân vân trước đó để tìm câu trả lời thích hợp nhất.
- Chọn tất cả một đáp án với những câu không làm được: Bước này, các em hãy thống kê lại đáp án ở những câu đã làm, xem trong các đáp án A, B, C, D, đáp án nào ít xuất hiện nhất thì chọn toàn bộ đáp án cho những câu còn lại ở đáp án đó. Ví dụ: Bài làm của các em, có 14 lần đáp án A, 5 lần đáp án B, 8 lần đáp án C, 7 lần đáp án D. Như vậy, tổng số đáp án B trong bài là ít nhất, 6 câu còn lại chưa làm được các em hãy khoanh toàn bộ đáp án B.
Các dạng bài xuất hiện trong đề thi Tiếng Anh
Có một số dạng bài rất hay gặp trong đề thi môn Tiếng Anh đó là:
- Ngữ âm
- Trọng âm
- Tìm từ đồng nghĩa
- Tìm từ trái nghĩa
- Tìm lỗi sai
- Các câu về ngữ pháp như mạo từ, câu điều kiện, thì, từ nối, giới từ….
- Các câu hỏi về chức năng giao tiếp
- Điền từ vào bài đọc
- Đọc hiểu văn bản
- Câu gần nghĩa nhất với câu đã cho
- Nối 2 câu thành một câu
Khi đã nắm được các dạng bài rồi, bạn cần cố gắng ghi nhớ công thức, các mẹo nhớ công thức. Ví dụ như đánh trọng âm cũng có các mẹo rất dễ nhớ, về ngữ pháp thì học thuộc công thức các thì, cách dùng các thì, các công thức câu điều kiện, mệnh đề quan hệ (chỉ cần nhớ mấy cái sơ đẳng như người dùng “who”, vật dùng “which”)… Các câu hỏi này sẽ có ở mức độ nhận biết, thông hiểu nên nhớ công thức, cách dùng là bạn có thể làm được và vượt qua điểm 1 dễ dàng.
Mẹo tăng xác suất ăn điểm cho những câu đánh lụi
Trước hết dùng phương pháp loại trừ tức là loại bỏ ngay những phương án sai hoàn toàn, tập trung xem xét những phương án còn lại để chọn ra câu trả lời đúng. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.
Cụ thể khi làm bài (nhất là gặp các câu dài, phức tạp) ta hãy xem xét đồng thời một lúc 4 chọn lựa, từ ngoài vào trong, nếu thấy chọn lựa nào khác với 3 cái kia thì ta loại ngay. Sau đó xét tiếp các đoạn tiếp theo nếu có 1 chọn lựa khác với 2 cái kia thì loại tiếp. Cuối cùng chỉ còn lại 2 chọn lựa thì ta xem xét chúng khác nhau chỗ nào mà xoáy vào chỗ khác nhau đó để suy luận đúng sai, nếu không suy luận được thì chỉ còn cách chọn 1 trong 2 bởi như vậy cũng tăng cơ hội đúng là 50:50.
Ví dụ:
A. She has to………
B. She has to………
C. She had to………
D. She has to………
Thấy câu C khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem xét tiếp:
A. She has to have it taken……….
B. She has to have it taken ……….
C. She had to………
D. She has to have it to take ………
Thấy câu D khác 3 câu kia nên loại, sau đó xem tiếp 2 câu còn lại khác nhau chỗ nào mà đối chiếu với câu đề để tìm ra câu đúng.
Nếu trong đáp án có câu đảo ngữ thì xác suất cao câu đó là đáp án đúng
Ví dụ:
Only if you promise to study hard ________ to tutor you.
A. will I agree
B. agree I
C. I agree
D. I will agree
Trong 4 đáp án thì xác suất cao đáp án A và B là đáp án đúng. Tất nhiên ta sẽ loại B vì cấu trúc đảo ngữ không đúng, phải có trợ động từ mới đúng. Vì vậy đáp án đúng là A.
– Các đáp án đã cho trong dạng câu trắc nghiệm thường rơi vào 3 nhóm là:
- Đáp án đúng (chỉ có 1);
- Đáp án sai hoàn toàn (thường chỉ có 1 và dễ xác định);
- Đáp án sai đánh lạc hướng (thường có 2 hoặc hơn, có những đặc điểm dễ làm cho thí sinh tưởng là đáp án đúng);
Trong trường hợp không có thời gian để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời mà cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó.
– Trong một câu bạn hoàn toàn không biết gì về ngữ nghĩa, hãy thiên về đáp án bạn cảm thấy lạ nhất/ít gặp nhất.
A. happy
B. sad
C. fun
D. razzmatazz << thiên về đáp án này
Bí quyết làm dạng bài ngữ âm, trọng âm
Các em cần học thuộc các quy tắc trọng âm, làm nhiều đề để biết được cách phát âm, đánh trọng âm của từ và lưu ý các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch được phát âm khác:
A. blessed B. curried C. crooked D. kicked
Rất nhiều học sinh nhầm lẫn chọn B, nhưng đáp án chính xác lại là D.
Cụ thể: Cách phát âm các từ này như sau: blessed /blesid/, curried /ˈkɜːrid/, crooked /krukid/, kicked /kikt/
Như vậy, kicked có phần gạch chân phát âm là /t/, còn lại đều là /id/.
Bí quyết làm bài dạng đọc hiểu
Khi làm phần đọc hiểu cũng có các mẹo làm riêng, với những bạn yếu Tiếng Anh thì chỉ cần nhớ những mẹo sau đây:
Nếu gặp câu hỏi:
- According to the passage, why/ what/ how…? (Theo như đoạn viết, Tại sao? Cái gì? Thế nào?…)
- EXCEPT… (ngoại trừ), NOT mention…. (không được nhắc đến), LEAST likely… (ít có khả năng xảy ra…)
=> Tìm đến đoạn văn chứa câu hỏi, xong đáp án có từ nào giống giống ở chỗ đó thì chọn luôn. Cách này khá hên xui, những bạn có năng lực Tiếng Anh cần chú ý phân tích đáp án hơn để không bị “lừa”.
Nếu gặp câu hỏi:
- What is the topic/ the main idea /the subject of this passage? (Chủ đề của bài viết là gì?)
- It can be inferred from the passage that… (Có thể được suy ra từ đoạn là…?)
- Why does the author mention ____ ? (Tại sao tác giả đề cập đến…?)
- The author’s main purpose in paragraph 2/3 is to… (Mục đích chính của tác giả trong đoạn 2/3 là để…)
- What is the author’s opinion / attitude of ____? (Ý kiến/ thái độ của tác giả thể hiện trong bài là gì?)
=> Câu trả lời thường nằm ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
Một câu khó làm bạn bối rối vì không hiểu nghĩa được, khả năng đáp án sẽ là từ mà bạn ít gặp nhất, bởi vì đã là đề thi thì ít khi ra đáp án quen thuộc mà ai cũng biết
Đồng thời trong quá trình làm bài cần lưu ý và có sự phân bổ thời gian hợp lý để tránh tình trạng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi khó mà bỏ không làm những câu còn lại.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mẹo “chống trượt” môn Tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.