Bạn đang xem bài viết Nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất? Đây chắc hẳn luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu, nhất là những ai vừa sinh con đầu lòng. Không để bạn chờ đợi lâu thêm, ngay sau đây Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể cách tắm cho trẻ khoa học, đúng cách theo từng giai đoạn từ khi được sinh ra đến lúc các bé biết đi đứng, tập nói.
Tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ?
Bạn có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Nhưng tốt nhất vẫn nên tắm khoảng thời gian buổi sáng sau 9 h 30, buổi chiều trước 4 h 30 (tùy theo mùa). Nhưng trẻ thường ngủ sau khi được tắm (như là một hình thức thư giãn), vì vậy tốt nhất hết bạn hãy tắm bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.
Tắm bé bao lâu một lần?
Tùy theo con bạn đang ở giai đoạn nào, bao nhiêu tháng tuổi thì mới có thể trả lời cho câu hỏi tắm bé bao lâu một lần.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi chỉ nên tắm 2 – 3 lần/ tuần.
- Đối với những bé đã biết đứng, ngồi, đi, bò, chạy và tập nói thì có thể tắm mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn cần phải chú ý lau kĩ những khe hay nếp gấp trên da bé. Đồng thời phải lau mặt, rửa miệng cho bé sau mỗi lần ăn xong, kèm theo lau sạch những vùng được quấn tã trước mỗi lần thay tã mới.
Tâm lý chung thường thấy ở những bậc phụ huynh là luôn muốn con mình được sạch sẽ. Nhưng dù như thế nào cũng không nên tắm bé quá nhiều lần vì làn da của bé lúc này rất non yếu và nhạy cảm.
Vào mùa hè, mồ hôi trên cơ thể đổ ra nhiều, các mẹ nên tắm bé nhiều lần hơn so với mùa đông. Nếu không mẹ cũng có thể nhúng khăn sạch, mềm vào nước ấm rồi lau mồ hôi trên người của bé cũng được.
Thời gian tắm cho bé nên kéo dài bao lâu?
Do làn da của trẻ sơ sinh còn yếu nên các mẹ không được tắm bé quá lâu. Thời gian tắm lý tưởng mỗi lần cho các bé dưới 3 tháng tuổi là 4 – 5 phút. Trên 3 tháng tuổi thì có thể tắm lâu hơn nhưng tối đa cũng chỉ 10 phút đổ lại.
Bên cạnh đó tắm lâu hay mau còn tùy theo nhiệt độ môi trường. Đồng thời các mẹ đừng quên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm chuyên dành cho trẻ sơ sinh để làn da bé luôn được mềm mại nhé!
Thời điểm nào không nên tắm cho bé?
Có rất nhiều trẻ thích được vùng vẫy trong nước như 1 cách vui chơi thư giãn, nó có thể khiến bé cười khanh khách khoái chí, có thể khiến những bé đang cáu gắt dữ dội có thể nín khóc ngay lập tức. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý là không phải lúc nào cũng tắm cho bé được, nếu như mẹ tắm cho trẻ vào thời điểm không thích hợp, mẹ dễ gây ra cho trẻ những tổn thương không ngờ tới:
Khi trẻ vừa ăn no xong: Không tắm vào lúc bé đói quá, và cũng không nên tắm khi mới vừa cho bé ăn no, bởi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị trớ sữa và khó chị
Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt: Nếu như con bạn bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tốt nhất không nên cho trẻ đi tắm. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.
Khi da con đang chịu tổn thương: Tắm cho con trong khi trẻ đang có tổn thương về da nếu không cẩn thận con sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.
Khi con vừa nôn, trớ: Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con “bốc mùi”, khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.
Khi tâm trạng trẻ không tốt: Đối với những trẻ lớn hơn một chút, khi bạn cảm thấy trẻ đang không được vui, bạn không nên ép trẻ đi tắm. Tốt nhất bạn nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho chúng ổn định lại tâm lý rồi, bạn hãy đưa trẻ đi tắm.
Sau khi trẻ đi tiêm phòng: Trẻ nhỏ phải tiêm rất nhiều loại vắc-xin phòng chống bệnh, mẹ cần ghi nhớ sau khi tiêm xong, trẻ có một vết thương nhỏ, nếu lúc này vết thương đó tiếp xúc với xà phòng, nước không sạch, vết thương rất dễ nhiễm trùng, sưng tấy. Vì vậy, sau khi trẻ tiêm xong, mẹ đợi một hai ngày sau hãy tắm cho trẻ, hoặc tránh chỗ vết thương, không để tiếp xúc với nước.
Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm: Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.
Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ: Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo, tuy nhiên cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh, trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tắm ngay sau khi vận động: Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ bị ốm. Vì sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể bé ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động khi bé hết mệt và khô hẳn mồ hôi mẹ mới đưa bé đi tắm.
Những lưu ý khi tắm cho bé
Tắm sạch cơ thể cho bé đúng cách và khoa học là vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu. Đây là công việc mà ông bố bà mẹ nào cũng phải trải qua. Trước khi tiến hành, sẽ có một vài lưu ý quan trọng cho các bạn như sau:
- Tắm cho bé đúng thời điểm và đúng cách như được hướng dẫn ở trên. Không nhất thiết phải lựa chọn một giờ giấc cụ thể, cố định nào đó, chỉ cần tắm đúng kĩ thuật trong khoảng thời gian buổi sáng sau 9 h 30, buổi chiều trước 4 h 30 (tùy theo mùa) là được. Quan trọng nhất là phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ.
- Tuyệt đối không tắm khi bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường, không ổn.
- Hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như sữa tắm, khăn lau, quần áo cho bé trước khi bắt đầu tắm. Đây là cách để bé không phải chịu lạnh quá lâu vì phải đợi bố mẹ mình đi lấy thứ này hay món kia.
>>> Xem thêm: Trẻ nhỏ mọc răng sớm hơn có tốt không?
Đến đây chắc hẳn các bậc phụ huynh của chúng ta đã có được giải đáp cụ thể cho vấn đề nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất rồi đúng không nào. Nhìn chung tắm cho các bé không phải là một vấn đề quá mức đơn giản vì công việc này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, nhưng cũng không hề khó khăn đến mức ít ai làm được.
Chỉ cần dành ra vài phút để theo dõi bài viết trên cùng một ít quan sát thì bạn đã có thể trang bị thêm nhiều kiến thức về việc vệ sinh cơ thể cho con mình rồi đấy. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe và nhớ đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nên tắm bé vào lúc nào, lúc mấy giờ là tốt nhất? tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.