Bạn đang xem bài viết Nồi cơm điện nấu cơm không chín – Nguyên nhân và cách khắc phục tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nồi cơm điện là một sản phẩm gia dụng được nhiều người ưa chuộng nhờ thiết kế đơn giản, đẹp mắt với nhiều chức năng hiện đại. Tuy nhiên, đôi lúc, người dùng lại gặp phải tình trạng nồi cơm điện nấu cơm không chín. Vậy chờ gì không tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục ngay!
Lý do khiến nồi cơm điện nấu cơm không chín
Lượng nước quá ít
Nguyên nhân:
Một trong những lỗi sai mà người dùng thường mắc phải khiến nồi cơm điện nấu cơm không chín chính là bạn cho lượng nước quá ít so với lượng gạo dẫn đến cơm khô, thậm chí làm hạt gạo bị sượng và cứng.
Lượng nước quá ít khiến cơm cứng và sượng, không chín đều được
Cách khắc phục:
Để tránh việc cơm chín không đều do lượng nước quá ít, bạn nên kiểm tra lại và căn chỉnh lượng nước nấu cho lần sau, tỉ lệ tối thiểu là 1 chén gạo, 1 chén nước. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tỷ lệ gạo và nước tùy thuộc vào từng loại gạo khác nhau nên khi mua gạo mới về, bạn nên nấu thử và điều chỉnh tỷ lệ phù hợp sao cho cơm ngon nhất.
Bạn nên kiểm tra lại và căn chỉnh thêm lượng nước nấu để cơm được chín đều hơn
Lượng gạo được cho quá nhiều
Nguyên nhân:
Mỗi nồi cơm điện sẽ có công suất và dung tích khác nhau, do đó nếu nấu lượng gạo vượt quá định mức của nồi thì cơm thường chín không đều, dẫn đến tình trạng bị sượng hay sống lớp trên cùng.
Nếu nấu lượng gạo vượt quá định mức dung tích nồi sẽ khiến cơm không chín đều
Cách khắc phục:
Để cơm nấu chín đều bạn nên tuân theo tỉ lệ gạo và nước nấu được ghi trên hướng dẫn của nồi cơm hoặc theo hướng dẫn của sản phẩm gạo. Nếu bạn muốn nấu nhiều gạo hơn, hãy sử dụng nồi cơm lớn hơn hoặc nấu nhiều lần thay vì cho quá nhiều gạo vào cùng một lần.
Đối với nồi cơm nắp gài Sharp 2.2 lít KS-R231STV chỉ cần đong 10 cốc gạo là được
Đáy nồi bị cong vênh
Nguyên nhân:
Một số người trong lúc sử dụng không cẩn thận làm rơi nồi xuống nền, dẫn đến một lực mạnh tác động lên thành nồi thậm chí đáy nồi khiến đáy nồi bị biến dạng và cong vênh.
Ngoài ra, nếu chất lượng nồi kém thì dễ xuất hiện tình trạng trầy xước và móp méo, làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm nấu, gồm cả hiện tượng cơm không chín, cháy hoặc khê.
Trong lúc sử dụng không cẩn thận làm rơi nồi khiến lòng nồi bị cong vênh
Cách khắc phục:
Để giải quyết tai nạn này, bạn có thể liên hệ với trung tâm bảo hành nếu nồi còn hạn bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa, đổi trả hay mua mới. Tùy theo loại nồi mà lòng nồi bán rời sẽ có giá khác nhau, thường bằng khoảng 1/2 – 1/3 giá nồi mới.
Nếu nồi cơm nắp gài Toshiba 1 lít RC-10JH2PV(B) bị cong vênh, bạn hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để sữa chữa
Rơ le nhiệt của nồi bị hỏng
Nguyên nhân:
Rơ le nhiệt bị hư nếu người dùng thường xuyên nấu cơm mà không lau khô phần đáy nồi. Bên cạnh đó, tình trạng này còn diễn ra khi người dùng có thói quen chỉ đặt nồi bằng 1 tay vào trong lòng nồi hoặc nhấn nút Cooknhiều lần khiến rơ le nhiệt bị hỏng.
Thói quen chỉ đặt nồi bằng 1 tay vào trong lòng nồi khiến rơ le dễ hị hỏng
Cách khắc phục:
Bạn nên thay thế rơ le đã hỏng bằng loại mới để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu về cấu tạo nồi thì nên liên hệ trung tâm bảo hành để thay mới rơ le.
Nên dùng hai tay đặt lòng nồi vào nồi nấu để tránh việc rơ le bị hư hỏng
Do dây điện, dây nguồn
Nguyên nhân:
Cầu chì hoặc công tắc bị hư dẫn đến tình trạng thiếu nhiệt khiến cơm không thể được nấu chín. Thêm vào đó, do dây nguồn yếu hoặc hỏng gây ra mất điện áp hoặc nhiễu điện cũng có thể dẫn đến việc nồi cơm không hoạt động ổn định và cơm không chín.
Dây điện, dây nguồn bị hỏng khiến nồi không hoạt động hiệu quả để cơm chín đều được
Cách khắc phục:
Để khắc phục tình trạng trên bạn nên đưa nồi đi bảo hành để được kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa dây điện bên trong nồi cơm. Bên cạnh đó, nếu đầu cắm bị hỏng, bạn có thể cân nhắc thay thế nó bằng một đầu cắm mới.
Nếu đầu cắm của nồi cơm nắp rời Sharp 2.2 lít KSH-D22V bị hư, bạn hãy thay thế ngay lập tức
Sử dụng nồi cơm điện không đúng cách
Nguyên nhân:
Việc sử dụng nồi đúng cách rất quan trọng để cơm được chín đều hơn. Nếu bạn đậy nắp nồi cơm không đúng cách sẽ làm mất nhiệt và gây ra sự biến đổi của quá trình nấu, khiến cơm không chín.
Bên cạnh đó, nếu bạn vo gạo xong nhưng không lau khô đáy của lòng nồi cơm điện hay thói quen dùng những dụng cụ sắc nhọn để múc cơm sẽ khiến cho lớp chống dính dễ bị hỏng, bong tróc, cơm nấu không ngon, không chín đều và nhão.
Nếu bạn dùng 1 tay để đặt lòng nồi có thể khiến thiết bị nhanh hư và cơm sẽ không chín đấy!
Cách khắc phục:
Sau khi sử dụng xong thì bạn cần vệ sinh các bộ phận của nồi cơm điện như: lòng nồi, vỏ ngoài nồi cơm, van thoát hơi và khay hứng nước thừa (nếu có),… để loại bỏ kịp thời bụi và các chất cặn bẩn nhé!
Ngoài ra, cần thực hiện đúng thao tác như lau khô xung quanh nồi trước khi cho vào nấu, dùng cả 2 tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu hoặc đóng chặt nắp nồi khi nấu,… để nồi được hoạt động hiệu quả, cơm được chín đều và ngon hơn.
Thực hiện đúng thao tác lau khô xung quanh nồi trước khi cho vào nấu để nồi được hoạt động hiệu quả
Cách khắc phục đơn giản
Bước 1: Chuyển cơm trong nồi sang nồi nấu khác
Cơm nấu bị sống ăn không được mà bỏ đi thì thấy phí phạm. Bạn có thể hoàn toàn biến cơm sượng sống thành cơm chín mềm ngon có thể dùng ngay bằng cách chuyển sang nồi nấu khác.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một nồi hoặc nồi cơm mới, đảm bảo nồi này sạch sẽ và khô ráo. Sau đó, bạn hãy đặt cơm chưa chín từ nồi cũ vào nồi mới. Đặc biệt, hãy cố gắng đưa cơm vào nồi mới một cách nhẹ nhàng để không làm hỏng cơm nhé!
Bạn nên chuyển cơm trong nồi sang nồi nấu khác nhẹ nhàng để không làm hỏng cơm
Bước 2: Dùng gạo trắng đảo đều vào cơm
Sau đó, bạn cần chuẩn bị gạo trắng đã được rửa sạch rồi đảm bảo phủ gạo lên đều khắp lớp cơm chưa chín trong nồi.
Bạn hãy phủ gạo đã rửa sạch lên đều khắp lớp cơm chưa chín trong nồi
Bước 3: Đặt lên bếp ga và đun với lửa nhỏ
Sau khi phủ gạo trắng đều khắp mặt cơm chưa chín, bạn hãy đậy nắp nồi và tiến hành nấu cơm như bình thường. Khi nồi bắt đầu nấu sôi, giảm lửa xuống nhỏ (lửa nhỏ hoặc lửa vừa) và nấu cho đến khi gạo trắng và cơm chưa chín đều và mềm.
Tiếp đó bạn hãy đậy nắp nồi và tiến hành nấu cơm như bình thường với lửa nhỏ
Bước 4: Đợi cơm chín và thưởng thức
Sau khi nấu xong khoảng 10 – 20 phút, hãy kiểm tra cơm để đảm bảo rằng cơm đã chín. Nếu cần, bạn có thể thêm một ít nước và nấu thêm một chút.
Sau khoảng 10 – 20 phút bạn đã có cơm và và thường thức ngay nhé!
Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục khi nấu cơm không chín do Thcslytutrongst.edu.vn tổng hợp. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nồi cơm điện nấu cơm không chín – Nguyên nhân và cách khắc phục tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.